Trắc nghiệm Bài 25: Phương trình bậc nhất một ẩn Toán 8 Kết nối tri thứcĐề bài
Câu 1 :
Phương trình với ẩn x có dạng:
Câu 2 :
Phương trình nào dưới đây là phương trình một ẩn?
Câu 3 :
\({x_0}\) được gọi là nghiệm của phương trình \(A\left( x \right) = B\left( x \right)\) nếu:
Câu 4 :
Phương trình dạng \(ax + b = 0\), với a, b là hai số đã cho được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn x khi:
Câu 5 :
Cho phương trình \(2x + 1 = 0\), chọn khẳng định đúng
Câu 6 :
Nghiệm của phương trình \(3x - 6 = 0\) là:
Câu 7 :
Nghiệm của phương trình \(\frac{3}{4} + \frac{2}{5}x = 0\) có dạng \(x = - \frac{a}{b},\) trong đó \(b > 0\) và \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Khẳng định nào sau đây đúng?
Câu 8 :
Ở một số quốc gia, người ta dùng cả hai đơn vị đo nhiệt độ là Fahrenheit (oF) và độ Celcius (oC), liên hệ với nhau bởi công thức \(C = \frac{5}{9}\left( {F - 32} \right).\) Khi ở 20 oC thì ứng với độ Fahrenheit là:
Câu 9 :
Biết rằng \(4x - 8 = 0\). Giá trị của biểu thức \(5{x^2} - 4\) là:
Câu 10 :
Phương trình \({x^2} + 4 = 0\) có bao nhiêu nghiệm?
Câu 11 :
Tìm x, biết rằng nếu lấy x trừ đi \(\frac{1}{4},\) rồi nhân kết quả với \(\frac{1}{2}\) thì được \(\frac{1}{8}\)
Câu 12 :
Gọi \({x_0}\) là nghiệm của phương trình \(3\left( {x - 5} \right) + 9x\left( {x - 3} \right) = 9{x^2}.\) Hãy chọn đáp án đúng.
Câu 13 :
Cho \(A = \frac{{2\left( {x + 1} \right)}}{3} - \frac{1}{2},B = \frac{{1 + 3x}}{4}\). Tìm x để \(A = B\)
Câu 14 :
Cho hai phương trình \(8\left( {x - 2} \right) = 14 + 6\left( {x - 1} \right) + 2\left( {x + 5} \right)\,\,\left( 1 \right)\) và \({\left( {x - 2} \right)^2} = {x^2} - 2x - 2\left( {x - 2} \right)\;\;\left( 2 \right)\) Hãy chọn đáp án đúng.
Câu 15 :
Cho phương trình: \(\frac{{x - 11}}{{2011}} + \frac{{x - 10}}{{2012}} = \frac{{x - 74}}{{1948}} + \frac{{x - 72}}{{1950}}\). Khẳng định nào sau đây đúng?
Câu 16 :
Tìm điều kiện của m để phương trình \(3mx + m - 4x = 3{m^2} + 1\) có nghiệm duy nhất
Câu 17 :
Hình tam giác và hình chữ nhật ở hình dưới có cùng chu vi. Khi đó, giá trị của x là:
Câu 18 :
Cho hai phương trình \(\frac{{7x}}{8} - 5\left( {x - 9} \right) = \frac{1}{6}\left( {20x + 1,5} \right)\left( 1 \right)\) và \(2\left( {a - 1} \right)x - a\left( {x - 1} \right) = 2a + 3\;\left( 2 \right)\) Để phương trình (2) có một nghiệm bằng một phần ba nghiệm của phương trình (1) thì giá trị của a là:
Câu 19 :
Phương trình \(\frac{{x + 1}}{3} + \frac{{3\left( {2x + 1} \right)}}{4} = \frac{{2x + 3\left( {x + 1} \right)}}{6} + \frac{{7 + 12x}}{{12}}\) có bao nhiêu nghiệm?
