Trắc nghiệm Bài 30: Kết quả có thể và kết quả thuận lợi Toán 8 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Kết quả có thể là

  • A
    Là các kết quả của hành động, thực nghiệm có thể xảy ra, hoặc không thể xảy ra.
  • B
    Là các kết quả của hành động, thực nghiệm có thể xảy ra.
  • C
    Là các kết quả của hành động, thực nghiệm chắc chắn xảy ra.
  • D
    Là các kết quả của hành động, thực nghiệm không thể xảy ra..
Câu 2 :

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

  • A
    Một sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm.
  • B
    Một sự kiện có thể xảy ra không tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm.
  • C
    Một sự kiện đồng thời có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra trong hành động, thực nghiệm.
  • D
    Một sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra không tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm.
Câu 3 :

Một kết quả thuận lợi của biến cố là

  • A
    Là một kết quả có thể để biến cố xảy ra.
  • B
    Là một kết quả có thể để biến cố không xảy ra.
  • C
    Là một kết quả có thể để biến cố xảy ra hoặc không xảy ra.
  • D
    Là một kết quả chắc chắn để biến cố xảy ra.
Câu 4 :

Khi tung một đồng xu cân đối và quan sát mặt xuất hiện của nó. Có mấy kết quả có thể?

  • A
    1.
  • B
    4.
  • C
    0.
  • D
    2.
Câu 5 :

Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S, N để chỉ đông tiền lật sấp, lật ngửa. Xác định kết quả thuận lợi của biến cố M “hai đồng tiền xuất hiện hai mặt không giống nhau”

  • A
    M = {NN,SS}
  • B
    M = {NS,SN}
  • C
    M = {NS,NN}
  • D
    M = {SS,SN}
Câu 6 :

Trong một trò chơi, Xuân được chọn làm người may mắn để rút thăm trúng thưởng. Gồm 4 loại thăm: hai hộp bút màu, hai bức tranh, một đôi giày và một cái bàn. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Xuân chọn được phần thưởng là một hộp bút màu”, biết Xuân được rút duy nhất một lần.

  • A
    2
  • B
    4
  • C
    1
  • D
    3
Câu 7 :

Gieo hai con xúc xắc. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn”.

  • A
    2.
  • B
    4.
  • C
    6.
  • D
    3.
Câu 8 :

Duy có 4 hộp bút với 4 màu: xanh, đỏ, tím, đen. Duy cho Hưng 2 hộp. Hỏi 2 hộp đó có thể là hộp với những màu nào? Chọn đáp án đúng nhất

  • A
    Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen.
  • B
    Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen, đỏ và tím, đỏ và đen, tím và đen.
  • C
    Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen, đỏ và tím.  
  • D
    Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen, đỏ và tím, đỏ và đen.
Câu 9 :

Bạn An chọn một ngày trong tuần để chơi cầu lồng. Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm này.

  • A
    5
  • B
    6
  • C
    7
  • D
    4
Câu 10 :

Gieo một con xúc xắc, số chấm trên con xúc xắc là bao nhiêu để biến cố “số chấm xuất hiện là số nguyên tố” chắc chắn xảy ra?

  • A
    1; 2; 5
  • B
    2; 3; 5
  • C
    1; 4; 6
  • D
    2; 4; 5
Câu 11 :

Chọn ngẫu nhiên một chữ cái trong từ: “HỌC SINH GIỎI”. Có mấy kết quả có thể?

