Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A Nhiệt năng, động năng và thế năng.
B Chỉ có nhiệt năng và động năng.
C Chỉ có động năng và thế năng.
D Chỉ có động năng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Năng lượng mà một vật có do chuyển động gọi là động năng.
+ Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là thế năng hấp dẫn.
+ Cốc nước nóng, hòn than đang cháy, ... có năng lượng dưới dạng nhiệt năng.
Lời giải chi tiết:
Khúc gỗ ở trên cao nên nó có thế năng, nó đang chuyển động xuống dưới nên nó có động năng. Mặt khác, khi trượt xuống, nó ma sát với mặt phẳng nghiêng nên nó có nhiệt năng.
Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB (hình vẽ). Chọn phát biểu đúng.
A Động năng của vật tại A là lớn nhất.
B Thế năng của vật tại B là lớn nhất.
C Động năng của vật tại D là lớn nhất.
D Thế năng của vật tại C là lớn nhất.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết sự chuyển hóa năng lượng.
Lời giải chi tiết:
Phân tích: tại A vừa có động năng và thế năng.
Tại B vật chỉ có thế năng → thế năng tại B là lớn nhất → B đúng.
Tại C vật chỉ có động năng → động năng tại C là lớn nhất.
Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất, quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì
A quả bóng bị Trái Đất hút.
B quả bóng đã bị biến dạng.
C thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
D một phần thế năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết sự chuyển hóa năng lượng.
Lời giải chi tiết:
Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất, quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì một phần thế năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
Trong các máy móc làm biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, năng lượng hữu ích thu được cuối cùng luôn ít hơn năng lượng ban đầu cung cấp cho máy. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao?
A Có. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.
B Có. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần luôn luôn được bảo toàn.
C Không. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần luôn luôn được bảo toàn.
D Không. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Lời giải chi tiết:
Không trái với định luật bảo toàn năng lượng. Vì khi năng lượng ban đầu sẽ chuyển một phần thành năng lượng hữu ích còn một phần chúng sẽ chuyển sang các dạng năng lượng khác, nhưng năng lượng toàn phần luôn được bảo toàn.
Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A Năng lượng khí đốt.
B Năng lượng gió.
C Năng lượng thuỷ triều.
D Năng lượng Mặt Trời.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng ra năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
+ Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.
Lời giải chi tiết:
+ Năng lượng khí đốt là nhiên liệu, không phải năng lượng tái tạo.
+ Năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng Mặt Trời là năng lượng tái tạo.
Cho các năng lượng sau: năng lượng của gió; năng lượng của dầu mỏ; năng lượng của xăng, năng lượng của Mặt Trời. Hãy cho biết năng lượng nào là năng lượng tái tạo?
A năng lượng của gió, năng lượng của Mặt Trời.
B năng lượng của dầu mỏ.
C năng lượng của xăng, năng lượng của Mặt Trời.
D năng lượng của gió, năng lượng dầu mỏ.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng ra năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
+ Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.
Lời giải chi tiết:
Năng lượng của gió, năng lượng của Mặt Trời là năng lượng tái tạo.
Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?
A Nhà máy phát điện gió
B Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời
C Nhà máy thuỷ điện
D Nhà máy nhiệt điện
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về nhiên liệu và năng lượng tái tạo.
Lời giải chi tiết:
Nhà máy nhiệt điện là nhà máy hoạt động bằng cách đốt nhiên liệu. Trong quá trình đốt nhiên liệu, nhiên liệu cháy thải ra môi trường rất nhiều chất độc hại.
Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào?
A Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh.
B Khi cơ thể khoẻ mạnh.
C Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khoẻ mạnh.
D Sau khi khỏi bệnh.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào: Cơ chế phòng bệnh của vaccine
Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen” trước với mầm bệnh (virus đã được làm suy yếu đi) và tìm cách đối phó với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách dễ dàng.
Lời giải chi tiết:
Thời điểm tiêm vaccine phù hợp nhất là trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh.
Quá trình nào sau đây giúp ổn định hàm lượng khí carbon dioxide và khi oxygen trong không khí?
A Hô hấp của các loài sinh vật
B Quang hợp của thực vật
C Thoát hơi nước và quang hợp
D Hô hấp của sinh vật và quang hợp của thực vật
Đáp án: D
Phương pháp giải:
+ Quá trình hô hấp của sinh vật lấy vào khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide
+ Quá trình quang hợp ở thực vật lấy vào khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen.
Lời giải chi tiết:
+ Sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu của quang hợp và ngược lại, như vậy, quá trình hô hấp của sinh vật và quang hợp của thực vật giúp ổn định hàm lượng khí carbon dioxide và khí oxygen trong không khí