Câu 20 :
Cho hình vẽ dưới đây. Biết rằng diện tích của cả hình đó bằng \(168{m^2}.\) Khi đó, giá trị của x (mét) là:
Câu 21 :
Một xe máy khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc trung bình 32km/h. Sau đó 1 giờ, một ô tô cũng khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng, cùng đường với xe máy và với vận tốc trung bình 48km/h. Phương trình biểu thị việc ô tô gặp xe máy sau x giờ, kể từ khi ô tô khởi hành là:
Câu 22 :
Cho phương trình \(\left( {{m^2} - 3m + 2} \right)x = m - 2,\) với m là tham số. Giá trị của m để phương trình có vô số nghiệm là:
Câu 23 :
Số nghiệm của phương trình \(\sqrt x + 1 = 2\sqrt { - x} \) là:
Câu 24 :
Hình dưới dây mô tả một đài phun nước. Tốc độ ban đầu của nước là 48 ft/s (ft là một đơn vị đo độ dài với 1ft=0,3048m). Tốc độ v(ft/s) của nước tại thời điểm t(s) được cho bởi công thức \(v = 48 - 30t.\) Thời gian để một giọt nước đi từ mặt đài phun nước đến khi đạt độ cao tối đa là:
Câu 25 :
Nghiệm của phương trình \(\frac{{x + a}}{{b + c}} + \frac{{x + b}}{{a + c}} + \frac{{x + c}}{{a + b}} = - 3\) (các mẫu đều khác 0) là:
Câu 26 :
Cho a và ba số b, c, d khác a thỏa mãn điều kiện \(b + d = 2c.\) Số nghiệm của phương trình \(\frac{x}{{\left( {a - b} \right)\left( {a - c} \right)}} - \frac{{2x}}{{\left( {a - b} \right)\left( {a - d} \right)}} + \frac{{3x}}{{\left( {a - c} \right)\left( {a - d} \right)}} = \frac{{4a}}{{\left( {a - c} \right)\left( {a - d} \right)}}\) là:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Phương trình với ẩn x có dạng:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng nhận biết phương trình một ẩn: Phương trình với ẩn x có dạng \(A\left( x \right) = B\left( x \right)\), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
Lời giải chi tiết :
Phương trình với ẩn x có dạng \(A\left( x \right) = B\left( x \right)\), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
Câu 2 :
Phương trình nào dưới đây là phương trình một ẩn?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Sử dụng nhận biết phương trình một ẩn: Phương trình với ẩn x có dạng \(A\left( x \right) = B\left( x \right)\), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
Lời giải chi tiết :
\(2{x^2} + 1 = x - 2\) là phương trình một ẩn (ẩn x)
Câu 3 :
\({x_0}\) được gọi là nghiệm của phương trình \(A\left( x \right) = B\left( x \right)\) nếu:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng khái niệm nghiệm của phương trình: Số \({x_0}\) được gọi là nghiệm của phương trình \(A\left( x \right) = B\left( x \right)\) nếu giá trị của A(x) và B(x) tại \({x_0}\) bằng nhau.
Lời giải chi tiết :
Số \({x_0}\) được gọi là nghiệm của phương trình \(A\left( x \right) = B\left( x \right)\) nếu giá trị của A(x) và B(x) tại \({x_0}\) bằng nhau. Tức là \(A\left( {{x_0}} \right) = B\left( {{x_0}} \right)\)
Câu 4 :
Phương trình dạng \(ax + b = 0\), với a, b là hai số đã cho được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn x khi:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Sử dụng khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn: Phương trình dạng \(ax + b = 0\), với a, b là hai số đã cho và \(a \ne 0\) được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn x.
Lời giải chi tiết :
Theo khái niệm về phương trình bậc nhất một ẩn: Phương trình dạng \(ax + b = 0\), với a, b là hai số đã cho và \(a \ne 0\) được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn x.
