Trận bóng trên đường phố trang 37, 38 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diềuTìm đoạn văn ứng với mỗi ý sau: Trận bóng gây nguy hiểm cho người chơi bóng. Sự ân hận của Quang. Trận bóng gây nguy hiểm cho người đi đường. Vì sao Quang cảm thấy ân hận. Tìm những chi tiết thể hiện điều đó. Em có đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố không. Vì sao. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì. Tìm các dấu ngoặc kép trong bài. Mỗi dấu ngoặc kép đó được dùng để làm gì. Truyện vui sau đây còn thiếu một số dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ hoặc câu được trích dẫn. Em hãy c Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung
Phần I Bài đọc: Trận bóng trên đường phố Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang lấy được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi, Vũ chuyền bóng cho Long. Long dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng “kít...ít” làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Sợ quá, cả bọn chạy tán loạn. Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ lại hò nhau xuống lòng đương. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút. Quả bóng đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác mắng: - Chỗ này là chỗ chơi bóng à? Đám học trò sợ hãi bỏ chạy. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi dìu ông cụ lên xe. Quang sợ tái cả người. Cậu bỗng thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi...! Cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ.”. Theo NGUYỄN MINH Phần II Đọc hiểu: Câu 1: Tìm đoạn văn ứng với mỗi ý sau: a) Trận bóng gây nguy hiểm cho người chơi bóng. b) Sự ân hận của Quang. c) Trận bóng gây nguy hiểm cho người đi đường. Phương pháp giải: Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: a) Trận bóng gây nguy hiểm cho người chơi bóng: Từ “Trận đấu vừa bắt đầu” đến “cả bọn chạy tán loạn”. b) Sự ân hận của Quang: “Một chiếc xích lô xịch tới” đến “Cháu xin lỗi cụ”. c) Trận bóng gây nguy hiểm cho người đi đường: “Nhưng chỉ được một lát” đến “sợ hãi bỏ chạy”. Câu 2 Vì sao Quang cảm thấy ân hận? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó. Phương pháp giải: Em đọc đoạn 3 của bài đọc. Lời giải chi tiết: Quang cảm thấy ân hận vì đã lỡ đá bóng vào ông cụ. Những chi tiết thể hiện điều đó: Quang sợ tái cả người. Cậu bỗng thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi...! Cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ.” Câu 3 Em có đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố không? Vì sao? Phương pháp giải: Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình. Lời giải chi tiết: Em không đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố. Vì đường phố không phải nơi để chơi bóng. Nó có nhiều xe cộ, nhiều người đi đường, chơi bóng trên đường phố sẽ gây nguy hiểm cho mọi người và cả bản thân người chơi bóng. Câu 4 Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì? Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời. Lời giải chi tiết: Qua câu chuyện, em rút ra bài học là: Cần chơi bóng đúng nơi quy đinh. Khi làm sai thì phải biết hối lỗi, nói lời xin lỗi và sửa sai. Phần III Luyện tập: Câu 1: Tìm các dấu ngoặc kép trong bài. Mỗi dấu ngoặc kép đó được dùng để làm gì? Phương pháp giải: Em đọc bài đọc để tìm dấu ngoặc kép và chỉ ra công dụng của nó. Lời giải chi tiết: - “kít...ít”: miêu tả âm thanh phanh xe. - “Ông ơi...! Cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ.”: đánh dấu đây là lời nói của nhân vật. Câu 2 Truyện vui sau đây còn thiếu một số dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ hoặc câu được trích dẫn. Em hãy chỉ ra những chỗ cần có dấu ngoặc kép. ĐẶT CÂU Hùng: - Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó! Hiếu: - Câu của mình là: Bạn Quang chạy xe xích lô, vừa khóc, vừa nói. Hùng: - Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt. Hiếu: - Có mà: Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi! HÀ THU Phương pháp giải: Em dựa vào công dụng của dấu ngoặc kép để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: ĐẶT CÂU Hùng: - Bài đọc trên có từ “mếu máo”. Bạn hãy đặt một câu với từ đó! Hiếu: - Câu của mình là: Bạn Quang chạy xe xích lô, vừa khóc, vừa nói. Hùng: - Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt. Hiếu: - Có mà: “Vừa khóc vừa nói” có nghĩa là “mếu máo” rồi! HÀ THU
Quảng cáo
|