Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắnTrong đời sống, không ít lần ta gặp các hiện tượng tự nhiên đặc biệt, có khi kì thú, có khi đáng lo ngại Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Đề bài (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Trong đời sống, không ít lần ta gặp các hiện tượng tự nhiên đặc biệt, có khi kì thú, có khi đáng lo ngại. Đối diện với chúng, trong ta nảy sinh nhu cầu giải thích nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, khám phá, chinh phục. Viết bài văn thuyết minh thể hiện nội dung này thực sự là một trải nghiệm thú vị, tạo cho em cơ hội chia sẻ với mọi người những hiểu biết bổ ích có được qua khảo sát, nghiên cứu riêng hoặc qua tiếp nhận những thông tin đáng tin cậy từ các tài liệu khoa học. Yêu cầu: - Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích - Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích - Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn - Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người. Phương pháp giải - Xem chi tiết Chọn hiện tượng thuyết minh và viết bài theo hướng dẫn trong SGK. Lời giải chi tiết *Dàn ý 1. Mở bài -Nêu tên hiện tượng tự nhiên. -Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên. 2. Thân bài -Khái niệm của hiện tượng tự nhiên. -Nguyên nhân, cơ chế hình thành hiện tượng tự nhiên. -Lợi ích hoặc tác hại của hiện tượng tự nhiên. -Liên hệ mở rộng về các vấn đề liên quan đến hiện tượng tự nhiên. 3. Kết bài
Trình bày sự việc cuối/kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích. *Bài làm Hiện tượng cây “mắc cỡ” cụp lá khi chạm vào Rất nhiều người có tuổi thơ thú vị với loại cây mắc cỡ này, chỉ cần chạm nhẹ vào lá của nó, cây mắc cỡ sẽ lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Phải chăng cây mắc cỡ có cảm xúc mắc cỡ thật khi bị trêu ghẹo? Dưới đây là cơ chế cụp lá của cây mắc cỡ. Cây mắc cỡ hay còn gọi là cây trinh nữ Cây mắc cỡ nhiều vùng còn gọi cây xấu hổ có tên khác nữa là cây trinh nữ. Hiện tượng lá cây mắc cỡ cụp lá lại không phải là chúng cảm giác được mà là nhờ vào “tác dụng phình ép” của lá “Tác dụng phình ép” là gì? Trong phần gốc của cuống là có một tổ chức tế bào thành mỏng, phần đầu chứa đầy nước , gọi là bọng lá. Khi bạn vừa chạm tay vào cây, chúng sẽ bị kích thích, lượng nước trong tế bào ở phần dưới phiến là lập tức chảy tràn lên trên và hai bên. Việc này dẫn đến phần phía dưới phiến lá giống như quả bóng bị xì hết hơi, còn phía trên giống như như trái banh được thôi căng, cuống lá lúc này sẽ rũ xuống khép lại. Khi một lá khép lại tác động lan truyền sinh ra điện và lập tức nó dẫn đến các lá khác, khiến các lá còn lại cũng lần lượt theo cơ chế trên mà khép theo. Sau khi tác dụng kích thích này hết thì dưới phiến lá sẽ lại dần dần đầy nước, lá lại mở ra trở lại hình thái ban đầu. Đặc tính sinh lý này của cây mắc cỡ là loại thích ứng đối với điều kiện tự nhiên, rất có lợi cho sinh trưởng của nó. Ở miền Nam thường gặp phải những cơn mưa và gió mạnh. Chính điều kiện thời tiết đã tạo nên đặc tính cỏ lá của cây mắc cỡ nhằm bảo vệ các lá non. Tác dụng chữa bệnh của cây mắc cỡ Ngoài ra, có một đặc điểm mà rất ít người biết đến ở cây mắc cỡ là nó không chỉ dùng làm hàng rào mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả. Theo đông y, hầu hết các bộ phận của cây hoa mắc cỡ đều được dùng làm thuốc. Trong đó cành và lá cây hoa mắc cỡ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc, thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể. Rễ cây mắc cỡ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố với tác dụng chỉ khái, hóa đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích, xương khớp. Thiên nhiên còn rất nhiều điều thú vị và cây mắc cỡ là một trong những minh chứng chống lại những suy nghĩ rằng thực vật thì không có sự sống và không có suy nghĩ. Càng nghiên cứu về thực vật học chúng ta sẽ càng ngỡ ngàng về các hoạt động sống của chúng như cơ chế bắt động vật của cây bắt ruồi, hoặc mới đây khoa học cũng chứng minh rằng giữa các cây có cơ chế liên lạc với nhau.
Quảng cáo
|