Câu 5 :
Cho phương trình \(2x + 1 = 0\), chọn khẳng định đúng
Đáp án : A Phương pháp giải :
Phương trình bậc nhất một ẩn (ẩn x) \(ax + b = 0\) (\(a \ne 0\)) có a gọi là hệ số của x, b gọi là hạng tử tự do
Lời giải chi tiết :
Phương trình \(2x + 1 = 0\) có hệ số của x là 2, hạng tử tự do là 1
Câu 6 :
Nghiệm của phương trình \(3x - 6 = 0\) là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
Lời giải chi tiết :
\(3x - 6 = 0\) \(3x = 6\) \(x = \frac{6}{3} = 2\) Vậy phương trình có nghiệm \(x = 2\)
Câu 7 :
Nghiệm của phương trình \(\frac{3}{4} + \frac{2}{5}x = 0\) có dạng \(x = - \frac{a}{b},\) trong đó \(b > 0\) và \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
Lời giải chi tiết :
\(\frac{3}{4} + \frac{2}{5}x = 0\) \(\frac{2}{5}x = \frac{{ - 3}}{4}\) \(x = \frac{{ - 3}}{4}:\frac{2}{5} = \frac{{ - 15}}{8}\) Do đó, \(a = 15,b = 8\) Vậy \(a + b = 15 + 8 = 23\)
Câu 8 :
Ở một số quốc gia, người ta dùng cả hai đơn vị đo nhiệt độ là Fahrenheit (oF) và độ Celcius (oC), liên hệ với nhau bởi công thức \(C = \frac{5}{9}\left( {F - 32} \right).\) Khi ở 20 oC thì ứng với độ Fahrenheit là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\).
Lời giải chi tiết :
Với \(C = {20^o}C\) ta có: \(20 = \frac{5}{9}\left( {F - 32} \right)\) \(F - 32 = 20 : \frac{5}{9}\) \(F - 32 = 36\) \(F = 36 + 32 = 68\) Vậy \(C = {20^o}C\) thì ứng với 68 oF
Câu 9 :
Biết rằng \(4x - 8 = 0\). Giá trị của biểu thức \(5{x^2} - 4\) là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
Lời giải chi tiết :
\(4x - 8 = 0\) \(4x = 8\) \(x = \frac{8}{4} = 2\) Với \(x = 2\) thay vào biểu thức \(5{x^2} - 4\) ta có: \({5.2^2} - 4 = 16\)
Câu 10 :
Phương trình \({x^2} + 4 = 0\) có bao nhiêu nghiệm?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng khái niệm nghiệm của phương trình: Số \({x_0}\) được gọi là nghiệm của phương trình \(A\left( x \right) = B\left( x \right)\) nếu giá trị của A(x) và B(x) tại \({x_0}\) bằng nhau.
Lời giải chi tiết :
Vì \({x^2} \ge 0\) với mọi x nên \({x^2} + 4 > 0\) với mọi x. Do đó, phương trình \({x^2} + 4 = 0\) vô nghiệm.
Câu 11 :
Tìm x, biết rằng nếu lấy x trừ đi \(\frac{1}{4},\) rồi nhân kết quả với \(\frac{1}{2}\) thì được \(\frac{1}{8}\)
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\).
Lời giải chi tiết :
Theo đề bài ta có: \(\left( {x - \frac{1}{4}} \right).\frac{1}{2} = \frac{1}{8}\) \(x - \frac{1}{4} = \frac{1}{8}:\frac{1}{2} = \frac{1}{4}\) \(x = \frac{1}{4} + \frac{1}{4} = \frac{1}{2}\) Vậy \(x = \frac{1}{2}\)
Câu 12 :
Gọi \({x_0}\) là nghiệm của phương trình \(3\left( {x - 5} \right) + 9x\left( {x - 3} \right) = 9{x^2}.\) Hãy chọn đáp án đúng.
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\).