  • A
    11.
  • B
    10.
  • C
    7.
  • D
    8.
Câu 12 :

Từ các chữ số 1,2,3,4 ta lập các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau. Phát biểu biến cố A = {123,234,124,134} dưới dạng mệnh đề:

  • A
    Số tự nhiên có ba chữ số được thành lập từ các chữ số 1,2,3,4
  • B
    Số tự nhiên có ba chữ số được thành lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4 có chữ số đứng sau lớn hơn chữ số đứng trước
  • C
    Số tự nhiên có ba chữ số được thành lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4 chia hết cho 2 hoặc 3
  • D
    Số tự nhiên có ba chữ số được thành lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4 có chữ số tận cùng là 3 hoặc 4.
Câu 13 :

Gieo đồng tiền hai lần. Có mấy kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt ngửa xuất hiện ít nhất 1 lần” là:

  • A
    2
  • B
    4
  • C

    3

  • D
    6
Câu 14 :

Một hộp đựng 5 thẻ, đánh số từ 1 đến 5. Chọn ngẫu nhiên 3 thẻ. Gọi A là biến cố để tổng số của 3 thẻ được chọn bằng 8. Số kết quả thuận lợi của biến cố A là:

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5
Câu 15 :

Có hai hộp thẻ. Hộp thứ nhất chứa các thẻ được đánh số từ 1 đến 5, hộp thứ hai chứa các thẻ được đánh số từ 6 đến 9. Lấy ngẫu nhiên ở mỗi hộp 1 thẻ, ghép lại thành một số có hai chữ số dạng \(\overline {ab} \) . Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?

  • A
    20
  • B
    10
  • C
    4
  • D
    8
Câu 16 :

Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước Việt Nam, Brazil, Ấn Độ, Qatar, Singapore, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế trên. Tìm số phần tử của tập hợp A gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra của biến cố sau “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á”.

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    6
  • D
    7
Câu 17 :

Có hai chiếc hộp: hộp thứ nhất chứa 3 bi xanh được đánh số từ 1 đến 3, hộp thứ hai chứa 3 bi đỏ được đánh số từ 1 đến 3 và 3 bi vàng được đánh số từ 1 đến 3. Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp một viên bi. Tính số phần tử của biến cố A: “Ba bi được chọn vừa khác màu vừa khác số"

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6
Câu 18 :

Cho hai đường thẳng song song a và b. Trên đường thẳng a lấy 3 điểm phân biệt. Trên đường thẳng b lấy 2 điểm phân biệt. Chọn ngẫu nhiên 3 điểm. Có mấy tam giác được tạo thành từ ba điểm đã chọn?

  • A
     9
  • B
     6
  • C
     3
  • D
    12

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kết quả có thể là

  • A
    Là các kết quả của hành động, thực nghiệm có thể xảy ra, hoặc không thể xảy ra.
  • B
    Là các kết quả của hành động, thực nghiệm có thể xảy ra.
  • C
    Là các kết quả của hành động, thực nghiệm chắc chắn xảy ra.
  • D
    Là các kết quả của hành động, thực nghiệm không thể xảy ra..

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết kết quả có thể: Kết quả có thể là các kết quả có thể xảy ra của hành động, thực nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Trong thực tế, ta thường gặp các hành động, thực nghiệm mà kết quả của chúng không thể biết trước khi thực hiện. Tuy nhiện, trong một số trường hợp ta có thể xác định được tất cả các kết quả có thể xảy ra (gọi tắt là kết quả có thể) của hành động, thực nghiệm đó.

Câu 2 :

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

  • A
    Một sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm.
  • B
    Một sự kiện có thể xảy ra không tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm.
  • C
    Một sự kiện đồng thời có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra trong hành động, thực nghiệm.
  • D
    Một sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra không tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết kết quả có thể: Xét một biến cố E, mà E có thể xảy ra hay không xảy ra tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm T.

Lời giải chi tiết :

Xét một biến cố E, mà E có thể xảy ra hay không xảy ra tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm T nên: Một sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm.

Câu 3 :

Một kết quả thuận lợi của biến cố là

  • A
    Là một kết quả có thể để biến cố xảy ra.
  • B
    Là một kết quả có thể để biến cố không xảy ra.
  • C
    Là một kết quả có thể để biến cố xảy ra hoặc không xảy ra.
  • D
    Là một kết quả chắc chắn để biến cố xảy ra.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết kết quả thuận lợi: Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Lời giải chi tiết :

Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E nên một kết quả thuận lợi của biến cố là một kết quả có thể để biến cố xảy ra.

