Đề khảo sát chất lượng đầu năm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 6

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Đề bài

Câu 1 :

 Đánh dấu × vào những ô đúng hoặc sai ứng với các nội dung sau:

  • A
     a – S; b – Đ; c – Đ; d – Đ.
  • B
     a – S; b – S; c – Đ; d – Đ.
  • C
     a – S; b – S; c – S; d – Đ.
  • D
     a – S; b – Đ; c – S; d – S.
Câu 2 :

Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu?

  • A
     1050 J.
  • B
     350 J.
  • C
     700 J.
  • D
     7000 J.
Câu 3 :

Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có:

  • A
     năng lượng ánh sáng.
  • B
     năng lượng điện.
  • C
     năng lượng nhiệt.
  • D
     động năng.
Câu 4 :

Trong các vật sau đây, vật nào có thể cung cấp năng lượng điện?

  • A
     Quả táo trên cành.
  • B
     Lò xo đang bị nén.
  • C
     Quả bóng đang bay.
  • D
     Pin còn tốt.
Câu 5 :

Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành

  • A
     nhiệt năng
  • B
     quang năng.
  • C
     điện năng.
  • D
     nhiệt năng và quang năng.
Câu 6 :

 Đặt một chiếc thìa inox vào cốc nước nóng, em sẽ thấy chiếc thìa cũng nóng lên. Dạng năng lượng nào đã được truyền từ nước nóng trong cốc cho thìa inox?

  • A
     Năng lượng nhiệt.
  • B
     Năng lượng hóa học.
  • C
     Năng lượng âm thanh.
  • D
     Năng lượng ánh sáng.
Câu 7 :

  Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nào?

  • A
     hóa năng.
  • B
     động năng.
  • C
     nhiệt năng.
  • D
     điện năng.
Câu 8 :

  Khi máy giặt hoạt động, năng lượng hao phí là

  • A
     năng lượng âm và nhiệt năng.
  • B
     động năng.
  • C
     nhiệt năng.
  • D
     năng lượng âm.
Câu 9 :

Năng lượng nào sau đây không phải là năng lượng tái tạo?

  • A
     Năng lượng Mặt Trời.
  • B
     Năng lượng của gió.
  • C
     Năng lượng của than đá.
  • D
     Năng lượng của sóng biển.
Câu 10 :

Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

  • A
     Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.
  • B
     Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học.
  • C
     Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.
  • D
     Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.
Câu 11 :

Khi sử dụng vật liệu bằng cao su, cần chú ý điều gì sau đây?

  • A
     Không nên để chúng ở nơi có nhiều ánh sáng.
  • B
     Không nên để chúng ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
  • C
     Cần cẩn thận để tránh rơi vỡ.
  • D
     Không nên để chúng ở nơi khô ráo.
Câu 12 :

Biện pháp hiệu quả nào sau đây được sử dụng để làm tắt đèn cồn sử dụng trong phòng thí nghiệm?

  • A
     Dùng hơi thổi vào ngọn lửa.
  • B
     Dùng nước để dập tắt ngọn lửa.
  • C
     Dùng nắp đèn cồn đậy lại.
  • D
     Dùng kéo cắt bấc đèn.
Câu 13 :

Nhựa là vật liệu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào sau đây?

  • A
     Dầu mỏ.
  • B
     Đá vôi.
  • C
     Cát.
  • D
     Quặng sắt.
Câu 14 :

Thực phẩm nào sau đây giàu chất đạm?

  • A
     Phô mai.
  • B
     Thịt bò.
  • C
     Rau cải.
  • D
     Lạc.
Câu 15 :

Vitamin tốt cho sự phát triển của xương là

  • A
     vitamin C.
  • B
     vitamin B.
  • C
     vitamin A.
  • D
     vitamin D.
Câu 16 :

Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp, ta dựa vào

  • A
     trạng thái của chất.
  • B
     số lượng chất tạo nên.
  • C
     tính chất của chất.
  • D
     mùi vị của chất.
Câu 17 :

Dầu gội, sữa tắm mà chúng ta sử dụng hằng ngày là

  • A
     dung môi.
  • B
     dung dịch.
  • C
     huyền phù.
  • D
     nhũ tương.
Câu 18 :

Để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển trong quá trình khai thác, người ta sử dụng phương pháp tách chất nào?

