Soạn bài Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn

Hãy nêu tên một sáng tác dân gian có nói đến hiện tượng lũ lụt. Theo em, trong sáng tác đó, lũ lụt đã để lại ấn tượng nổi bật gì?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Cuộc sống của bà con vùng châu thổ sông Cửu Long, ưu điểm và nhược điểm của lũ khi tới đồng bằng sông Cửu Long

 

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Hãy nêu tên một sáng tác dân gian có nói đến hiện tượng lũ lụt. Theo em, trong sáng tác đó, lũ lụt đã để lại ấn tượng nổi bật gì?

Phương pháp giải:

Nhớ lại tác phẩm đã được học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Sáng tác dân gian nói đến hiện tượng lũ lụt: Sơn Tinh, Thủy Tinh => lũ lụt để lại ấn tượng về sức tàn phá khủng khiếp, làm hao hụt cả sức người và sức của.

Xem thêm cách soạn khác

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ sống chung với lũ? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này.

Phương pháp giải:

Nêu cách hiểu và suy đoán của em.

Lời giải chi tiết:

- Sống chung với lũ: chỉ sự thích nghi với điều kiện sống, làm quen, chấp nhận với những điều kiện khó khăn mà hoàn cảnh mang lại.

- Nguồn gốc: do nhiều năm liền người dân đều gặp phải lũ lụt và gió bão làm tiêu tán bao tài sản, của cải lẫn mạng người, biết không thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng lũ lụt, con người đã nghĩ ra nhiều phương án khác nhau để sống chung với lũ.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Phần sa-pô báo hiệu điều gì sẽ được triển khai trong văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Nội dung: người dân vùng Cửu Long không thể sống thiếu lũ.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tác giả giải thích như thế nào về quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Hình thành và phát triển hình thể từ các trận lũ hàng năm.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc văn bản 3

Câu 3 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Những điểm đặc biệt trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Tuổi địa chất trẻ

- Nằm tận cùng của lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều vùng địa chất khác nhau

Xem thêm cách soạn khác

Đọc văn bản 4

Câu 4 (trang 90, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Sự trù phú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được biểu hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Lớp đất mặt giàu dinh dưỡng với thành phần chính là đất sét và đất thịt

- Có thêm nguồn nước dồi dào giúp ích cho nông nghiệp và thủy sản phát triển với năng suất sinh học lớn.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc văn bản 5

Câu 5 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Vì sao có lũ lớn lại là điều được người dân miền sông nước mong đợi?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Cá nhiều, chim nhiều, sản vật mùa lũ nhiều,...

- Chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao

- Cuối mùa lũ cũng là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, chim én tụ về thành từng đàn

Xem thêm cách soạn khác

Đọc văn bản 6

Câu 6 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Hiện tượng ngập lụt đã tạo nên những kết nối quan trọng nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Kết nối dòng chảy giữa đoạn sông thượng lưu và đoạn sông hạ lưu trong quá trình chuyển nước, cá và phù sa

- Kết nối giữa sông và hai bên bờ

- Kết nối thủy vực từ dòng sông và cửa sông ra vùng ven biển, thềm lục địa và biển cả

Xem thêm cách soạn khác

Đọc văn bản 7

Câu 7 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đoạn văn này có sự kết nối như thế nào với nhan đề của văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Lý giải nhan đề tại sao miền châu thổ lại cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thông tin chính mà tác giả muốn chuyền tải qua văn bản này là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Làm rõ quan điểm miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Có thể xếp Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên được không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Có, vì văn bản đã chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm khi lũ tràn xuống vùng châu thổ sông Cửu Long.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự hay quan hệ nào? Nêu nhận xét về hiệu quả của cách trình bày đó.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Trật tự kết quả - nguyên nhân.

- Nhận xét về hiệu quả: giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng và những ích lợi mà lũ mang lại cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn nào? Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Góc nhìn về ưu điểm và nhược điểm.

- Ý nghĩa: cho thấy lũ lụt mang đến nhiều lợi ích hơn là tác hại, chỉ cần biết cách khai thác thì người dân sẽ nhận được rất nhiều từ lũ.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Vì sao trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử”?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Vì bài viết đang làm rõ quan điểm Đồng bằng sông Cửu Long không thể “sống” thiếu lũ, từ đó thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm này

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm gì mới so với điều em đã biết?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và dựa vào hiểu biết của em để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ngoài những thiệt hại mà lũ gây nên, em biết thêm những lợi ích và tài nguyên mà lũ lụt đem đến cho hoạt động sản xuất, đời sống hàng ngày.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long có thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và dựa vào hiểu biết của em để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Không, vì mỗi vùng đất sẽ có đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng khác nhau.

Xem thêm cách soạn khác

Viết

(trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn trình bày lại những thu nhận bổ ích của em khi đọc văn bản.

Xem thêm cách soạn khác

Lời giải chi tiết:

Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến hiện tượng lũ lụt và quá trình kiến tạo đồng bằng. Tất cả các đồng bằng hạ lưu sông đều được hình thành và phát triển hình thể thông qua các trận lũ hàng năm. Các hiện tượng lớn nhỏ sẽ tạo nên những đợt trầm tích bùn cát, bồi đắp cho các vùng châu thổ. Quá trình hình thành ấy không hề đơn giản và dễ dàng. Ví dụ, phải trải qua hơn 5000 - 7000 năm xảy ra liên tục mới có thể hình thành nên vùng châu thổ Cửu Long như ta thấy ngày nay. Tuy nghèo nàn về khoáng sản kim loại và vật liệu xây dựng nhưng thổ nhưỡng và sinh thái vùng Cửu Long lại cực kỳ giàu có. Nhờ thế mà hoạt động nông nghiệp ở đây cực kỳ phát triển, năng suất sinh học cao, tạo ra nhiều loại nông sản và của cải nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Nếu chỉ đánh giá phiến diện từ một phía, ta sẽ thấy lũ lụt thật quái ác và đem đến toàn những tác động tiêu cực. Vì vậy, cần mở rộng góc nhìn và dựa trên những dẫn chứng từ thực tế để đánh giá đúng tiềm năng cũng như tác hại của lũ lụt, từ đó có biện pháp “chào đón” phù hợp đối với hiện tượng thiên nhiên này.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close