Văn bản Cái chúc thưLược thuật: Cụ Di Lung lâm bệnh nặng, có thể không qua khỏi. Gia tài của cụ chưa biết sẽ để lại cho ai thừa hưởng. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
CÁI CHÚC THƯ (Vũ Đình Long) Lược thuật: Cụ Di Lung lâm bệnh nặng, có thể không qua khỏi. Gia tài của cụ chưa biết sẽ để lại cho ai thừa hưởng. Hy Lạc, Khiết và Lý bàn với nhau mời công chứng viên về làm chúc thư giả. Khiết sẽ đóng vai cụ Di Lung, chủ trì việc soạn thảo và lấy lí do tay bị đau, nhờ thư kí làm chứng kí thay vào chúc thư. Lớp thứ III Hy Lạc - Khiết Hy Lạc – Nếu anh làm được việc này thì là anh cứu tôi khỏi chết đấy. Tôi sẽ chẳng quên anh đâu, tôi mà sung sướng thì anh cũng được trọn đời sung sướng. Tôi sẽ là người thừa kế, tôi sẽ được lấy người tôi yêu! A! Anh Khiết ơi!... Khiết – Nhưng mà tôi lo lắm, cậu ạ. Nếu làm không khéo, lộ chuyện ra thì tù mọt gông, chứ chẳng chơi đâu. Cái tội giả mạo chữ kí là một trọng tội, tôi run lắm kia, cậu ạ. Hy Lạc - Anh đừng lo: đã hai tháng nay, tay phải của cụ bị tê liệt, có làm gì được đâu. Trong trường hợp này, chữ kí không cần thiết. Anh cứ nói là anh không kí được. Lớp thứ IV (Lý ôm một gói áo quần thường mặc của Di Lung, Hy Lạc, Khiết ra) Lý − (vất gói quần áo xuống) Đây áo, quần, mũ trùm đầu của ông cụ Di Lung đáy. Khiết − (cởi áo) Phải nhanh lên mới được. Cậu giúp tôi một tay. Cái áo rộng quá... Chị đưa tôi cái khăn quàng... và cái mũ trùm đầu... Thôi, thế là được rồi... Chị trông có giống không? Lý – Giống đấy... Thôi thế là ông cụ sống lại rồi, đừng ai buồn nữa. Khiết – Nhưng mà, tôi mặc quần áo của ông cụ, lây bệnh thì chết tôi đấy! Hy Lạc – Anh đừng sợ, phải quyết tâm mới được. Khiết – Tôi quyết lắm, nhưng mà lòng tôi bồi hồi, không sao nén được kia. Lý – Anh mặc thêm cái áo măng tô này. Những khi yếu mệt, ông cụ vẫn hay mặc áo ấy. Khiết - Thôi thế đủ bộ rồi, chị xuống bảo người công chứng lên đi. Lý - Tôi xuống đây. Khiết - Tất cả mọi người phải giúp đỡ tôi trong việc này mới được. Lớp thứ V Hy Lạc – Khiết Khiết – Cậu đóng hộ tôi cái cửa kia... cái cửa sổ này nữa. Cái bàn này, cậu dịch lại đây cho tôi. Cái ghế bành này để ở đây hơn. Tất cả màn cửa, cậu kéo lại cho tôi, càng tối càng tốt, không thì lộ mất. Hy Lạc - Việc này mà xong thì hay lắm đấy. Này! Họ lên đấy! Khiết – (vội ngồi vào ghế bành) Bác sắp về chầu Phật, anh phải luôn ở bên cạnh tôi. Hy Lạc - Trời Phật chứng cho, chỉ vì tình yêu mà chúng tôi phải làm việc ám muội này. Lớp thứ VI Lý – Thận Trọng – hai người thư kí – Hy Lạc – Khiết Lý – (với viên công chứng) Mời ông vào (với Khiết) Thưa ông, ông công chứng đã lên đấy ạ. Khiết – Mời ba ông ngồi chơi. Tôi già yếu sắp về chầu Phật rồi, mời ông đến đây làm giúp tôi tờ di chúc. Thận Trọng – Thưa cụ, cụ còn mạnh chán, chưa việc gì đâu. Nhưng mà cụ lo xa là phải lắm. Làm chúc thư chưa làm cho ai đoản thọ bao giờ. Trái lại, sau khi đã phân chia di sản cho con cháu, trong lòng