  • A
     Chưng cất.
  • B
     Chiết.
  • C
     Lắng - lọc.
  • D
     Cô cạn.
Câu 19 :

Để tách hỗn hợp đậu đen, gạo và vừng ta sử dụng phương pháp

  • A
     Cô cạn.
  • B
     Lọc.
  • C
     Chiết.
  • D
     Chưng cất.
Câu 20 :

Dầu mỡ không tan trong nước nhưng lại tan trong xăng. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
     Dầu mỡ là chất tan của xăng.
  • B
     Dầu mỡ là dung môi của xăng.
  • C
     Dầu mỡ là chất tan của nước.
  • D
     Dầu mỡ là dung môi của nước.
Câu 21 :

“Giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ” là vai trò của

  • A
     Roi
  • B
     Lông
  • C
     Thành tế bào
  • D
     Màng sinh chất
Câu 22 :

Nguyên sinh vật có khả năng tự dưỡng và dị dưỡng là:

  • A
      trùng roi xanh
  • B
      trùng biến hình
  • C
      trùng giày
  • D
      trùng kiết lị và trùng sốt rét.
Câu 23 :

Đặc điểm đặc trưng giúp nhận biết các cây Hạt trần là:

  • A
     Không có hoa
  • B
     Có 2 loại nón
  • C
     Có hạt nằm lộ trên các lá noãn hở
  • D
     Không có quả
Câu 24 :

Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?

  • A
     Hình (1).
  • B
     Hình (2).
  • C
     Hình (3).
  • D
     Hình (4).
Câu 25 :

Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ

  • A
     nấm men.
  • B
     nấm mốc.
  • C
     nấm mộc nhĩ.
  • D
     nấm độc đỏ.
Câu 26 :

Để tránh rêu mọc trong sân gây trơn trượt ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây:

  • A
     Tưới nước, giữ ẩm cho bề mặt sân
  • B
     Hạn chế việc cọ rửa
  • C
     Che nắng cho sân
  • D
     Giữ cho mặt sân khô thoáng, quét nước đọng sau khi mưa
Câu 27 :

Các con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra gồm

  • A
     Tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh
  • B
     Dùng chung đồ với người bệnh
  • C
     Tiếp xúc với bụi, đất bẩn chứa nấm gây bệnh
  • D
     Cả 3 nguyên nhân trên
Câu 28 :

Lựa chọn phương án thích hợp, hoàn thành nhận xét sau:

Rêu là thực vật có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn còn đơn giản. …(1)… không phân nhánh, …(2)… nhỏ và mỏng, …(3)….với những sợi nhỏ ở phía dưới có chức năng hút nước.

  • A
     1 – Thân; 2 – Rễ; 3 – Lá giả
  • B
     1 – Lá; 2 – Thân; 3 – Rễ giả
  • C
     1 – Thân; 2 – Lá; 3 – Rễ giả
  • D
     1 – Thân giả, 2 – Lá; 3 – Rễ
Câu 29 :

 Virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người có hình dạng nào sau đây?

  • A
     Hình đa diện.
  • B
     Hình cầu.
  • C
     Hình que.
  • D
     Hình dấu phẩy.
Câu 30 :

Tại sao nói rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất?

(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen vào không khí giúp con người hô hấp.

(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.

(3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

Các phát biểu đúng là:

  • A
     (1), (2), (3).
  • B
     (2), (3).
  • C
     (1), (2).
  • D
     (1), (3).

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Đánh dấu × vào những ô đúng hoặc sai ứng với các nội dung sau:

  • A
     a – S; b – Đ; c – Đ; d – Đ.
  • B
     a – S; b – S; c – Đ; d – Đ.
  • C
     a – S; b – S; c – S; d – Đ.
  • D
     a – S; b – Đ; c – S; d – S.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.

Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).

Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.

Lời giải chi tiết :

Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng → a sai.

Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J) → b đúng.

Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực → c đúng.

Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao → d đúng.

Câu 2 :

Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu?

  • A
     1050 J.
  • B
     350 J.
  • C
     700 J.
  • D
     7000 J.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính năng lượng để nâng vật nặng 1 N lên cao 1 m và vật nặng 100 N lên cao 7 m.

Lời giải chi tiết :

Để từ tầng 1 lên tầng 3, học sinh phải đi lên độ cao là: 3,5.2 = 7 (m)

Năng lượng để nâng vật nặng 1 N lên cao 1 m là 1 J.

Năng lượng để nâng vật nặng 1 N lên cao 7 m là 7 J.

