Bài 31.1; 31.2; 31.3; 31.4; 31.5; 31.6 trang 71 SBT Hóa học 12

Bài 31.1; 31.2; 31.3; 31.4; 31.5; 31.6 trang 71 Sách bài tập Hóa học 12 - Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Ion Fe3+ có cấu hình electron là

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 31.1.

Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Ion Fe3+ có cấu hình electron là

A. [Ar]3d64s2.                 B. [Ar]3d6.

C. [Ar]3d34s2                  D. [Ar]3d5.

Phương pháp giải:

Viết cấu hình electron của Fe

Từ đó suy ra cấu hình electron của Fe3+

Lời giải chi tiết:

Fe (z = 26): [Ar]3d64s2

\( \to\) Fe3+: [Ar]3d5

\( \to\) Chọn D.

Câu 31.2.

Fe có thể tác dụng hết với dung dịch chất nào sau đây ?

A. AlCl3.                    B. FeCl3.

C. FeCl2.                   D. MgCl2.

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất của Fe

Lời giải chi tiết:

Fe + 2FeCl3 \( \to\) 3FeCl2

\( \to\) Chọn B.

Câu 31.3.

Cho 1,4 g kim loại X tác dụng với dung dịch HCl thu được dung dịch muối trong đó kim loại có số oxi hoá +2 và 0,56 lít H2 (đktc). Kim loại X là

A. Mg.                                   B. Zn.

C. Fe.                                    D. Ni.

Phương pháp giải:

Viết phương trình phản ứng

Tính số mol của kim loại X theo H2

Suy ra nguyên tử khối của X và kết luận.

Lời giải chi tiết:

X + 2HCl \( \to\) XCl2 + H2

\({n_{{H_2}}} = \dfrac{{0,56}}{{22,4}} = 0,025\,\,mol\)

Theo phương trình, \({n_X} = {n_{{H_2}}} = 0,025\,\,mol\)

\( \to {M_X} = \dfrac{{1,4}}{{0,025}} = 56\)

\( \to\) X là Fe

\( \to\) Chọn C.

Câu 31.4.

Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là

A. 11,2.                              B. 1,12.

C. 0,56.                              D. 5,60.

Phương pháp giải:

Áp dụng bảo toàn electron tìm số mol của Fe

Tính khối lượng của Fe

Lời giải chi tiết:

Fe \( \to\) Fe3+                  N+5 + 3e \( \to\) N+2

Áp dụng bảo toàn electron: 3.nFe = 3nNO

\( \to\) nFe = nNO = 0,02 mol

\( \to\) m = 0,02.56 = 1,12 gam

\( \to\) Chọn B.

Câu 31.5.

Cho 8 g hỗn hợp bột kim loại Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là

A. 22,25 g.                       B. 22,75 g.

C. 24,45 g.                       D. 25,75 g.

Phương pháp giải:

Ta thấy số mol nguyên tử H trong H2 = số mol Cl- tạo muối

Áp dụng bảo toàn khối lượng: mmuối = mKL + mgốc axit

Lời giải chi tiết:

\({n_{{H_2}}} = {{5,6} \over {22,4}} = 0,25\left( {mol} \right) \Rightarrow {n_H} = 0,5\,mol\)

Khi có 0,5 mol nguyên tử H thoát ra thì cũng có 0,5 mol ion Cl- tạo muối.

mmuối = mkim loại + mgốc axit

mmuối = 8 + 35,5. 0,5 = 25,75 (g)

\( \to\) Chọn D.

Câu 31.6.

Cho m gam hỗn hợp Al và Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít NO duy nhất (đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp này phản ứng với dung dịch HCl thu được 2,80 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 8,30.                         B. 4,15.                  

C. 4,50.                         D. 6,95.

Phương pháp giải:

Gọi số mol Al và Fe lần lượt là x và y mol

Lập phương trình số mol NO

Lập phương trình số mol H2

Giải hệ phương trình, tìm được số mol Al và Fe

Từ đó tính được khối lượng hỗn hợp kim loại

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& \overline M + 4HN{O_3} \to \overline M {\left( {N{O_3}} \right)_3} + NO + 2{H_2}O \cr 
& 0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\left( {mol} \right) \cr 
& 2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \cr 
& x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{3x} \over 2}\left( {mol} \right) \cr 
& Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \cr 
& y\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,y\left( {mol} \right) \cr 
& x + y = 0,1 \Rightarrow 3x + 3y = 0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \cr 
& {{3x} \over 2} + y = {{2,8} \over {22,4}} \Rightarrow 3x + 2y = 0,25\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \cr} \)

Từ (1) và (2) ⟹ y = 0,05; x = 0,05

m = 27. 0,05 + 56. 0,05 = 4,15 (g)

\( \to\) Chọn B.

Loigiaihay.com

  • Bài 31.7; 31.8; 31.9; 31.10 trang 72 SBT Hóa học 12

    Bài 31.7; 31.8; 31.9; 31.10 trang 72 Sách bài tập Hóa học 12 - Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

  • Bài 31.11; 31.12; 31.13; 31.14 trang 73 SBT Hóa học 12

    Bài 31.11; 31.12; 31.13; 31.14 trang 73 Sách bài tập Hóa học 12 - Phương trình hoá học nào dưới đây viết sai ?

  • Bài 31.15 trang 73 SBT Hóa học 12

    Giải bài 31.15 trang 73 Sách bài tập hóa học 12 - Tính chất hoá học cơ bản của sắt là gì ? Nguyên nhân ? Lấy các thí dụ để minh hoạ.

  • Bài 31.16 trang 74 SBT Hóa học 12

    Giải bài 31.16 trang 74 Sách bài tập hóa học 12 - Đốt một kim loại trong bình kín đựng khí clo thu được 32,5 g muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Hãy xác định tên của kim loại đã dùng.

  • Bài 31.17 trang 74 SBT Hóa học 12

    Bài 31.17 trang 74 Sách bài tập Hóa học 12 - Sắt tác dụng như thế nào với dung dịch đặc và loãng của các axit HCl, H2SO4, HNO3 ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close