Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp). 3. So sánh “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” với bài “Rằm tháng giêng”:

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 192 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nguyễn Trãi có những câu thơ sau:

   Nội dung trữ tình: niềm ưu tư canh cánh của tác giả và nỗi lòng lo cho dân, cho nước.

   Hình thức thể hiện: bằng thơ, phương thức biểu hiện gồm kể và tả.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 192 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”:

* ”Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”:

- Tình huống thể hiện tình yêu quê hương: Người xa quê nhớ về quê hương yêu dấu của mình.

- Cách thể hiện tình cảm: Dùng ánh trăng để thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết của mình. Ngoài ra, thông qua các hành động, tư thế, cử chỉ tác giả đã thể hiện rất rõ tâm trạng “nhớ cố hương”.

- Giọng điệu: trữ tình, sâu lắng.

- Ngôn ngữ: bình dị, tự nhiên.

* ”Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”:

- Tình huống: trẻ con tưởng nhà thơ là khách lạ vì ông xa quê đã lâu.

- Cách thể hiện: Sử dụng các yếu tố tự sự, cấu tứ độc đáo, biện pháp tiểu đối để thấy rõ tình cảm yêu thương thắm thiết của tác giả đối với quê hương của mình.

- Giọng điệu: hóm hỉnh nhưng ngậm ngùi, sâu cay.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

So sánh “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” với bài “Rằm tháng giêng”:

Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều

Rằm tháng giêng

Giống nhau: Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người (đều có trăng, thuyền và nước trên sông)

Khác nhau

- Bài thơ gợi lên một bức tranh mờ ảo của sương khuya, trăng lặn, đốm lửa thuyền chài trong bản hòa tấu của tiếng chuông chùa điểm nhịp, tiếng quạ kêu.

- Cảm nhận mùa thu, đêm thu của người lữ thứ với nỗi sầu phân li.

- Cảnh đẹp tràn ngập ánh trăng trong trẻo, bát ngát, rất bình yên.

- Tinh thần bình tĩnh, ung dung, và sự tự tin của nhà thơ.

- Con người dù có lo cho dân cho nước nhưng vẫn không quên làng vẻ đẹp của thiên nhiên.

 

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 193 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tùy bút:

b. Tùy bút không có nhân vật và có thể không có cốt truyện.

c. Tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.

e. Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close