Lời giải chi tiết :
\(3\left( {x - 5} \right) + 9x\left( {x - 3} \right) = 9{x^2}\) \(3x - 15 + 9{x^2} - 27x = 9{x^2}\) \( - 24x = 15\) \(x = \frac{{ - 5}}{8}\) Khi đó, nghiệm của phương là \({x_0} = \frac{{ - 5}}{8}\) Do đó, \({x_0} < 0\)
Câu 13 :
Cho \(A = \frac{{2\left( {x + 1} \right)}}{3} - \frac{1}{2},B = \frac{{1 + 3x}}{4}\). Tìm x để \(A = B\)
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\).
Lời giải chi tiết :
Vì \(A = B\) nên \(\frac{{2\left( {x + 1} \right)}}{3} - \frac{1}{2} = \frac{{1 + 3x}}{4}\) \(\frac{{8\left( {x + 1} \right)}}{{12}} - \frac{6}{{12}} = \frac{{3\left( {1 + 3x} \right)}}{{12}}\) \(8x + 8 - 6 = 3 + 9x\) \(9x - 8x = 2 - 3\) \(x = - 1\)
Câu 14 :
Cho hai phương trình \(8\left( {x - 2} \right) = 14 + 6\left( {x - 1} \right) + 2\left( {x + 5} \right)\,\,\left( 1 \right)\) và \({\left( {x - 2} \right)^2} = {x^2} - 2x - 2\left( {x - 2} \right)\;\;\left( 2 \right)\) Hãy chọn đáp án đúng.
Đáp án : C Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\).
Lời giải chi tiết :
\(8\left( {x - 2} \right) = 14 + 6\left( {x - 1} \right) + 2\left( {x + 5} \right)\,\) \(8x - 16 = 14 + 6x - 6 + 2x + 10\) \(8x - 6x - 2x = 18 + 16\) \(0 = 34\) (vô lí) Vậy phương trình (1) vô nghiệm. \({\left( {x - 2} \right)^2} = {x^2} - 2x - 2\left( {x - 2} \right)\) \({x^2} - 4x + 4 = {x^2} - 2x - 2x + 4\) \({x^2} - 4x + 4 - {x^2} + 4x - 4 = 0\) \(0 = 0\) (luôn đúng) Vậy phương trình (2) có vô số nghiệm.
Câu 15 :
Cho phương trình: \(\frac{{x - 11}}{{2011}} + \frac{{x - 10}}{{2012}} = \frac{{x - 74}}{{1948}} + \frac{{x - 72}}{{1950}}\). Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\): Trừ các phân thức đại số cho 1, các phân thức được biến đổi về cùng tử số x – 2022.
Lời giải chi tiết :
\(\frac{{x - 11}}{{2011}} + \frac{{x - 10}}{{2012}} = \frac{{x - 74}}{{1948}} + \frac{{x - 72}}{{1950}}\) \(\left( {\frac{{x - 11}}{{2011}} - 1} \right) + \left( {\frac{{x - 10}}{{2012}} - 1} \right) = \left( {\frac{{x - 74}}{{1948}} - 1} \right) + \left( {\frac{{x - 72}}{{1950}} - 1} \right)\) \(\frac{{x - 2022}}{{2011}} + \frac{{x - 2022}}{{2012}} - \frac{{x - 2022}}{{1948}} - \frac{{x - 2022}}{{1950}} = 0\) \(\left( {x - 2022} \right)\left( {\frac{1}{{2011}} + \frac{1}{{2012}} - \frac{1}{{1948}} - \frac{1}{{1950}}} \right) = 0\) \(x - 2022 = 0\) (vì \(\frac{1}{{2011}} + \frac{1}{{2012}} - \frac{1}{{1948}} - \frac{1}{{1950}} < 0\)) \(x = 2022\) Vì 2022 chia hết cho 2, không chia hết cho 4, không chia hết cho 5 nên nghiệm của phương trình là một số chia hết cho 2
Câu 16 :
Tìm điều kiện của m để phương trình \(3mx + m - 4x = 3{m^2} + 1\) có nghiệm duy nhất
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\). + Sử dụng khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn: Phương trình dạng \(ax + b = 0\), với a, b là hai số đã cho và \(a \ne 0\) được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn x. Lời giải chi tiết :