Câu 4 :

Khi tung một đồng xu cân đối và quan sát mặt xuất hiện của nó. Có mấy kết quả có thể?

  • A
    1.
  • B
    4.
  • C
    0.
  • D
    2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết kết quả có thể: Kết quả có thể là các kết quả có thể xảy ra của hành động, thực nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Khi tung một đồng xu, các kết quả có thể chỉ gồm: mặt sấp, mặt ngửa nên có 2 kết quả có thể.

Câu 5 :

Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S, N để chỉ đông tiền lật sấp, lật ngửa. Xác định kết quả thuận lợi của biến cố M “hai đồng tiền xuất hiện hai mặt không giống nhau”

  • A
    M = {NN,SS}
  • B
    M = {NS,SN}
  • C
    M = {NS,NN}
  • D
    M = {SS,SN}

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết kết quả thuận lợi: Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Lời giải chi tiết :

Các kết quả có thể: NN, NS, SN, SS.

Kết quả thuận lợi của biến cố M “hai đồng tiền xuất hiện hai mặt không giống nhau” là

M = {NS,SN}

Câu 6 :

Trong một trò chơi, Xuân được chọn làm người may mắn để rút thăm trúng thưởng. Gồm 4 loại thăm: hai hộp bút màu, hai bức tranh, một đôi giày và một cái bàn. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Xuân chọn được phần thưởng là một hộp bút màu”, biết Xuân được rút duy nhất một lần.

  • A
    2
  • B
    4
  • C
    1
  • D
    3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết kết quả thuận lợi: Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Lời giải chi tiết :

Kí hiệu 2 hộp bút màu là A1, A2; hai bức tranh là B1, B2, một đôi giày là C1, một cái bàn là D1.

Các kết quả có thể là: A1, A2, B1, B2, C1, D1.

Kết quả thuận lợi cho biến cố “Xuân chọn được phần thưởng là một hộp bút màu” là A1, A2.

Câu 7 :

Gieo hai con xúc xắc. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn”.

  • A
    2.
  • B
    4.
  • C
    6.
  • D
    3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết kết quả thuận lợi: Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Lời giải chi tiết :

Các kết quả có thể là: mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 3 chấm, mặt 4 chấm, mặt 5 chấm, mặt 6 chấm,

Kết quả thuận lợi cho biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn” là mặt 2 chấm, mặt 4 chấm, mặt 6 chấm. nên có 3 kết quả thuận lợi.

Câu 8 :

Duy có 4 hộp bút với 4 màu: xanh, đỏ, tím, đen. Duy cho Hưng 2 hộp. Hỏi 2 hộp đó có thể là hộp với những màu nào? Chọn đáp án đúng nhất

  • A
    Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen.
  • B
    Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen, đỏ và tím, đỏ và đen, tím và đen.
  • C
    Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen, đỏ và tím.  
  • D
    Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen, đỏ và tím, đỏ và đen.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết kết quả có thể: Kết quả có thể là các kết quả có thể xảy ra của hành động, thực nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Tất cả kết quả có thể là: Xanh và đỏ, xanh và tím, xanh và đen, đỏ và tím, đỏ và đen, tím và đen nên chọn đáp án B.

Câu 9 :

Bạn An chọn một ngày trong tuần để chơi cầu lồng. Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm này.

  • A
    5
  • B
    6
  • C
    7
  • D
    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết kết quả có thể: Kết quả có thể là các kết quả có thể xảy ra của hành động, thực nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Một tuần có 7 ngày nên An có thể chọn một trong 7 ngày đó để chơi cầu lồng. Hay số kết quả có thể xảy ra là 7.

