Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà

Câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế đó là từ chính sự yêu thương con cái một cách thái quá của người bà, người mẹ; họ đã yêu thương, nuông chiều quá mức để những đứa con ấy trở nên hư hỏng, bướng bỉnh. Câu này nói lên nhược điểm của bà, mẹ trong quá trình dạy con nhưng không có nghĩa là phủ nhận vai trò nuôi dạy con của người phụ nữ, không hề có ý nói rằng phụ nữ thì không biết dạy con.

Giải thích thêm
  • Hư: có những tính xấu, tật xấu khó sửa
  • Tại: từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của việc được nói đến

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con không cha thì con trễ, cây không rễ thì cây hư

    Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của người cha, cha với con như cây với cành, là cội nguồn, là chỗ dựa cho con. Vì vậy, thiếu vắng cha, người con dường như cũng chậm trễ hơn so với các bạn cùng trang lứa có đầy đủ cả bố và mẹ.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con lên ba, mẹ sa xương sườn

    Câu tục ngữ diễn tả công lao to lớn ẵm bồng, nuôi nấng vất vả của người mẹ. Khi đứa trẻ lên 3 tuổi mới biết tự chơi, rời tay mẹ.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông

    Câu tục ngữ ý chỉ vợ chồng già ở với nhau sống tốt hơn là sống với con cái. Hai vợ chồng già chăm sóc nhau, sống bằng tình cảm vợ chồng sẽ chu đáo, thoải mái hơn là con chăm sóc cha, mẹ - người già, lớn tuổi, bệnh tật.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Công cha nghĩa mẹ

    Đó là công sinh thành, dưỡng dục; ơn mang nặng đẻ đau và công ơn nuôi dưỡng, tình cảm yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con cái. Câu tục ngữ này vẫn được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống để chúng ta hiểu được sự vất vả của bố mẹ khi nuôi con cái trưởng thành.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Đời cha ăn mặn, đời con khát nước

    Câu tục ngữ muốn cảnh tỉnh con người cần sống có ích không nên làm những điều thất đức, những điều ác, điều xấu. Bởi “ ác giả ác báo”, chúng ta nếu làm những điều xấu xa, ác độc thì chắc chắn theo quy luật nhân quả, những điều xấu ấy sẽ vận vào chính chúng ta và con cháu chúng ta sau này.

Quảng cáo
close