\(3mx + m - 4x = 3{m^2} + 1\) \(\left( {3m - 4} \right)x + m - 3{m^2} - 1 = 0\) Để phương trình \(\left( {3m - 4} \right)x + m - 3{m^2} - 1 = 0\) có nghiệm duy nhất thì \(3m - 4 \ne 0\) \(3m \ne 4\) \(m \ne \frac{4}{3}\) Vậy \(m \ne \frac{4}{3}\)
Câu 17 :
Hình tam giác và hình chữ nhật ở hình dưới có cùng chu vi. Khi đó, giá trị của x là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\). + Sử dụng chu vi hình tam giác: Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài ba cạnh của tam giác + Sử dụng chu vi hình chữ nhật: Chu vi hình tam giác bằng hai lần tổng chiều dài và chiều rộng Lời giải chi tiết :
Chu vi hình tam giác là: \(x + 2 + x + 4 + x + 5 = 3x + 11\) Chu vi hình chữ nhật là: \(2\left( {x + 1 + x + 4} \right) = 2\left( {2x + 5} \right) = 4x + 10\) Vì hai hình có chu vi bằng nhau nên: \(3x + 11 = 4x + 10\) \(4x - 3x = 11 - 10\) \(x = 1\)
Câu 18 :
Cho hai phương trình \(\frac{{7x}}{8} - 5\left( {x - 9} \right) = \frac{1}{6}\left( {20x + 1,5} \right)\left( 1 \right)\) và \(2\left( {a - 1} \right)x - a\left( {x - 1} \right) = 2a + 3\;\left( 2 \right)\) Để phương trình (2) có một nghiệm bằng một phần ba nghiệm của phương trình (1) thì giá trị của a là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\). + Sử dụng khái niệm nghiệm của phương trình: Số \({x_0}\) được gọi là nghiệm của phương trình \(A\left( x \right) = B\left( x \right)\) nếu giá trị của A(x) và B(x) tại \({x_0}\) bằng nhau. Lời giải chi tiết :
\(\frac{{7x}}{8} - 5\left( {x - 9} \right) = \frac{1}{6}\left( {20x + 1,5} \right)\) \(\frac{{21x}}{{24}} - \frac{{120\left( {x - 9} \right)}}{{24}} = \frac{{4\left( {20x + 1,5} \right)}}{{24}}\) \(21x - 120x + 1080 = 80x + 6\) \( - 179x = - 1074\) \(x = 6\) Vì phương trình (2) có một nghiệm bằng một phần ba nghiệm của phương trình (1) nên phương trình (2) có nghiệm là \(x = 2\) \(2\left( {a - 1} \right)x - a\left( {x - 1} \right) = 2a + 3\;\left( 2 \right)\) Với \(x = 2\) thay vào phương trình (2) ta có: \(2\left( {a - 1} \right)2 - a\left( {2 - 1} \right) = 2a + 3\) \(4a - 4 - a = 2a + 3\) \(a = 7\)
Câu 19 :
Phương trình \(\frac{{x + 1}}{3} + \frac{{3\left( {2x + 1} \right)}}{4} = \frac{{2x + 3\left( {x + 1} \right)}}{6} + \frac{{7 + 12x}}{{12}}\) có bao nhiêu nghiệm?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\).
Lời giải chi tiết :
\(\frac{{x + 1}}{3} + \frac{{3\left( {2x + 1} \right)}}{4} = \frac{{2x + 3\left( {x + 1} \right)}}{6} + \frac{{7 + 12x}}{{12}}\) \(\frac{{4\left( {x + 1} \right)}}{{12}} + \frac{{9\left( {2x + 1} \right)}}{{12}} = \frac{{2\left( {5x + 3} \right)}}{{12}} + \frac{{7 + 12x}}{{12}}\) \(4x + 4 + 18x + 9 = 10x + 6 + 7 + 12x\) \(22x + 13 = 22x + 13\) \(0 = 0\) (luôn đúng) Vậy phương trình đã cho có vô số nghiệm
Câu 20 :
Cho hình vẽ dưới đây. Biết rằng diện tích của cả hình đó bằng \(168{m^2}.\) Khi đó, giá trị của x (mét) là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\).
