Người chạy cuối cùng trang 104 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diềuNhân vật “tôi” làm nhiệm vụ gì trong cuộc thi ma-ra-tông? Người chạy cuối cùng có gì đặc biệt? Tìm trong bài những chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” khi theo dõi người chạy cuối cùng. Vì sao hình ảnh người chạy cuối cùng có thể tiếp thêm động lực cho nhân vật “tôi” mỗi lúc gặp khó khăn? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung
Phần I Bài đọc: Người chạy cuối cùng
Cuộc đua ma-ra-tông hằng năm diễn ra vào mùa hè. Tôi có nhiệm vụ ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi ai đó cần được chăm sóc y tế. - Chúng ta sẽ theo sau người chạy cuối cùng. Anh lái xe chầm chậm thôi nhé! – Tôi nói với người lái xe. Đoàn người dần tăng tốc, xe chúng tôi bám theo sau. Ở cuối đoàn đua là một phụ nữ mặc áo thể thao màu xanh da trời. Đôi chân của chị bị tật, tưởng chừng không thể nào bước đi được, nói gì đến chạy. Nhìn chị chật vật nhích từng bước một, mặt đỏ bừng như lửa mà tôi nín thở, rồi tự dưng reo hò: “Cố lên! Cố lên!”. Tôi vừa sờ sợ, vừa phấn khích, vừa ngưỡng mộ dõi theo chị đang kiên trì và quả quyết vượt qua những mét cuối cùng. Vạch đích đã hiện ra. Ai đó đã chăng một sợi ruy băng hồng ngang đường. Người phụ nữ chầm chậm băng qua. Sợi ruy băng tung ra, bay phấp phới sau lưng chị như đôi cánh. Cuộc đua đã kết thúc từ lâu, nhưng ấn tượng về chị thì còn mãi. Với chị, điều quan trọng không phải là chiến thắng những người khác, mà là chiến thắng bệnh tật của mình. Mỗi lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, hình ảnh “người chạy cuối cùng” lại tiếp thêm động lực cho tôi. Theo ĐỖ ANH KHOA Phần II Đọc hiểu: Câu 1: Nhân vật “tôi” làm nhiệm vụ gì trong cuộc thi ma-ra-tông? Phương pháp giải: Em đọc từ “Cuộc đua ma-ra-tông hàng năm” đến “chăm sóc y tế”. Lời giải chi tiết: Nhân vật “tôi” làm nhiệm vụ ngồi trong xe cứu thương, chăm sóc y tế cho các vận động viên trong cuộc thi ma-ra-tông. Câu 2 Câu 2: Người chạy cuối cùng có gì đặc biệt? Phương pháp giải: Em đọc từ “Đoàn người dần tăng tốc” đến “nói gì đến chạy”. Lời giải chi tiết: Người chạy cuối cùng có điểm đặc biệt là: Đôi chân của chị bị tật. Câu 3 Câu 3: Tìm trong bài những chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” khi theo dõi người chạy cuối cùng. Phương pháp giải: Em đọc từ “Nhìn chị chật vật” đến “những mét cuối cùng”. Lời giải chi tiết: Những chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” khi theo dõi người chạy cuối cùng là: Nhìn chị chật vật nhích từng bước một, mặt đỏ bừng như lửa mà tôi nín thở, rồi tự dưng reo hò: “Cố lên! Cố lên!”. Tôi vừa sờ sợ, vừa phấn khích, vừa ngưỡng mộ dõi theo chị. Câu 4 Câu 4: Vì sao hình ảnh người chạy cuối cùng có thể tiếp thêm động lực cho nhân vật “tôi” mỗi lúc gặp khó khăn? Phương pháp giải: Em đọc từ “Cuộc đua đã kết thúc” đến “thêm động lực cho tôi”. Lời giải chi tiết: Hình ảnh người chạy cuối cùng có thể tiếp thêm động lực cho nhân vật “tôi” mỗi lúc gặp khó khăn vì: người chạy cuối cùng giúp nhân vật “tôi” nhận ra rằng điều quan trọng không phải là chiến thắng những người khác, mà là chiến thắng bản thân mình. Phần III Luyện tập: Câu 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Chúng được so sánh về đặc điểm gì? a) Mặt chị đỏ bừng như lửa. b) Sợi ruy băng bay phấp phới như đôi cánh. Phương pháp giải: Em dựa vào kiến thực đã học để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: a) Mặt chị đỏ bừng như lửa: Mặt được so sánh với lửa. Được so sánh về đặc điểm: đỏ bừng. b) Sợi ruy băng bay phấp phới như đôi cánh: sợi ruy băng được so sánh với đôi cánh. Được so sánh về đặc điểm: bay phấp phới. Câu 2 Câu 2: Xếp các bộ phận của mỗi câu trên vào ô thích hợp trong bảng sau: Phương pháp giải: Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3: Tìm các câu khiến trong bài đọc. Phương pháp giải: Em đọc bài đọc để tìm các câu khiến. Lời giải chi tiết: Các câu khiến trong bài đọc là: - Anh lái xe chầm chậm thôi nhé! - Cố lên! Cố lên!
Quảng cáo
|