Năng lượng để nâng vật nặng 100 N lên cao 7 m là 700 J.

Câu 3 :

Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có:

  • A
     năng lượng ánh sáng.
  • B
     năng lượng điện.
  • C
     năng lượng nhiệt.
  • D
     động năng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Năng lượng mà một vật có do chuyển động gọi là động năng.

Lời giải chi tiết :

Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có động năng.

Câu 4 :

Trong các vật sau đây, vật nào có thể cung cấp năng lượng điện?

  • A
     Quả táo trên cành.
  • B
     Lò xo đang bị nén.
  • C
     Quả bóng đang bay.
  • D
     Pin còn tốt.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các nhà máy điện, pin, ... cung cấp năng lượng điện.

Lời giải chi tiết :

Pin còn tốt có thế cung cấp năng lượng điện.

Câu 5 :

Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành

  • A
     nhiệt năng
  • B
     quang năng.
  • C
     điện năng.
  • D
     nhiệt năng và quang năng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết sự chuyển hóa năng lượng.

Lời giải chi tiết :

Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng và quang năng.

Câu 6 :

 Đặt một chiếc thìa inox vào cốc nước nóng, em sẽ thấy chiếc thìa cũng nóng lên. Dạng năng lượng nào đã được truyền từ nước nóng trong cốc cho thìa inox?

  • A
     Năng lượng nhiệt.
  • B
     Năng lượng hóa học.
  • C
     Năng lượng âm thanh.
  • D
     Năng lượng ánh sáng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết sự chuyển hóa năng lượng.

Lời giải chi tiết :

Đặt một chiếc thìa inox vào cốc nước nóng, có nhiệt năng từ nước nóng trong cốc truyền cho thìa inox làm nó nóng lên.

Câu 7 :

  Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nào?

  • A
     hóa năng.
  • B
     động năng.
  • C
     nhiệt năng.
  • D
     điện năng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Năng lượng hao phí thường được sinh ra dưới dạng nhiệt (đôi khi có cả âm thanh hoặc ánh sáng).

Lời giải chi tiết :

Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng.

Câu 8 :

  Khi máy giặt hoạt động, năng lượng hao phí là

  • A
     năng lượng âm và nhiệt năng.
  • B
     động năng.
  • C
     nhiệt năng.
  • D
     năng lượng âm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Năng lượng hao phí thường được sinh ra dưới dạng nhiệt (đôi khi có cả âm thanh hoặc ánh sáng).

Lời giải chi tiết :

Khi máy giặt hoạt động, năng lượng hữu ích là động năng; năng lượng hao phí là nhiệt năng và năng lượng âm.

Câu 9 :

Năng lượng nào sau đây không phải là năng lượng tái tạo?

  • A
     Năng lượng Mặt Trời.
  • B
     Năng lượng của gió.
  • C
     Năng lượng của than đá.
  • D
     Năng lượng của sóng biển.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng ra năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

+ Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.

Lời giải chi tiết :

Năng lượng của than đá không phải năng lượng tái tạo.

Câu 10 :

Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

  • A
     Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.
  • B
     Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học.
  • C
     Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.
  • D
     Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng là làm giảm năng lượng hao phí.

Lời giải chi tiết :

Hoạt động giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình là: dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.

Câu 11 :

Khi sử dụng vật liệu bằng cao su, cần chú ý điều gì sau đây?

  • A
     Không nên để chúng ở nơi có nhiều ánh sáng.
  • B
     Không nên để chúng ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
  • C
     Cần cẩn thận để tránh rơi vỡ.
  • D
     Không nên để chúng ở nơi khô ráo.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất riêng của mỗi vật liệu.

Lời giải chi tiết :

Khi sử dụng các vật liệu bằng cao su cần chú ý không nên để chúng ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian dài.

Câu 12 :

Biện pháp hiệu quả nào sau đây được sử dụng để làm tắt đèn cồn sử dụng trong phòng thí nghiệm?

  • A
     Dùng hơi thổi vào ngọn lửa.
  • B
     Dùng nước để dập tắt ngọn lửa.
  • C
     Dùng nắp đèn cồn đậy lại.
  • D
     Dùng kéo cắt bấc đèn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết điều kiện của sự cháy.

Lời giải chi tiết :

Để tắt đèn cồn sử dụng trong thí nghiệm nên dùng nắp đèn cồn đậy lại để ngăn cho cồn tiếp xúc với oxygen, khi đó ngọn lửa sẽ tự tắt.