Lời giải chi tiết :
Hình bên có gồm hai hình chữ nhật: + Hình chữ nhật độ dài 2 kích thước là 12m và x (mét) nên diện tích hình là: \(12x\left( {{m^2}} \right)\) + Hình chữ nhật có độ dài 2 kích thước là 6m và 4m nên diện tích hình là: \(4.6 = 24\left( {{m^2}} \right)\) Mà diện tích của cả hình đó bằng \(168{m^2}\) nên ta có: \(12x + 24 = 168\) \(12x = 144\) \(x = 12\) Vậy \(x = 12m\)
Câu 21 :
Một xe máy khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc trung bình 32km/h. Sau đó 1 giờ, một ô tô cũng khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng, cùng đường với xe máy và với vận tốc trung bình 48km/h. Phương trình biểu thị việc ô tô gặp xe máy sau x giờ, kể từ khi ô tô khởi hành là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Phương trình bậc nhất một ẩn
Lời giải chi tiết :
Giả sử ô tô gặp xe máy tại C như trên hình. Gọi x (giờ) (x > 0) là khoảng thời gian chuyển động của ôtô đi từ A đến C. Ô tô đi với vận tốc 48km/h nên quãng đường AC bằng: 48.x (km) (1) Vì xe máy đi trước ôtô 1 giờ nên thời gian xe máy đi từ A đến C bằng: x + 1 (h) Xe máy đi với vận tốc 32km/h nên quãng đường AC bằng: 32(x + 1) (km) (2) Từ (1) và (2) ta có phương trình: 48x = 32(x + 1). Vậy phương trình là: 48x = 32(x + 1).
Câu 22 :
Cho phương trình \(\left( {{m^2} - 3m + 2} \right)x = m - 2,\) với m là tham số. Giá trị của m để phương trình có vô số nghiệm là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn.
Lời giải chi tiết :
\(\left( {{m^2} - 3m + 2} \right)x = m - 2\left( * \right)\) Xét \({m^2} - 3m + 2 = 0\) \({m^2} - m - 2m + 2 = 0\) \(\left( {m - 1} \right)\left( {m - 2} \right) = 0\) Từ đó tính được \(m = 1;m = 2\) Với \(m = 1\) thay vào (*) ta có: \(0.x = - 1\) (vô lí) nên phương trình (*) vô nghiệm. Với \(m = 2\) thay vào (*) ta có: \(0x = 0\) (luôn đúng) nên phương trình (*) có vô số nghiệm với mọi số thực x.
Câu 23 :
Số nghiệm của phương trình \(\sqrt x + 1 = 2\sqrt { - x} \) là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Sử dụng khái niệm nghiệm của phương trình: Số \({x_0}\) được gọi là nghiệm của phương trình \(A\left( x \right) = B\left( x \right)\) nếu giá trị của A(x) và B(x) tại \({x_0}\) bằng nhau.
