Soạn bài Ôn tập bài 6 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiếtTóm tắt các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Tóm tắt các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường. Phương pháp giải: Hệ thống lại kiến thức về một số yếu tố thi luật của 2 thể loại thơ trên như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Đọc lại các văn bản đã học trong bài và điền thông tin vào bảng sau:
Phương pháp giải: Tổng hợp kiến thức nội dung đã được học. Lời giải chi tiết:
Câu 3 Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Nhận xét về bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya) Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thơ Đường luật Lời giải chi tiết: - Bố cục: 2 phần: + Phần 1 (câu 1, 2): tả khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. + Phần 2 (câu 3, 4): khắc họa hình ảnh con người ưu tư vì dân vì nước - Niêm: chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niêm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng” - Luật: đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo luật Đường - Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 (xa – hoa – nhà) - Nhịp: cách ngắt theo nhịp 3/4 ở câu đầu “Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa” và nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 ở các câu sau. Sự chuyển nhịp này góp phần tạo nét sinh động, duyên dáng cho bài thơ. - Đối: thơ tứ tuyệt không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thất ngôn bát cú Câu 4 Câu 4 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Xác định biện pháp đảo ngữ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong trường hợp sau: Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. (Hồ Xuân Hương, Tự tình II) Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ đảo ngữ Lời giải chi tiết: Trong hai câu thơ của Hồ Xuân Hương xuất hiện biện pháp đảo ngữ ở cả trong cụm từ và trong câu thơ. Ở cấp độ cụm từ, tác giả đã đảo vị trí của từ “rêu” lên trước “từng đám” và đảo từ “đá” lên trước “mấy hòn” (cách diễn đạt thông thường là “từng đám rêu”, “mấy hòn đá”). Ở cấp độ câu, tác giả đã đảo vị trí của vị ngữ (xiên ngang mặt đất và đâm toạc chân mây) lên trước chủ ngữ (rêu và đá). Cách diễn đạt thông thường trong trường hợp này là: Từng đám rêu xiên ngang mặt đất/ Mấy hòn đá đâm toạc chân mây. Việc thay đổi vị trí này có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh sự vật, làm cho cách diễn đạt thêm gợi cảm và giàu âm hưởng. Câu 5 Câu 5 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Câu hỏi trong đoạn thơ dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Nhận xét hiệu quả của câu hỏi này trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ. Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Vũ Đình Liên, Ông đồ) Phương pháp giải: Đọc kĩ và xác định Lời giải chi tiết: Câu hỏi trong đoạn thơ trên chính là câu hỏi tu từ vì câu hỏi này không được dùng với mục đích để hỏi, để tìm kiếm câu trả lời, mà để nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi nhớ thương, tiếc nuối những hình ảnh đẹp của những con người đã qua, không còn gặp lại. Câu 6 Câu 6 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Em rút ra được bài học gì khi viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng? Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng Lời giải chi tiết: - Tìm ý, lập dàn bài, viết bài - Trình bày lần lượt các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia tạo tính logic và có kết thúc - Cần đảm bảo tính trung thực của lời kể. - Kết hợp với yếu tố biểu cảm để tăng cảm xúc cho bài viết Câu 7 Câu 7 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Ghi lại ít nhất hai kinh nghiệm về cách nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác. Phương pháp giải: Vận dụng kĩ năng cách nghe và tóm tắt bài thuyết trình. Lời giải chi tiết: - Lắng nghe toàn bộ bài thuyết trình - Ghi chép ý chính của tình phần trong bài thiết trình - Học hỏi cách trình bày thuyết trình - Sử dụng hình ảnh, trình chiếu để minh họa cho bài thuyết trình thêm sinh động. Câu 8 Câu 8 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Từ những nội dung đã học trong bài này, em hiểu thế nào là tình yêu Tổ quốc? Phương pháp giải: Vận dụng hiểu biết của bản thân Lời giải chi tiết: Tình yêu Tổ quốc: Yêu Tổ quốc là yêu nguồn cội của mình; yêu mảnh đất, con người, lịch sử, văn hóa đã sản sinh, nuôi dưỡng mình và đồng bào mình. Yêu Tổ quốc là đấu tranh cho những điều tốt đẹp được gìn giữ và sinh sôi, loại bỏ những cái xấu đang kìm hãm đất nước phát triển. Yêu Tổ quốc chính là yêu những gì thuộc về mình.
Quảng cáo
|