Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) (Chi tiết)

Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) trang 192 SGK Ngữ văn 7 tập 1. Câu 2. So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 192 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Nguyễn Trãi có những câu thơ như sau:

-                                                             Suốt ngày ôm nỗi ưu tư

             Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên.

-                                                             Bui một tấc lòng ưu ái cũ

              Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

Em hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ trên.

Lời giải chi tiết:

- Nội dung trữ tình của những câu thơ Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu ái lo cho nước, thương yêu dân của tác giả.

- Hình thức:

+ Giống nhau về thể thơ, phương thức biểu hiện: kể, tả.

+ Khác: hình ảnh biểu hiện một bên là hình ảnh so sánh với nước triều dâng cuồn cuộn và một bên là hình ảnh con người thao thức thức trằn trọc trong đêm lạnh.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 192 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Lời giải chi tiết:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ):

+ Hoàn cảnh: Người ở xa quê vọng nhớ về quê trong một đêm trăng.

+ Cách thể hiện: Dùng ánh trăng để thể hiện tình cảm nhớ quê thao thức nhìn văn và nhìn trăng càng khiến tác giả nhớ quê. Giọng điệu trữ tình và sâu lắng.

- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư):

+ Hoàn cảnh: Bị coi là khách ngay nơi chôn rau cắt rốn, sau khi gần cả đời người cách xa mới trở về.

+ Cách thể hiện: Miêu tả cái đổi và cái không đổi để thể hiện tấm lòng tha thiết với quê hương. Giọng điệu vừa hóm hỉnh vừa ngậm ngùi.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 193 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

So sánh bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều với bài Rằm tháng giêng về hai vấn đề: cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau:

+ Cảnh vật: đêm, trăng, thuyền.

+ Tình cảm: sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

- Khác nhau:

+ Cảnh vật:

Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều: Trăng tàn xế bóng, sương sa đầy trời, tiếng quạ kêu, tiếng chuông chùa từ xa vọng lại càng làm tăng vẻ tĩnh mịch và buồn vắng hiu hắt của cảnh, con thuyền nằm im bên lùm cây.

Rằm tháng giêng: Trăng tròn sáng vằng vặc, cảnh vật bao la bát ngát tràn ngập ánh trăng, tràn đầy sức sống dào dạt. Con thuyền vận động từ chỗ "thăm xứ" đến nơi bát ngát đầy trăng.

+ Tình cảm:

Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều: Con người nằm ngủ, vương vấn nỗi buồn xa lánh bụi trần tìm về nơi tĩnh lặng 

⟹ Nỗi buồn cô đơn.

Rằm tháng giêng: con người mở rộng tâm hồn để đón nhận vẻ đẹp của đêm rằm. Con người lo cho vận nước

⟹ Sự ung dung lạc quan, tràn đầy niềm tin phơi phới.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 193 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Đọc kĩ lại ba bài tùy bút trong bài 14, 15. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng:

a) Tùy bút có nhân vật và cốt truyện.

b) Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.

c) Tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.

d) Tùy bút thuộc loại tự sự.

e) Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Các câu đúng là:

b. Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.

c. Tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.

e. Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.

⟹ Đây cũng là ba đặc điểm cơ bản của thể loại tùy bút.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close