Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Tìm trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng ba câu hỏi, ba câu kể, dấu hiệu nhận biết các kiểu câu đó và điền vào bảng sau:

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng ba câu hỏi, ba câu kể, dấu hiệu nhận biết các kiểu câu đó và điền vào bảng sau:

Câu văn

Kiểu câu

1.

Câu hỏi

6.

Phương pháp giải:

Vận kiến thức về câu hỏi, câu kể

Lời giải chi tiết:

Câu văn

Kiểu câu

1. Lá cờ thêu sáu chữ vàng mỗi lúc một căng lên vì ngược gió

Câu kể

2. Sáu trăm gã hào kiệt đi tìm quan quân

Câu kể

3. Ta đi tìm giặc mà đánh

Câu kể

4. Nhưng quan quân ở đâu?

Câu hỏi

5. Chúng bay còn chạy đi đâu?

Câu hỏi

6. Ai đến cứu ta vậy?

Câu hỏi

Dấu hiệu nhận biết:

Câu kể: Diễn tả diễn biến sự kiện.

Câu hỏi kết thúc bằng dấu hỏi chấm và thể hiện thái độ nghi vấn cần được giải đáp thắc mắc

Câu 2

Câu 2 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

– Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

a. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai?

b. Câu: “Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu cảm hay câu khiến? Việc dùng kiểu câu đó để kết thúc lời thoại có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức câu cảm, câu khiến

Lời giải chi tiết:

a, Đoạn văn trên là lời của Vua Quang Trung nói với các tướng sĩ

b, Câu: “Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu khiến.

Việc dùng kiểu câu khiến để kết thúc lời thoại của Vua Quang Trung - vị chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến có nhiều tác dụng: thể hiện niềm tin của nhà vua; làm lan tỏa niềm tin, khích lệ sự phấn chấn, tinh thần quyết chiến quyết thắng của tướng sĩ...

Câu 3

Câu 3 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Cho câu sau: Nam đang đọc truyện lịch sử.

a. Dựa vào câu trên, thêm/ bớt từ ngữ để tạo thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

b. Trao đổi kết quả câu a với bạn ngồi cùng bàn. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết các kiểu câu này trong bài làm của bạn mình.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về câu hỏi, câu cảm, câu khiến

Lời giải chi tiết:

a. Dựa vào câu trên, thêm/ bớt từ ngữ để tạo thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến:

 - Câu hỏi: Nam đang đọc truyện lịch sử có phải không?

- Câu cảm: Nam rất chăm đọc truyện lịch sử

- Câu khiến: Nam hãy đọc truyện lịch sử

b. Dấu hiệu nhận biết các kiểu câu

- Câu hỏi: Đưa ra các thắc mắc cần được giải đáp

- Câu cảm/; thể hiện thái độ, tình cảm

- Câu khiến: Nhờ vả, sai khiến

Câu 4

Câu 4 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Cho đoạn văn sau:

Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt, liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát. Bởi vậy, không hề có ai chạy về bảo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

a. Xác định câu khẳng định, câu phủ định được dùng trong đoạn văn trên và hoàn thành bảng sau:

Kiểu câu

Câu văn

Dấu hiệu nhận biết

1. Câu khẳng định

2. Câu phủ định

b. Nêu tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức câu khẳng định, câu phủ định

Lời giải chi tiết:

a. Xác định câu khẳng định, câu phủ định được dùng trong đoạn văn trên và hoàn thành bảng sau:

Kiểu câu

Câu văn

Dấu hiệu nhận biết

1. Câu khẳng định

Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước.

Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt, liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát.

Khẳng định tính đúng của sự kiện

2. Câu phủ định

Bởi vậy, không hề có ai chạy về bảo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.

Câu nói phản bác vấn đề

b. Tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên: Giúp khẳng định sức mạnh dân tộc, đoàn kết nhân dân và sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung đồng thờ cho thấy sự thất bại thảm hại của giặc.

Câu 5

Câu 5 (trang 88, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Dùng cụm danh từ “Vua Quang Trung” hoặc “quân đội nhà Thanh” để đặt câu dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức câu khẳng định, câu phủ định

Lời giải chi tiết:

- Cụm danh từ “Vua Quang Trung”:

+ Câu khẳng định: Vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

+ Câu phủ định: Vua Quang Trung không tính sai một bước.

- Cụm danh từ “quân đội nhà Thanh”

+ Câu khẳng định: Quân đội nhà Thanh vô cùng hung hãn.

+ Câu phủ định: Quân đội nhà Thanh không thắng nổi quân ta.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close