Câu 10 :

Gieo một con xúc xắc, số chấm trên con xúc xắc là bao nhiêu để biến cố “số chấm xuất hiện là số nguyên tố” chắc chắn xảy ra?

  • A
    1; 2; 5
  • B
    2; 3; 5
  • C
    1; 4; 6
  • D
    2; 4; 5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

 Sử dụng lý thuyết kết quả có thể: Kết quả có thể là các kết quả có thể xảy ra của hành động, thực nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Số chấm xuất hiện là số nguyên tố là 2, 3 , 5. Vậy biến cố “ số chấm xuất hiện là số nguyên tố chấc chắn xảy ra nếu số chấm trên con xúc xắc là 2, 3, 5.

Câu 11 :

Chọn ngẫu nhiên một chữ cái trong từ: “HỌC SINH GIỎI”. Có mấy kết quả có thể?

  • A
    11.
  • B
    10.
  • C
    7.
  • D
    8.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kết quả có thể là các kết quả có thể xảy ra của hành động, thực nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Các chữ cái có trong từ “HỌC SINH GIỎI” là H, O, C, S, I, N, G. Vậy có 7 kết quả có thể.

Câu 12 :

Từ các chữ số 1,2,3,4 ta lập các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau. Phát biểu biến cố A = {123,234,124,134} dưới dạng mệnh đề:

  • A
    Số tự nhiên có ba chữ số được thành lập từ các chữ số 1,2,3,4
  • B
    Số tự nhiên có ba chữ số được thành lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4 có chữ số đứng sau lớn hơn chữ số đứng trước
  • C
    Số tự nhiên có ba chữ số được thành lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4 chia hết cho 2 hoặc 3
  • D
    Số tự nhiên có ba chữ số được thành lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4 có chữ số tận cùng là 3 hoặc 4.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta thấy tập hợp A = {123,234,124,134} gồm các số tự nhiên có ba chữ số được tạo thành từ các chữ số 1, 2, 3, 4.

Trong các phần tử trên số 134. 124 không chia hết cho 3, 123 không chia hết cho 2 nên C sai.

Nếu các phần tử đều là số tự nhiên có ba chữ số được thành lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4 có chữ số tận cùng là 3 hoặc 4 thì còn thiếu nhiều số nên D sai.

Nếu các phần tử đều là số tự nhiên có ba chữ số được thành lập từ các chữ số 1,2,3,4 thì thiếu nhiều số nên A sai.

Vậy B đúng.

Câu 13 :

Gieo đồng tiền hai lần. Có mấy kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt ngửa xuất hiện ít nhất 1 lần” là:

  • A
    2
  • B
    4
  • C

    3

  • D
    6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi gieo một đồng tiền, có thể xuất hiện mặt sấp hoặc ngửa.

Lời giải chi tiết :

Kí hiệu: mặt sấp (S), mặt ngửa (N)

Các kết quả có thể khi tung đồng tiền hai lần là: NN, NS, SS, SN.

Kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt ngửa xuất hiện ít nhất 1 lần” là: NN, NS, SN

Vậy có 3 kết quả thuận lợi.

Câu 14 :

Một hộp đựng 5 thẻ, đánh số từ 1 đến 5. Chọn ngẫu nhiên 3 thẻ. Gọi A là biến cố để tổng số của 3 thẻ được chọn bằng 8. Số kết quả thuận lợi của biến cố A là:

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định kết quả có thể.

Xác định kết quả thuận lợi từ các kết quả có thể.

Lời giải chi tiết :

Các kết quả có thể: (1,2,3); (1,3,4); (1,4,5); (1,2,4); (1,2,5); (1,3,5); (2,3,4); (2,3,5); (2,4,5); (3,4,5).

Trong các kết quả trên, các cặp 3 thẻ có tổng bằng 8 là: (1,3,4); (1,2,5).