Câu 13 :

Nhựa là vật liệu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào sau đây?

  • A
     Dầu mỏ.
  • B
     Đá vôi.
  • C
     Cát.
  • D
     Quặng sắt.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về nguyên liệu.

Lời giải chi tiết :

Nhựa là vật liệu được sản xuất từ dầu mỏ.

Câu 14 :

Thực phẩm nào sau đây giàu chất đạm?

  • A
     Phô mai.
  • B
     Thịt bò.
  • C
     Rau cải.
  • D
     Lạc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về lương thực, thực phẩm.

Lời giải chi tiết :

Thực phẩm giàu chất đạm là thịt bò.

Câu 15 :

Vitamin tốt cho sự phát triển của xương là

  • A
     vitamin C.
  • B
     vitamin B.
  • C
     vitamin A.
  • D
     vitamin D.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về các nhóm chất dinh dưỡng.

Lời giải chi tiết :

Vitamin tốt cho sự phát triển của xương là vitamin D.

Câu 16 :

Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp, ta dựa vào

  • A
     trạng thái của chất.
  • B
     số lượng chất tạo nên.
  • C
     tính chất của chất.
  • D
     mùi vị của chất.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về chất tinh khiết và hỗn hợp.

Lời giải chi tiết :

Chất tinh khiết chỉ chứa một chất, hỗn hợp chứa hai chất trở lên.

Vậy để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp, ta dựa vào số lượng chất tạo nên.

Câu 17 :

Dầu gội, sữa tắm mà chúng ta sử dụng hằng ngày là

  • A
     dung môi.
  • B
     dung dịch.
  • C
     huyền phù.
  • D
     nhũ tương.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cách phân loại hỗn hợp.

Lời giải chi tiết :

Dầu gội, sữa tắm mà chúng ta sử dụng hằng ngày là nhũ tương.

Câu 18 :

Để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển trong quá trình khai thác, người ta sử dụng phương pháp tách chất nào?

  • A
     Chưng cất.
  • B
     Chiết.
  • C
     Lắng - lọc.
  • D
     Cô cạn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết các phương pháp tách chất.

Lời giải chi tiết :

Dầu mỏ là chất lỏng không tan trong nước, có thể tách dầu mỏ khỏi nước bằng phương pháp chiết.

Câu 19 :

Để tách hỗn hợp đậu đen, gạo và vừng ta sử dụng phương pháp

  • A
     Cô cạn.
  • B
     Lọc.
  • C
     Chiết.
  • D
     Chưng cất.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về các phương pháp tách chất.

Lời giải chi tiết :

Vì hỗn hợp đậu đen, gạo và vừng có sự khác nhau về kích thước nên ta sử dụng phương pháp lọc để tách mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.

Câu 20 :

Dầu mỡ không tan trong nước nhưng lại tan trong xăng. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
     Dầu mỡ là chất tan của xăng.
  • B
     Dầu mỡ là dung môi của xăng.
  • C
     Dầu mỡ là chất tan của nước.
  • D
     Dầu mỡ là dung môi của nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về dung dịch, dung môi, chất tan.

Lời giải chi tiết :

Dầu mỡ tan trong xăng nên dầu mỡ là chất tan của xăng.

Câu 21 :

“Giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ” là vai trò của

  • A
     Roi
  • B
     Lông
  • C
     Thành tế bào
  • D
     Màng sinh chất

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chức năng các thành phần của tế bào:

1. Màng tế bào: Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường

2. Tế bào chất: Thực hiện phần lớn các hoạt động sống của TB

3. Vùng nhân: Trung tâm điều khiển các hoạt động sống.

4. Thành tế bào: Bảo vệ vi khuẩn khỏi tác động từ môi trường

5. Lông: Giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ

6. Roi: Giúp vi khuẩn di chuyển

Lời giải chi tiết :

“Giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ” là vai trò của lông.

Câu 22 :

Nguyên sinh vật có khả năng tự dưỡng và dị dưỡng là:

  • A
      trùng roi xanh
  • B
      trùng biến hình
  • C
      trùng giày
  • D
      trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của sinh vật nguyên sinh

Lời giải chi tiết :

Động vật nguyên sinh có khả năng tự dưỡng và dị dưỡng là trùng roi xanh

+ Khi ở ngoài sáng thì tự dưỡng

+ Khi không có ánh sáng thì dị dưỡng.

