Nhận và gọi điện thoại trang 48 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

Đọc và trả lời câu hỏi. Vì sao Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên? Chọn ý đúng. Cách nói trên điện thoại có điểm gì khác cách nói chuyện bình thường? Chọn ý đúng. Cùng bạn đóng vai gọi điện thoại hỏi thăm hoặc chúc mừng một người thân.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trao đổi:

NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI

Đọc và trả lời câu hỏi: 

Điện thoại

Đang học bài, Tuấn bỗng nghe tiếng chuông điện thoại. Chưa tới hồi chuông thứ ba, em đã đến bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp vào tai:

- Cháu là Tuấn đây ạ. 

Ở đầu dây đằng kia là giọng nói ấm áp của ông ngoại:

- Chào cháu! Ông đây!

- Cháu chào ông ạ! Ông ơi, ông có khỏe không?

- Ông khỏe. Ông gọi để nhắc mẹ cháu đưa em Kem đi tiêm phòng.

- Vâng ạ. Cháu sẽ ghi lại. Lát nữa bố mẹ về, cháy sẽ nhắc ngay.

Rồi Tuấn nhanh nhảu khoe:

- Ông ơi, cháu được cô giáo khen vì làm bài sáng tạo.

- Ồ, cháu của ông giỏi quá! Ông chúc mừng cháu nhé!

- Cháu cảm ơn ông.

- Ông chào cháu!

- Cháu chào ông ạ! 

LÊ MINH

a) Vì sao Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên? Chọn ý đúng:

- Vì Tuấn chưa biết ai gọi điện thoại cho mình.

- Vì Tuấn chưa biết người gọi điện thoại muốn nói chuyện gì.

- Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.

b) Cách nói trên điện thoại có điểm gì khác cách nói chuyện bình thường? Chọn ý đúng:

- Nói năng lễ phép.

- Nói ngắn gọn.

- Nói thật to.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

a) Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên:

- Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.

b) Cách nói trên điện thoại có điểm khác cách nói chuyện bình thường là:

- Nói năng lễ phép. 

Câu 2

Cùng bạn đóng vai gọi điện thoại hỏi thăm hoặc chúc mừng một người thân.

a) Phân vai: người gọi điện, người nhận điện.

b) Các vai thực hiện việc phù hợp:

- Nhấn số để gọi.

- Nói lời hỏi thăm hoặc chúc mừng.

- Nói lời đáp.

c) Đổi vai sau mỗi cuộc điện thoại. 

Phương pháp giải:

Em thực hành cùng bạn theo yêu cầu của đề bài.  

Lời giải chi tiết:

Em cùng các bạn cùng hoàn thành tại lớp.  

  • Cha sẽ luôn ở bên con trang 49, 50 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

    Chuyện gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất? Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng? Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả gì? Chi tiết nào cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình?Tìm câu hỏi trong bài và cho biết. Những từ ngữ nào cho em biết đó là câu hỏi? Cuối câu hỏi có dấu câu gì. Đặt một câu hỏi để hỏi về việc làm của người cha (hoặc của những người đã can ngăn hay đã giúp đỡ ông).

  • Kể chuyện em và người thân trang 51 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

    Nói theo 1 trong 2 đề sau. Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân). Kể một câu chuyện về việc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải. Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân) hoặc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.

  • Quạt cho bà ngủ trang 52 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

    Vì sao bạn nhỏ trong bài thơ mong chích chòe đừng hót? Bạn nhỏ làm gì để chăm sóc bà? Câu thơ nào cho em biết điều đó? Tìm những từ ngữ tả cảnh không khí yên tĩnh trong nhà, ngoài vườn. Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán biết như vậy? Học thuộc lòng bài thơ. Dựa theo nội dung bài thơ, hãy viết một câu nói về việc bạn nhỏ (hoặc ngấn nắng, cốc chén) đã làm để bà được ngủ ngon. Cho biết câu em viết thuộc mẫu câu nào.

  • Nghe - viết: Trong đêm bé ngủ trang 53 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

    Nghe – viết. Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 11 chữ trong bảng sau. Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp.

  • Em đọc sách báo trang 54 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều

    Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn) em đọc ở nhà về tình cảm gia đình. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

Quảng cáo
close