Sông quê trang 17, 18 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

Hãy đọc và giải các câu đố sau. Các câu đố trên nói về cảnh vật, con vật ở đâu. Chọn ý đúng. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê. Tìm những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương. Những âm thanh nào đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông. Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương như thế nào. học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung

Bài thơ miêu tả cảnh dòng sông quê hương mộc mạc, tươi đẹp và tình cảm của bạn nhỏ dành cho dòng sông.

 

Phần I

Chia sẻ:

Câu 1: Hãy đọc và giải các câu đố sau:

a) Cánh gì cánh chẳng biết bay

Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi

Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi

Bát cơm trắng dẻo, đĩa xôi thơm bùi?

(Là gì?)

b) Thân thì bé nhỏ

Bụng có ngọn đèn

Tỏa sáng về đêm

Những hôm tối mịt.

(Là con gì?)

c) Bằng cái vung

Vùng xuống ao

Đào không thấy

Lấy chẳng được. 

(Là gì?)

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

a) Cánh đồng

b) Con đom đóm

c) Mặt trăng 

Câu 2

Câu 2: Các câu đố trên nói về cảnh vật, con vật ở đâu? Chọn ý đúng:

a) Ở thành phố.

b) Ở nông thôn.

c) Ở ngoài biển. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Chọn b) Ở nông thôn 

Phần II

Bài đọc:

Sông quê

Gió chiều ru hiền hòa

Rung bờ tre xào xạc

Bầy sẻ vui nhả nhạc

Rộn rã khúc sông quê.

 

Ngày hai buổi đi về

Qua cầu tre lắt lẻo

Tiếng bạn cười trong trẻo

Vang vọng hai bờ sông.

Và câu hò mênh mông

Lắng tình quê tha thiết

Thuyền nan nghèo dăm chiếc

Lặng lờ trôi trong chiều...

 

Hỡi dòng sông thương yêu

Trải mình theo năm tháng

Cho em cùng bè bạn

Soi bóng mình tuổi hoa! 

NGUYỄN LIÊN CHÂU

Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ, hình ảnh cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê là: bờ tra xào xạc, khúc sông quê, cầu tre lắt léo, thuyền nan lặng lờ trôi. 

Câu 2

Câu 2: Tìm những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương?

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ để tìm những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương. 

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương là: 

Và câu hò mênh mông

Lắng tình quê tha thiết

Thuyền nan nghèo dăm chiếc

Lặng lờ trôi trong chiều... 

Câu 3

Câu 3: Những âm thanh nào đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Những âm thanh đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho khúc sông quê là: 

- Bầy sẻ vui nhả nhạc / Rộn rã khúc sông quê.

- Tiếng bạn cười trong trẻo / Vang vọng hai bờ sông. 

Câu 4

Câu 4: Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương như thế nào?

- Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.  

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ cuối để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương là: Dòng sông gắn liền với tuổi thơ, tuổi thanh xuân tươi đẹp của bản nhỏ. 

Hỡi dòng sông thương yêu

Trải mình theo năm tháng

Cho em cùng bè bạn

Soi bóng mình tuổi hoa!  

Phần IV

Luyện tập:

Câu 1: Tìm các từ có nghĩa giống những từ ngữ sau: 

- Trong trẻo

- Tuổi hoa

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và tìm các từ có nghĩa giống với các từ trên. 

Lời giải chi tiết:

- Trong trẻo: trong veo, tinh khôi, tinh khiết, trong sáng,...

- Tuổi hoa: thời niên thiếu, tuổi thanh xuân,... 

Câu 2

Câu 2: Đóng vai bạn nhỏ trong bài thơ, đặt câu cảm để bày tỏ:

a) Cảm xúc của em về cảnh đẹp của dòng sông. 

b) Cảm xúc của em về tiếng hò trên dòng sông.

c) Tình cảm của em với dòng sông quê hương. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.   

Lời giải chi tiết:

a) Cảm xúc của em về cảnh đẹp của dòng sông:

Ôi! Phong cảnh dòng sông mới yên bình làm sao!

b) Cảm xúc của em về tiếng hò trên dòng sông:

Tiếng hò thật da diết!

c) Tình cảm của em với dòng sông quê hương:

Em yêu dòng sông quê em! 

Quảng cáo
close