Câu 23 :

Đặc điểm đặc trưng giúp nhận biết các cây Hạt trần là:

  • A
     Không có hoa
  • B
     Có 2 loại nón
  • C
     Có hạt nằm lộ trên các lá noãn hở
  • D
     Không có quả

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

+ Đặc trưng giúp nhận biết của cây Hạt trần là có hạt nằm lộ trên lá noãn hở.

Câu 24 :

Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?

  • A
     Hình (1).
  • B
     Hình (2).
  • C
     Hình (3).
  • D
     Hình (4).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhận biết nguyên sinh vật.

Lời giải chi tiết :

Hình 1: Trùng giày

Hình 2: Tảo lục

Hình 3: Trùng biến hình

Hình 4: Vi khuẩn E.coli

Vi khuẩn E.coli không phải là nguyên sinh vật.

Câu 25 :

Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ

  • A
     nấm men.
  • B
     nấm mốc.
  • C
     nấm mộc nhĩ.
  • D
     nấm độc đỏ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào vai trò của nấm: Sản xuất thuốc kháng sinh: Nấm mốc xanh.

Lời giải chi tiết :

Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ nấm mốc xanh.

Câu 26 :

Để tránh rêu mọc trong sân gây trơn trượt ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây:

  • A
     Tưới nước, giữ ẩm cho bề mặt sân
  • B
     Hạn chế việc cọ rửa
  • C
     Che nắng cho sân
  • D
     Giữ cho mặt sân khô thoáng, quét nước đọng sau khi mưa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm đời sống của Rêu: Rêu chỉ có thể phát triển được ở môi trường ẩm ướt.

Lời giải chi tiết :

Để hạn chế việc rêu mọc trên sân, gây trơn trượt, ta cần giữ cho mặt sân khô ráo, thoáng, hạn chế việc đọng nước sau khi mưa.

Câu 27 :

Các con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra gồm

  • A
     Tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh
  • B
     Dùng chung đồ với người bệnh
  • C
     Tiếp xúc với bụi, đất bẩn chứa nấm gây bệnh
  • D
     Cả 3 nguyên nhân trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra.

Lời giải chi tiết :

Các con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra.

+ Tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh

+ Dùng chung đồ với người bệnh

+ Tiếp xúc với bụi, đất bẩn chứa nấm gây bệnh

Câu 28 :

Lựa chọn phương án thích hợp, hoàn thành nhận xét sau:

Rêu là thực vật có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn còn đơn giản. …(1)… không phân nhánh, …(2)… nhỏ và mỏng, …(3)….với những sợi nhỏ ở phía dưới có chức năng hút nước.

  • A
     1 – Thân; 2 – Rễ; 3 – Lá giả
  • B
     1 – Lá; 2 – Thân; 3 – Rễ giả
  • C
     1 – Thân; 2 – Lá; 3 – Rễ giả
  • D
     1 – Thân giả, 2 – Lá; 3 – Rễ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của thực vật thuộc ngành Rêu:

+ Rêu đã có các cơ quan phân hóa thực hiện chức năng nhưng cấu tạo vẫn còn đơn giản.

+ Thân ngắn, không phân nhánh và chưa có mạch dẫn.

+ Lá nhỏ, mỏng, chưa có mạch dẫn

+ Rễ là rễ giả với những sợi nhỏ, hút nước cho cây.

Lời giải chi tiết :

Rêu là thực vật có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn còn đơn giản. thân không phân nhánh, lá nhỏ và mỏng, rễ giả với những sợi nhỏ ở phía dưới có chức năng hút nước.

Câu 29 :

 Virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người có hình dạng nào sau đây?

  • A
     Hình đa diện.
  • B
     Hình cầu.
  • C
     Hình que.
  • D
     Hình dấu phẩy.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hình dạng của virus.

Lời giải chi tiết :

Virus corona có hình cầu.

Câu 30 :

Tại sao nói rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất?

(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen vào không khí giúp con người hô hấp.

(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.

(3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

Các phát biểu đúng là:

  • A
     (1), (2), (3).
  • B
     (2), (3).
  • C
     (1), (2).
  • D
     (1), (3).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lá phổi có vai trò: Trao đổi không khí cho cơ thể.

Cây xanh có quá trình quang hợp sử dụng khí CO2 và tạo ra khí O2 góp phần điều hoà lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí.

Lời giải chi tiết :

Nói: rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất vì

(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen vào không khí giúp con người hô hấp.

(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.

close