Lời giải chi tiết :
Khi \(x = 0\) ta có: \(1 = 0\) (vô lí) nên \(x = 0\) không là nghiệm của phương trình đã cho Khi \(x < 0\) thì \(\sqrt x \) không xác định Khi \(x > 0\) thì \(\sqrt { - x} \) không xác định Vậy trong mọi trường hợp, không có giá trị nào thỏa mãn phương trình. Vậy phương trình đã cho vô nghiệm
Câu 24 :
Hình dưới dây mô tả một đài phun nước. Tốc độ ban đầu của nước là 48 ft/s (ft là một đơn vị đo độ dài với 1ft=0,3048m). Tốc độ v(ft/s) của nước tại thời điểm t(s) được cho bởi công thức \(v = 48 - 30t.\) Thời gian để một giọt nước đi từ mặt đài phun nước đến khi đạt độ cao tối đa là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
Lời giải chi tiết :
Khi xuất phát từ mặt đài phun nước, giọt nước có \(t = 0.\) Khi giọt nước đạt độ cao tối đa thì \(v = 0.\) Thay vào công thức ta có: \(0 = 48 - 30t\) \(30t = 48\) \(t = 1,6\) Vậy thời gian để giọt nước đi từ mặt đài phun nước đến khi đạt độ cao tối đa là: \(1,6 - 0 = 1,6\) (s)
Câu 25 :
Nghiệm của phương trình \(\frac{{x + a}}{{b + c}} + \frac{{x + b}}{{a + c}} + \frac{{x + c}}{{a + b}} = - 3\) (các mẫu đều khác 0) là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\).
Lời giải chi tiết :
\(\frac{{x + a}}{{b + c}} + \frac{{x + b}}{{a + c}} + \frac{{x + c}}{{a + b}} = - 3\) \(\left( {\frac{{x + a}}{{b + c}} + 1} \right) + \left( {\frac{{x + b}}{{a + c}} + 1} \right) + \left( {\frac{{x + c}}{{a + b}} + 1} \right) = 0\) \(\frac{{x + a + b + c}}{{b + c}} + \frac{{x + a + b + c}}{{a + c}} + \frac{{x + a + b + c}}{{a + b}} = 0\) \(\left( {x + a + b + c} \right)\left( {\frac{1}{{b + c}} + \frac{1}{{c + a}} + \frac{1}{{a + b}}} \right) = 0\) \(x + a + b + c = 0\) \(x = - \left( {a + b + c} \right)\) Vậy nghiệm của phương trình đã cho là \(x = - \left( {a + b + c} \right)\)
Câu 26 :
Cho a và ba số b, c, d khác a thỏa mãn điều kiện \(b + d = 2c.\) Số nghiệm của phương trình \(\frac{x}{{\left( {a - b} \right)\left( {a - c} \right)}} - \frac{{2x}}{{\left( {a - b} \right)\left( {a - d} \right)}} + \frac{{3x}}{{\left( {a - c} \right)\left( {a - d} \right)}} = \frac{{4a}}{{\left( {a - c} \right)\left( {a - d} \right)}}\) là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sử dụng cách giải phương trình đưa về dạng \(ax + b = 0\).
Lời giải chi tiết :
\(\frac{x}{{\left( {a - b} \right)\left( {a - c} \right)}} - \frac{{2x}}{{\left( {a - b} \right)\left( {a - d} \right)}} + \frac{{3x}}{{\left( {a - c} \right)\left( {a - d} \right)}} = \frac{{4a}}{{\left( {a - c} \right)\left( {a - d} \right)}}\) \(\frac{{x\left( {a - d} \right) - 2x\left( {a - c} \right) + 3x\left( {a - b} \right)}}{{\left( {a - b} \right)\left( {a - c} \right)\left( {a - d} \right)}} = \frac{{4a\left( {a - b} \right)}}{{\left( {a - b} \right)\left( {a - c} \right)\left( {a - d} \right)}}\) \(x\left( {a - d - 2a + 2c + 3a - 3b} \right) = 4a\left( {a - b} \right)\) \(x\left( {2a - 3b + 2c - d} \right) = 4a\left( {a - b} \right)\;\left( 1 \right)\) Từ giả thiết, \(b + d = 2c\) nên \(2a - 3b + 2c - d = 2a - 2b = 2\left( {a - b} \right)\) thay vào (1) ta có: \(2\left( {a - b} \right)x = 4a\left( {a - b} \right)\;\left( 2 \right)\) Vì \(a - b \ne 0\) nên phương trình (2) có nghiệm duy nhất là \(x = 2a.\) Vậy phương trình đã cho có một nghiệm.
|