Trao đổi: Em đọc sách báo trang 75 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về đề tài bảo vệ Tổ quốc mà em đã đọc ở nhà. Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về đề tài bảo vệ Tổ quốc mà em đã đọc ở nhà.

Mẫu:

Gửi theo các chú bộ đội

Cháu nghe chú đánh những đâu

Những tàu chiến cháy, những tàu bay rơi

Đến đây chỉ thấy chú cười

Chú đi dánh nước, chú ngồi đánh bi.

 

Rồi từ nhà cháu, chú đi

Lúa chiêm vào mẩy, chim ri bay về

Nghiêng nghiêng buồng chuối bên hè

Rặng tre, bãi mía bốn bề vẫy theo...

 

Chú qua bao suối bao đèo

Đến nay chắc đã thêm nhiều chiến công

Ngoài này cháu đứng cháu trông

Những đêm súng nổ, lửa hồng chân mây.

 

Cháu về lớp cũ, tường xây

Thông hào luồn dưới bóng cây xanh rờn

Chú đi phá nốt bốt đồn

Cuối trời còn giặc, chú còn ra đi.

 

Vẫn mong ngày chú trở về

Lại ngồi với cháu bên hè đánh bi...

TRẦN ĐĂNG KHOA

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Em có thể tìm đọc, sưu tầm một số bài thơ, câu chuyện như: Chú bộ đội của em, Anh bộ đội cụ Hồ, Chú bộ đội hành quân trong mưa, Bố em là lính biển, Chú giải phóng quân,...

Chú bộ đội hành quân trong mưa

Mưa rơi, mưa rơi

Lộp bộp, lộp bộp

Áo dù có ướt

Vội đi, vẫn đi.

Đường ra mặt trận

Còn dài, còn dài

Cho dù mưa rơi

Chú vẫn đi tới.

Chú đi trong đêm

Long lanh sao đỏ

Như ngọn đèn nhỏ

Soi đường hành quân.

Mưa rơi, mưa rơi

Áo dù có ướt

Vẫn đi, vẫn đi

Chân dồn dập bước. 

VŨ THÙY LINH

Câu 2

Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.

Gợi ý:

- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó? Vì sao?

- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì? 

Phương pháp giải:

Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.  

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”, em rất thích hình ảnh ở các câu thơ:

Chú đi trong đêm

Long lanh sao đỏ

Như ngọn đèn nhỏ

Soi đường hành quân.

Trong đoạn thơ có hình ảnh chú bộ đội hành quân trong đêm, không ngại mưa rơi, lạnh giá, trên đầu chú đội chiếc mũ cối đặc trưng của bộ đội có in hình ngôi sao năm cánh, soi đường chú hành quân. 

  • Ở lại với chiến khu trang 76, 77 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ. Vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói. Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng như thế nào. Chi tiết nào trong bài khiến em cảm động. Vì sao.Tìm trong lời của nhân vật Mừng một câu khiến. Chuyển câu “Chúng em xin ở lại.” thành một câu khiến. Tìm các bộ phận của câu ứng với mỗi cột trong bảng dưới đây.

  • Người chiến sĩ trang 78 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu. Trang trí cho bài viết hoặc gắn tranh vẽ của em. Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về một chiến sĩ quân đội. Gắn ảnh em sưu tầm hoặc tranh vẽ của em.

  • Nghe - viết: Trần Bình Trọng trang 74 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Nghe – viết. Chọn chữ phù hợp với ô trống. Chữ l hay n. Chữ v hay d. Thi tìm nhanh những từ gồm 2 tiếng.

  • Trận đánh trên không trang 72, 73 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Chú Lương và chú Sáu là ai? Họ có nhiệm vụ gì. Em hiểu những lời đối thoại ở đoạn 1 và đoạn 2 là của ai. Máy bay địch đã bị chiếc Mích của ta hạ gục như thế nào. Những chi tiết nào nói lên lòng dũng cảm và quyết tâm của các chiến sĩ hạ gục máy bay địch. Những câu nào trong bài đọc là lời nói của nhân vật. Dấu câu nào cho em biết điều đó. Chọn dấu câu phù hợp để thay ngôi sao trong câu dưới đây. Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang.

  • Viết về người anh hùng trang 71 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Viết đoạn văn về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết. Giới thiệu và bình chọn những đoạn văn hay.

Quảng cáo
close