Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng. Câu 1: * Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: “Sự nhất quán giữa hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”.

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

* Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: “Sự nhất quán giữa hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”.

* Tác giả đã chứng minh sự giản dị của Bác ở những phương diện:

- Bữa ăn hằng ngày

- Nhà ở

- Việc làm

- Lời nói, bài viết.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Bố cục gồm 2 phần:

   Phần 1: Từ đầu đến “tuyệt đẹp”: sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

   Phần 2: tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Nhận xét nghệ thuật chứng minh của tác giả trong đoạn văn “Con người của Bác…Nhất, Định, Thắng, Lợi”:

- Nghệ thuật chứng minh: tác giả đưa ra hệ thống luận cứ toàn diện, dẫn chứng cụ thể, xác thực và phong phú.

- Những chứng cứ ở đoạn này giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện: từ bữa ăn, nhà ở, việc làm đến cách nói, cách viết. Điều này cho thấy, tác giả đã có thời gian sống gần Bác , có mối quan hệ gần gũi mới viết được một cách xác thực như vậy.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

“Bác Hồ sống đời sống giản dị…cao đẹp nhất”:

   Tác giả đã sử dụng những phép lập luận:

- Giải thích: “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú…”

- Bình luận: “Đời sống vật chất giản dị…cao đẹp nhất”.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài viết này là:

- Luận điểm ngắn gọn, tập trung

- Luận cứ xác đáng, toàn diện

- Luận chứng phong phú, cụ thể.

Luyện tập

Trả lời câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

                         (Tức cảnh Pác Bó).

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mới ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay

…”

                        (Cảnh rừng Việt Bắc).

Trả lời câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Em hiểu đức tính giản dị:

- Đức tính giản dị là một phẩm chất tốt đẹp mỗi người nên có.

- Đức tính giản dị nó thể hiện ở lối sống, nhà ở, ăn mặc, mối quan hệ với mỗi người xung quanh.

- Đó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.

ND chính

Video hướng dẫn giải

- Qua bài học, học sinh thấy được giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong cả lời nói và bài viết. Đức tính giản dị ở Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

- Học sinh thấy được cách lập luận bằng những dẫn chứng cụ thể và nhận xét sâu sắc lại thấm đượm tình cảm chân thành của tác giả.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close