Soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ như thế nào?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Bài thơ là một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ "bất kính” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các "sự nghiệp anh hùng" của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.

Chuẩn bị đọc

(trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ lễ phép, tôn trọng, kính nể

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Thái độ lễ phép, tôn trọng, kính nể

Khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ thành kính, trang nghiêm, ăn mặc kín đáo.

Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có những thái độ thành kính, ăn mặc kín đáo, tâm tư thành khẩn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Trải nghiệm cùng VB

(trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em hiểu thế nào về câu thơ cuối?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Câu thơ cuối là lời khẳng định cho tầm vóc, tài năng, năng lực của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Thái độ coi thường, khinh rẻ cho đấng nam nhi hèn nhát.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Câu thơ cuối là lời khẳng định cho tầm vóc, tài năng, năng lực của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Câu thơ châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc.

Câu thơ châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc. Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hước nhân lên mười lần. Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống còn mang một hàm nghĩa sâu xa.

 
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống. Đó là thái độ gì? Dựa vào cước chú, lí giải nguyên nhân của thái độ ấy.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống: Ghé mắt, trông ngang, kìa, đứng cheo leo

Những ai được lập đền, dù là quân giặc, đều được coi là thần, để mọi người đến thắp hương cúng bái, cầu vọng. Nhưng Hồ Xuân Hương thì chỉ ghé mắt trông ngang. “Ghé mắt”, theo Từ điển Tiếng Việt, là nghiêng đầu và đưa mắt nhìn, chỉ thuần túy là động tác, không hàm ý kính trọng. “Ghé mắt trông ngang” chớ không phải trông lên, đã thể hiện một thái độ bất kính đối với vị thần xâm lược thất bại. “Đền Thái thú đứng cheo leo” hẳn là đền xây trên gò, và người ta không dễ trông ngang. Rõ ràng Hồ Xuân Hương cố tình chọn một cái nhìn coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này. Chữ “cheo leo” là một từ đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ sụp xuống. Chữ “kìa” cũng hàm ý bất kính, bởi nó kèm theo các động tác chỉ trỏ, mà đối với các nơi đền đài linh thiêng người đến viếng không được nói ta, giơ tay chỉ trỏ như đối với đồ vật. Với hai câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Những từ ngữ, hình ảnh: Ghé mắt, trông ngang, kìa, đứng cheo leo

- Thái độ: bất kính đối với vị thần xâm lược thất bại.

+ “Ghé mắt trông ngang” chớ không phải trông lên, đã thể hiện một thái độ bất kính đối với vị thần xâm lược thất bại.

+ “Đền Thái thú đứng cheo leo” hẳn là đền xây trên gò, và người ta không dễ trông ngang

+ Hồ Xuân Hương cố tình chọn một cái nhìn coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này.

+ Chữ “kìa” cũng hàm ý bất kính, bởi nó kèm theo các động tác chỉ trỏ

– Từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống: ghé mắt trông ngang, kìa, cheo leo => Những từ ngữ, hình ảnh này đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng cần có của một ngôi đền, thể hiện thái độ của tác giả là: bất kính, xem thường và giễu cợt đối với kẻ xâm lược thất bại.

- Nguyên nhân của thái độ này: Sầm Nghi Đống là tướng theo Tôn Sĩ Nghị sang chiếm đóng thủ đô Đông Kinh (Thăng Long), giữ chức Thái thú, được giao trấn thủ đồn Ngọc Hồi. Sau khi Vua Quang Trung triệt phá đồn Ngọc Hồi vào tháng Giêng năm 1789, quân Thanh tan tác, Sầm Nghi Đống đành tự vẫn. Sau này, khi việc bang giao trở lại bình thường, Vua Quang Trung cho phép Hoa kiều ở Hà Nội lập đền thờ. Tuy nhiên, theo tác giả bài thơ, viên tướng bại trận này không xứng đáng được thờ trong đền.

Từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống là: ghé mắt, trông ngang, cheo leo, ví đây đổi phận làm trai được, anh hùng há bấy nhiêu.

