Đời cha ăn mặn, đời con khát nước

Nghĩa đen: khi có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá mặn sẽ làm hại sức khỏe con cái, làm đứa con khát nước

Nghĩa bóng: khi đời cha mẹ làm điều xấu xa, thất đức thì đời con cháu sẽ gặp phải điều không may mắn, cuộc sống khó khăn.

Câu tục ngữ muốn cảnh tỉnh con người cần sống có ích không nên làm những điều thất đức, những điều ác, điều xấu. Bởi “ ác giả ác báo”, chúng ta nếu làm những điều xấu xa, ác độc thì chắc chắn theo quy luật nhân quả, những điều xấu ấy sẽ vận vào chính chúng ta và con cháu chúng ta sau này.

Giải thích thêm
  • Đời cha: thế hệ đi trước, người lớn trong phạm vi gia đình
  • Mặn: có vị như vị của muối biển
  • Đời con: thế hệ đi sau, con cháu trong gia đình
  • Khát: có cảm giác cần uống nước

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Hổ dữ không ăn thịt con

    Hổ hung dữ là thế nhưng “máu chảy ruột mềm” hổ vẫn yêu thương và bảo vệ con của mình. Câu tục ngữ suy rộng ra có nghĩa là đến con hổ tàn bạo như thế còn không ăn thịt con mình thì trên đời này, không người mẹ nào đối xử nhẫn tâm với con mình được. Đồng thời qua đó phê phán những bậc cha mẹ, người thân đối xử tệ bạc với các con, các cháu với “máu mủ ruột thịt” trong chính gia đình mình.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại

    Câu tục ngữ khẳng định ba người yêu thương con, cháu nhất hay nói cách khác, câu tục ngữ thể hiện mức độ tình cảm trong quan hệ gia đình, thân thuộc.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Nuôi con trong dạ mang vạ vào thân

    Câu tục ngữ nhắc nhở người phụ nữ khi mang thai phải hết sức chú ý ăn uống. Bởi lẽ có thai nghén cần phải kiêng giữ gìn hết sức cận trọng, tránh xảy ra nguy hiểm.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Phúc đức tại mẫu

    Câu tục ngữ có thể hiểu là “phúc đức từ người mẹ mà ra”. Phúc đức là “điều tốt lành để lại do con cháu do ăn ở tốt, theo quan niệm truyền thống”. Như vậy, ông bà ta xưa cho rằng người mẹ nếu ăn ở tốt sẽ để lại những điều tốt lành cho con.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Trẻ cậy cha, già cậy con

    Câu tục ngữ nghĩa là con cái khi còn bé thì được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, nuôi nấng, khi cha mẹ già yếu thì sẽ có con cái để nương tựa. Câu nói này thể hiện truyền thống lâu đời của nhân dân ta: cha mẹ yêu thương che chở con cái, con cái lớn lên sẽ báo hiếu, phụng dưỡng cha mẹ mình.

Quảng cáo
close