Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I - chi tiết (lớp 7)Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I - chi tiết nhất Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN CHÚ Ý 1. Về phần Văn a) Nắm được thể loại của các tác phẩm trữ tình đã học (ca dao, dân ca, thơ trữ tình trung đại, tùy bút). b) Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình: - Nội dung những bài ca dao đã học. - Các bài thơ tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo. c) Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại ở các tác phẩm trữ tình đã học. d) Nắm được nội dung, ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng: - Cổng trường mở ra - Mẹ tôi - Cuộc chia tay của những con búp bê. 2. Về phần Tiếng Việt a) Nhận diện được: - Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. - Thành ngữ. - Các biện pháp điệp ngữ, chơi chữ. b) Biết vận dụng các kiến thức Tiếng Việt khi nói – viết và đọc hiểu các văn bản ở phần Văn. 3. Về phần Tập làm văn a) Tìm hiểu chung về văn biểu cảm: - Khái niệm. - Đặc điểm. - Các yếu tố tự sự, miêu tả. - Tình cảm trong văn biểu cảm. b) Cách làm bài văn biểu cảm: - Các dạng lập ý cho bài văn biểu cảm. - Cách làm văn bản biểu cảm. - Viết bài biểu cảm về sự vật, con người. - Viết bài biểu cảm về tác phẩm văn học. Phần II VỀ CÁCH ÔN TẬP VÀ HƯỚNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Trắc nghiệm Câu 1: B – Biểu cảm Câu 2: A – Vũ Bằng Câu 3: B – Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Câu 4: C – Ba (riêu riêu, lành lạnh, xa xa) Câu 5: C – Bọc kín Câu 6: B – Yêu quý Câu 7: C – Ngôi thứ nhất số ít Câu 8: B – Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa Câu 9: C – Đó là những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian Câu 10: D – Đó là bài thơ làm theo thể Đường luật Tự luận Đề 1: Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên. Dàn ý: 1. Mở bài - Giới thiệu về đề tài chung trong các bài Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, xa ngắm thác núi Lư - Khái quát suy nghĩ của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên, thiên nhiên mang lại hạnh phúc cho con người 2. Thân bài - Thiên nhiên được thể hiện đặc sắc qua các bài thơ trên với vẻ phong phú, sinh động, tươi đẹp qua hình ảnh: “trong rừng thông mọc như nêm”, “sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”, “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước” - Thiên nhiên là nơi con người cư trú, an nhàn, thể hiện niềm tin lạc quan vào cuộc sống. - Nêu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên: + Thiên nhiên tươi đẹp, trong lành nơi nuôi dưỡng con người. + Thiên nhiên nơi con người chia sẻ mọi tâm sự vui, buồn. - Con người luôn có khát vọng sống giữa thiên nhiên. 3. Kết bài Nêu tình cảm của mình với những bài thơ gợi cảm hứng về thiên nhiên.
Đề 2: Từ các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người. l. Mở bài - Đề tài của các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong sách Ngữ văn 7, tập một. Đó là tình cảm gia đỉnh, tình bạn bè cảm động sâu sắc. - Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tỉnh yêu mọi người. 2. Thân bài - Tình cảm giữa những người thân được thể hiện qua các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà: + Tình cảm gia đình tha thiết. + Tình ban bè chân thành, cảm động. - Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người: + Nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc của em với người thân, bè bạn. + Em luôn trân trọng, nâng niu, gìn giữ những tình cảm đáng quý ấy. + Niềm hạnh phúc của em khi được sống trong tình yêu thương của mọi người. Đó cũng là động lực giúp mỗi con người bước qua khó khăn, gian khổ trong cuộc sống. 3. Kết bài Bài học của em về việc phải biết yêu thương, trân trọng những người thân của mình.
Đề 3: Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi tuổi nhỏ. 1. Mở bài - Đề tài chung của các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê. - Những tâm sự của em về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ. 2. Thân bài - Tâm tình tuổi thơ được thể hiện qua các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê. - Tâm sự của em về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ: + Niềm vui: được sống hồn nhiên, vô tư, được quan tâm chiều chuộng, ... + Nỗi buồn: phải xa bạn bè thân yêu, những lần làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ, ... - Những suy nghĩ, ước mơ thuở bé thơ là động lực để em học hành, phấn đấu. 3. Kết bài Ý nghĩa của những tâm tư tình cảm tuổi thơ đối với em trong hiện tại và tương lai. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|