yên vui, cụ sẽ tăng thọ tăng phúc. Khiết – Nếu được như thế thì còn nói gì nữa. (nói với Lý) Đóng cửa lại, con. Thận Trọng – Thưa cụ, cụ muốn làm chúc thư trước công chứng viên, phải có hai người làm chứng. Khiết – Bây giờ mà đi tìm hai người chứng, e mất thì giờ. Hay là hai ông... Thận Trọng – Hai ông này là thư kí của chúng tôi, làm chứng giúp cụ cũng được ạ. Khiết – Thế thì hai ông làm chứng giúp. Thận Trọng – Thưa cụ, thường thì chúng tôi làm việc kín đáo, không để cho người ngoài biết đến nội dung tờ chúc thư. Vậy thì cậu và chị hãy sang phòng bên một lát. Lý Tôi thì không thể rời ông tôi ra một tí nào đâu. Hy Lạc - Thưa bác, ý bác thế nào ạ? Khiết – (với Thận Trọng) Đây là người nhà thân tín, để cho họ biết những ý muốn cuối cùng của tôi cũng chẳng sao. Thận Trọng – Cụ muốn như thế cũng được ạ. Văn bản này theo đúng pháp luật sẽ làm theo thể thông thường. (y miệng đọc tay viết) Trước mặt chúng tôi, tên ghi ở bên dưới, có mặt cụ Di Lung... vân vân. (với Di Lung) Bây giờ cụ muốn nói gì xin cứ nói. Khiết - Thứ nhất tôi muốn trả hết công nợ. Hy Lạc - Tôi nghĩ khoản ấy không có bao nhiêu thì phải. Khiết – Tôi thiếu hiệu ăn Phú Huỳnh hai trăm mười đồng. Thận Trọng - Thế cụ muốn an táng ở đâu ạ? Khiết – Đâu cũng được, không quan hệ gì. Chỉ cốt đừng chôn tôi gần bọn tham quan ô lại, chúng nó ăn bẩn hại dân, tôi ghét lắm. Hy Lạc – Bác muốn thế nào, cháu sẽ làm đúng không sai ạ. Đám tang của bác sẽ phải linh đình lắm, để cho người ta trông vào. Khiết – Không, bác không muốn thế đâu. Làm phiên phiến thế nào xong thôi. Chết đắt tiền lắm thì sao cho yên được giấc trăm năm? Nhất sinh tôi cần kiệm, việc tống táng tôi không được làm tốn tiền. Lý - (nói một mình) Tội nghiệp cho ông, sống sao chết vậy. Thận Trọng – Bây giờ xin cụ cho biết ý cụ muốn để gia tài của cụ cho những ai? Khiết – Tôi lập cháu tôi tên là Hy Lạc làm người thừa kế độc nhất, toàn hưởng của tôi. Hy Lạc - (vờ khóc) Đau đớn cho lòng tôi quá! Khiết – Tôi để cho Hy Lạc tất cả tài sản của tôi gồm có đồ đạc, bát đĩa, tiền mặt, nhà đất; tôi tước hết quyền thừa kế của tất cả thân tộc, họ hàng, cháu, chắt, chút, chít, hiện đã sinh rồi hay sẽ sinh sau đây, kể cả những con đẻ hoang, nếu có ngày tôi chết. Lý − (vờ đau đớn) Nghe ông nói, mà lòng tôi đau như cắt. Chao ôi! Tội nghiệp cho ông tôi! Sao mà người ta lại cứ phải chết, để cho người sống đau lòng. Hy Lạc – (cũng vờ như Lý) Bác để gia tài cho cháu, không bằng là bác cứ sống mãi với cháu. Khiết - Phụ khoản. Tôi để lại cho Nguyễn Thị Lý có mặt tại đây. Lý - (vờ khóc) Ối trời đất ôi! Khiết – Lý là cháu họ xa của tôi, có công hầu hạ tôi từ năm năm nay, tôi cho lấy Khiết làm vợ chính thức, đó là điều kiện tất yếu. Lý – (ngã xuống như là ngất đi) Chao ôi! Khiết – Cháu đỡ lấy nó. Và để thưởng công cho thị Lý, vì thị đã chăm nom, nâng đỡ tôi, tôi để lại cho thị... Lý - (vờ khóc) Trời ơi! Ông tôi tử tế quá, mà Trời Phật không để