Đó là thái độ châm biếm. Nguyên thân của thái độ ấy là tác giả muốn châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì về nhà thơ?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác giả đã nêu ta giả định “Ví đây đổi sự làm trai được” trong hai câu thơ cuối

Giả định đó góp phần bộc lộ: Cái ý nghĩa đối phận làm trai đã thể hiện cái mặc cảm phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến đàn áp đặt vào ý thức nhà thơ. Nhưng mặt khác, nó cũng thể hiện nhu cầu đổi phận, không chịu an phận của bà. Cái cách bà tự xưng là đây để đối lại với Sầm Nghi Đống là đấy, thì dù bà chưa đổi phận được, bà cũng đã rất coi thường vị nam nhi họ Sầm. Câu kết há bấy nhiêu có thể nghĩ rằng Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Giả định “Ví đây đổi sự làm trai được” trong hai câu thơ cuối

- Bộc lộ: Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu.

– Giả định được nêu trong hai câu thơ cuối: Nếu nhà thơ đổi phận làm trai được thì sự nghiệp anh hùng không ít ỏi, thất bại như Sầm Nghi Đống

– Giả định góp phần cho thấy, Hồ Xuân Hương tuy có mặc cảm thân phận nhưng không chịu an phận, có khát vọng lập nên sự nghiệp vẻ vang như đấng nam nhi. Bên cạnh đó, giả định này cũng bộc lộ sự coi thường đối với sự nghiệp của viên tướng bại trận Sầm Nghi Đống.

Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối là đổi phận làm trai. Giả định đó góp phần bộc lộ điều sựu chế giễu trong quan niệm của nhà thơ về "sự anh hùng"

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong văn bản? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thủ pháp trào phúng được sử dụng trong văn bản: nghệ thuật gây cười

Tác dụng: Khẳng định cá tính mạnh mẽ, tài năng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, thái độ khinh bỉ tướng giặc ngang tàng thua trận, mang danh đấng nam nhi mà nhút nhát, hèn mọn khi tự thắt cổ tự tử. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Thủ pháp trào phúng: nghệ thuật gây cười

- Tác dụng: Khẳng định cá tính mạnh mẽ, tài năng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương 

- Thủ pháp trào phúng được sử dụng là thủ pháp nói giễu, thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh như: ghé mắt trông ngang, kìa, cheo leo, đây, há bấy nhiêu…

- Tác dụng: Thủ pháp này góp phần bộc lộ thái độ xem thường, giễu cợt, mỉa mai của tác giả đối với Sầm Nghi Đống, đồng thời, bộc lộ cá tính, bản lĩnh và khát vọng thay đổi thân phận, lập nên sự nghiệp lẫy lừng với thân phận nữ nhi của Hồ Xuân Hương.

Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hước nhân lên mười lần.

Đền Thái thú đứng "cheo leo" , đây là từ láy đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ ụp xuống. Câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền và thể hiện thái độ coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Chủ đề của bài thơ là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bài thơ là một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ “bứt kinh” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Chủ đề: khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.

- Căn cứ: thái độ “bứt kinh”, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, với thần linh, thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người.

- Chủ đề của VB: Thái độ bất kính, coi thường Sầm Nghi Đống, đồng thời thể hiện khát vọng bình đẳng nam – nữ của Hồ Xuân Hương.

- Căn cứ để xác định chủ đề: thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống thể hiện qua hai câu thơ đầu và giả định của tác giả qua hai câu thơ cuối, thủ pháp nói giễu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thông qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Qua bài thơ chúng ta cần thể hiện thái độ trân trọng, ca ngợi tài năng của người phụ nữ, không nên tôn thờ những con người hèn mòn, bạc nhược.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Thông điệp: trân trọng, ca ngợi tài năng của người phụ nữ, không nên tôn thờ những con người hèn mòn, bạc nhược.

Bài thơ gửi đến người đọc thông điệp: Phụ nữ có khả năng làm được nhiều việc không kém nam giới nếu được giải phóng khỏi các quy ước, ràng buộc của xã hội phong kiến, nam – nữ cần được bình đẳng để phụ nữ có cơ hội thể hiện tài năng.

Bài thơ là một khái vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ “bất kính’ của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close