Soạn bài Ca Huế trên sông Hương - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh. Câu 1: Em biết về cố đô Huế: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tìm hiểu chung Video hướng dẫn giải Bố cục: - Phần 1 (từ đầu đến “lí hoài nam”): Giới thiệu về Huế, mảnh đất sản sinh ra những làn điệu dân ca. - Phần 2 (đoạn còn lại): Những đặc sắc của ca Huế và sơ lược về cách biểu diễn, thưởng thức ca Huế trên sông Hương. Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Em biết về cố đô Huế: - Huế là cố đô – kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. - Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Huế đẹp và Huế thơ mộng với núi Ngự, sông Hương và các công trình kiến trúc đẹp nổi tiếng: Ngọ Môn, chùa Thiên Mụ… - Giọng Huế nhẹ nhàng, người Huế thanh lịch. - Có những làn điệu rất hay trong đó nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản phi vật thể của thế giới. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Thống kê các làn điệu dân ca Huế và những dụng cụ âm nhạc được nhắc tới trong bài văn: - Tên các làn điệu dân ca Huế: + Các điệu hò: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa… + Các điệu hát: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam… + Các điệu nam: nam ai, nam bình, nam xuân… - Tên các loại nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn bầu, đàn tam, sáo, cặp sanh… Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Sau khi học xong bài này, em biết thêm về vùng đất này: Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử. Huế còn nổi tiếng với những làn điệu dân ca, âm nhạc cung đình Huế, những tà áo dài dịu dàng. Đặc biệt nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ. Câu 4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 4 (trang 104 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau: a. Ca Huế được hình thành từ: ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình (nhã nhạc). b. Các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, vui tươi, vừa trang trọng, uy nghi vì: nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc: - Nhạc dân gian: sôi nổi, tươi vui, có cả buồn cảm, tiếc thương ai oán, bâng khuâng. - Nhạc cung đình: dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm quý phái nên trang trọng, uy nghi. c. Nghe ca Huế là một thú tao nhã: - Nghe ca Huế đúng cách là phải nghe trong thuyền rồng trên dòng sông Hương thơ mộng => cách thưởng thức độc đáo. - Nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, đất nước. - Những lời ca đẹp đó được những ca công còn rất trẻ trình diễn. - Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế cũng là thêm yêu đất nước mình. => Đó là một thú vui thanh cao và lịch sự. - Ta có thể biết được nhiều làn điệu dân ca khác nhau và thử hát theo những làn điệu ấy. Luyện tập LUYỆN TẬP: Địa phương em nổi tiếng nhất là hát Quan họ ở Bắc Ninh, Hát Xoan ở Phú Thọ, Hát Chèo ở Thái Bình… ND chính Video hướng dẫn giải
Quảng cáo
|