cho sống mãi! Khiết - Hai trăm ngàn đồng tiền mặt (Lý vờ như cảm động, chấm nước mắt). Khiết - (nói riêng) Hai trăm ngàn đồng! Thằng vô lại nó láo quá! Lý - (vẫn thế) Tôi đau đớn quá! Tôi chết mất thôi! Khiết – Hai trăm ngàn đồng ấy trả bằng tiền mặt trích trong khối di sản của tôi. Lý − (với Khiết) Trời Phật sẽ phù hộ cho ông. Ông sẽ còn sống lâu lắm. (nói riêng) Ông đã hứa không quên mình mà. Hy Lạc - (nói riêng) Thằng bợm này nó chơi mình một vố khá đấy. (với Khiết) Tôi nghĩ bác nói như là biết hết rồi, phải không ạ? Khiết – Còn mấy chữ nữa thôi. Phụ khoản. Tôi để lại cho Lê Văn Khiết... Hy Lạc - (nói rõ) Cho Lê Văn Khiết! Có lẽ nó mơ rồi. Hay là nó có ý gì? Khiết - Vì sự tận tâm và trung thành... Hy Lạc - (nói rõ) À! Thằng phản bội! Khiết - ... mà hắn luôn luôn tỏ ra trong khi phục vụ chủ hắn... Hy Lạc – Thưa bác, bác không biết rõ thằng cha Khiết ấy: nó là một tên đầy tớ rượu chè, du đãng, không đáng được bác ghi tên vào chúc thư. Khiết – Bác nghĩ trái lại kia, cháu ạ. Bác biết thằng Khiết rõ hơn anh nhiều lắm kia. Mặc cho những kẻ ghét ghen, tôi muốn để lại cho hắn... Hy Lạc − (nói riêng) Con chó! Khết - Hai trăm ngàn đồng tiền mặt. Hy Lạc − (nói riêng) Quân phản bội! Khiết - (với Hy Lạc) Cháu thấy thế nào? Có ít quá không? Hy Lạc – Hai trăm ngàn đồng! Sao mà nhiều thế? Khiết – Tôi nói: hai trăm ngàn đồng tiền mặt. Không có điều khoản này thì tờ chúc thư vô giá trị. Hy Lạc – Một tên đầy tớ mà bác cho nhiều thế ư? Khiết – Bác đã suy xét kĩ rồi, cháu ạ. Tinh thần bác còn minh mẫn lắm kia. Lý - Nhưng mà... Khiết – Nếu mà người ta làm cho tôi giận, thì tôi tăng lên ba trăm ngàn cho mà xem! Hy Lạc – Nếu mà... Lý - (bảo sẽ Hy Lạc) Thôi, cậu ạ. Tôi biết tính nó, cậu mà nói nữa, thì nó làm thật đấy. Hy Lạc - (nói sẽ với Lý) Thế thì thôi, tôi không nói nữa. Nhưng mà nó tham lam quá! Khiết – Để tôi nghĩ xem có còn người bạn nào để làm thêm một phụ khoản giao thác di sản không? Hy Lạc - (nói sẽ) Thằng đểu cáng này nó cắt xén mãi thì hết mất còn gì! Thận Trọng – (hỏi Khiết) Thưa cụ, xong chưa ạ? Khiết – Xong rồi. Lý − (nói riêng) Cảm tạ Trời Phật. Thận Trọng - Tờ chúc thư làm thế này là hợp pháp lắm đấy ạ. (với Khiết) Bây giờ xin cụ kí cho. Khiết – Tôi muốn kí lắm; nhưng mà tay tôi bị liệt không kí được. Thận Trọng − (viết) Và người di chúc tuyên ngôn, ở chỗ này, rằng ông ấy không thể kí được, đã chất vấn về việc ấy theo đúng như luật pháp (bảo hai người thư kí): Hai ông kí vào đây. Khiết – Làm xong chúc thư, tôi thấy nhẹ được một gánh nặng. Thận Trọng - (hỏi Khiết) Cụ có cần gì tôi nữa không ạ? Khiết – (với Thận Trọng) Ông để tờ chúc thư lại cho tôi chứ? Thận Trọng – Thưa cụ, không được ạ. Văn thư này, phải lưu ở văn phòng công chứng. Tôi sẽ thân hành đến trao cho cụ một bản sao. Hy Lạc - Thế thì hay lắm. Xin ông đem lại ngay cho, bác tôi sẽ nộp tiền phí tổn. Thận Trọng – Xin vâng. Khiết – Lý ơi, đưa các ông xuống. Quảng cáo
|