Soạn bài Làng siêu ngắnSoạn bài Làng siêu ngắn nhất trang 162 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
ND chính Video hướng dẫn giải
Bố cục Video hướng dẫn giải Bố cục: (3 phần) - Phần 1 (từ đầu ...vui quá!): Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. - Phần 2 (tiếp ... đi đôi phần): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. - Phần 3 (còn lại): Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính. Tóm tắt Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ, ông xúc động nghẹn lời rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người. Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1) - Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. - Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1) * Diễn biến tâm trạng ông Hai: + Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ. + Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy nhưng mọi sự thật trước mắt làm ông không thể không tin. + Từ lúc ấy, cái tin dữ ấy trở thành một nỗi ám ảnh day dứt trong ông. + Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình. + Khi đi nghe tin cải chính, làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh. * Lí giải: - Ông Hai yêu làng của mình, tự hào và tôn thờ nó.Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1): Ông trò chuyện với đứa con nhỏ vì: - Vì nó là đứa con út, nhỏ tuổi, ngây thơ, dễ nói chuyện, dễ bày tỏ. - Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu sắc, bền chặt với quê hương, đất nước. - Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ. Câu 4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 4 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1): - Nghệ thuật miêu tả tâm lí: cụ thể, chân thực, sâu sắc. - Ngôn ngữ nhân vật: khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với đời sống. Luyện tập Trả lời câu 1 (trang 174 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1) - Đoạn văn: "Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: .... - Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh con nhỉ" - Phân tích: Đoạn đối thoại này đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến. Trò chuyện với đứa con thực chất là cách ông tự thổ lộ nỗi lòng thủy chung của mình với làng quê, với kháng chiến. - Nghệ thuật: Hình thức đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại. Trả lời câu 2 (trang 174 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1) - Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, Quê hương - Giang Nam. - Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Bài đọc
Quảng cáo
|