Soạn bài Từ đồng âm - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Từ đồng âm. Câu 1. Giải thích nghĩa của từ lồng trong các câu sau: Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải Thế nào là từ đồng âm? Trả lời câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Giải thích nghĩa của từ lồng trong các câu sau: - Lồng (1): ý nói con ngựa đang đứng yên bỗng nó vùng lên hoặc chạy xông xáo. - Lồng (2): đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật khác dùng để nhốt chim, gà. Trả lời câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Nghĩa của các từ lồng trên không có gì liên quan với nhau. Phần II Video hướng dẫn giải Sử dụng từ đồng âm: Trả lời câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Em phân biệt được nghĩa của các từ lồng là dựa vào nội dung của câu và ngữ cảnh của câu. Trả lời câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Câu “Đem cá về kho” được hiểu theo 2 nghĩa: - Nghĩa thứ nhất: đem con cá về kho (kho ở đây là cách chế biến như nấu, xào nhưng ở đây là kho). - Nghĩa thứ hai: đem con cá về cất ở kho (kho ở đây là nơi chứa cá). * Thêm một vài từ để trở thành câu đơn nghĩa: - Đem cá về kho tương nhé! - Đem cá về cất ở kho nhé! Trả lời câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý đến ngữ cảnh khi giao tiếp. Phần III LUYỆN TẬP: Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm từ đồng âm: - Cao 1: trái nghĩa với thấp Cao 2: danh từ chỉ một loại thuốc nam để chữa bệnh (cao hổ). - Ba 1: số từ (ba lớp tranh) Ba 2: danh từ , chỉ người sinh ra mình (ba mẹ). - Tranh 1: danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (nhà tranh). Tranh 2: động từ, có ý nghĩa bàn luận để tìm ra lẽ phải, đáp án (tranh luận, tranh cãi). - Sang 1: động từ, nhằm chỉ hướng hoạt động của vật (sang sông). Sang 2: tính từ, có ý nghĩa người khác phải coi trọng mình (sang trọng). - Nam 1: chỉ phương hướng (phương nam). Nam 2: chỉ giới tính (nam nhi). - Sức 1: chỉ sức khỏe của con người (sức lực) Sức 2: chỉ một loại văn bản do quan trên đưa xuống (tờ sức). - Nhè 1: động từ, nhằm vào chỗ yếu của người khác (nhè trước mặt). Nhè 2: chỉ sự không muốn ăn (nhè cơm). - Tuốt 1: tính từ, thẳng một mạch (thẳng tuốt, đi tuốt). Tuốt 2: động từ (tuốt lúa). - Môi 1: danh từ, bộ phận trên gương mặt(môi dày). Môi 2: tính từ, thể hiện là người trung gian (môi giới). Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): a. Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ: - Bộ phận giữa đầu và thân. - Bộ phận của sự vật - Bộ phận của áo, phần chung quanh cổ. - Bộ phận ở phần sát bàn tay (cổ tay) và phần sát bàn chân (cổ chân). => Nghĩa đầu là nghĩa gốc, làm cơ sở cho sự chuyển nghĩa của các nghĩa sau. b. Tìm từ đồng âm với từ cổ: chèo cổ (cổ: xưa cũ), cổ kính (cũ). Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu: - Bàn (danh từ) - bàn (động từ) Chúng ta ngồi vào bàn để cùng nhau bàn bạc việc này. - Sâu (danh từ) – sâu (tính từ): Con sâu đục khoét làm cho lá bị sâu. - Năm (danh từ) – năm (số từ) Năm nay, trường ta có năm bạn được đi thi học sinh giỏi cấp thành phố. Câu 4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 4 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Anh chàng đã sử dụng từ đồng âm để âm mưu không trả lại vạc cho người hàng xóm: - Vạc đồng ở đây được hiểu theo 2 nghĩa: +, Nghĩa thứ nhất: Cái vạc làm bằng kim loại đồng +, Nghĩa thứ hai là: con vạc ở ngoài đồng. - Đồng cũng có 2 cách hiểu: +, Thứ nhất là : kim loại +, Thứ hai là: cánh đồng. Nếu là em, em sẽ hỏi anh ta: Cái vạc của anh được làm bằng gì? Anh mượn vạc để làm gì? Loigiaihay.com
Quảng cáo
|