Câu 15 :

Có hai hộp thẻ. Hộp thứ nhất chứa các thẻ được đánh số từ 1 đến 5, hộp thứ hai chứa các thẻ được đánh số từ 6 đến 9. Lấy ngẫu nhiên ở mỗi hộp 1 thẻ, ghép lại thành một số có hai chữ số dạng \(\overline {ab} \) . Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?

  • A
    20
  • B
    10
  • C
    4
  • D
    8

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định các số nguyên tố được tạo thành, trong đó chữ số hàng chục được lấy từ hộp 1 từ 1 đến 5, chữ số hàng đơn vị được lấy từ hộp 2 từ 6 đến 9.

Lời giải chi tiết :

Các số được ghép lại từ hai thẻ là: 16,17,18,19,26,27,28,29,36,37,38,39,46,47,48,49,56,57,58,59.

Vậy có 20 kết quả có thể.

Câu 16 :

Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước Việt Nam, Brazil, Ấn Độ, Qatar, Singapore, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế trên. Tìm số phần tử của tập hợp A gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra của biến cố sau “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á”.

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    6
  • D
    7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định các nước thuộc châu Á từ đó suy ra số kết quả có thể của biến cố.

Lời giải chi tiết :

Các nước châu Á là: Việt Nam, Ấn Độ, Qatar, Singapore. Vậy số kết quả có thể xảy ra là 4.

Câu 17 :

Có hai chiếc hộp: hộp thứ nhất chứa 3 bi xanh được đánh số từ 1 đến 3, hộp thứ hai chứa 3 bi đỏ được đánh số từ 1 đến 3 và 3 bi vàng được đánh số từ 1 đến 3. Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp một viên bi. Tính số phần tử của biến cố A: “Ba bi được chọn vừa khác màu vừa khác số"

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định các kết quả có thể xảy ra của sự kiện “Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp một viên bi”

Xác định các kết quả thuận lợi của biến cố “Hai bi được chọn vừa khác màu vừa khác số.

Lời giải chi tiết :

Gọi hộp chứa 3 bi xanh được đánh số từ 1 đến 4 lần lượt là: X1, X2, X3.

Gọi hộp chứa 3 bi đỏ được đánh số từ 1 đến 3 lần lượt là: Đ1, Đ2, Đ3.

Gọi hộp chứa 3 bi vàng được đánh số từ 1 đến 3 lần lượt là: V1, V2, V3.

Các kết quả để ba bi được chọn vừa khác màu vừa khác số là: X1Đ2V3, X1Đ3V2, X2Đ1V3, X2Đ3V1, X3Đ2V1, X3Đ1V2.

Vậy kết quả thuận lợi của biến cố A là 6

Câu 18 :

Cho hai đường thẳng song song a và b. Trên đường thẳng a lấy 3 điểm phân biệt. Trên đường thẳng b lấy 2 điểm phân biệt. Chọn ngẫu nhiên 3 điểm. Có mấy tam giác được tạo thành từ ba điểm đã chọn?

  • A
     9
  • B
     6
  • C
     3
  • D
    12

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chọn 1 điểm thuộc đường thẳng này và hai điểm thuộc đường thẳng kia. Số cách chọn chính là số tam giác được tạo thành.

Lời giải chi tiết :

Gọi 3 điểm trên đường thẳng a lần lượt là: A1, A2, A3.

Gọi 2 điểm trên đường thẳng b lần lượt là: B1, B2.

TH1: Chọn 1 điểm thuộc đường thẳng a và hai điểm thuộc đường thẳng b: A1B1B2, A2B1B2, A3B1B2 => Có 6 tam giác được tạo thành.

TH2: Chọn 1 điểm thuộc đường thẳng b và hai điểm thuộc đường thẳng a: B1A1A2, B1A2A3, B1A1A3, B2A1A2, B2A2A3, B2A1A3 => Có 6 tam giác được tạo thành.

Vậy có 3 + 6 = 9 tam giác được tạo thành từ ba điểm đã chọn.

close