Soạn bài Bình Ngô đại cáo SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiếtCăn cứ vào nội dung bài học và hiểu biết của mình, hãy cho biết: tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo, sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm, đối tượng tác động và mục đích viết của bài cáo. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Trước khi đọc 1 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 11 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Bạn đã từng học, từng đọc những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là “hùng văn”? Hãy chia sẻ thông tin khái quát về một trong số tác phẩm ấy? Phương pháp giải: - Tìm đọc hoặc nhớ lại những tác phẩm Việt Nam được mệnh danh là “hùng văn”. - Chia sẻ thông tin về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của một tác phẩm trong số các tác phẩm được mệnh danh là “hùng văn”. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Những áng văn cổ Việt Nam được mệnh danh là “hùng văn” là tác phẩm Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. - Thông tin khái quát về tác phẩm Nam quốc sơn hà: + Nam quốc sơn hà là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không rõ tác giả (mặc dù 1 số nguồn cho rằng Lý Thường Kiệt là người viết ra). + Tác phẩm được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình. + Bài thơ này có tác dụng khích lệ tinh thần quân sĩ, giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077. Trong văn hóa, ý nghĩa và giá trị của bài thơ trong lịch sử Việt Nam được người Việt công nhận rộng rãi.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Những áng văn cổ được mệnh danh là hùng văn: “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”... - Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Tôi đã từng đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Đây được coi là một áng "hùng văn". Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Tùng tra cứu, "thiên hạ hùng văn" (hùng văn trong thiên hạ) là nhận định của Tô Thế Huy trong bài tựa Quần hiền phú tập mà Dương Bá Cung sưu tập trong phần Bình luận chư thuyết sách Ức Trai di tập. Theo đó, Tô Thế Huy nói đến "hùng văn trong thiên hạ" để chỉ văn chương (các bài phú) của nhiều tác giả như: Nguyễn Nhữ Bật, Đào Sư Tích, Lí Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Trần Thuấn Du, Nguyễn Trãi.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trước khi đọc 2 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 2 Trước khi đọc trang 11 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Theo bạn, một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh nào và có những đặc điểm gì? Phương pháp giải: - Tìm đọc lại một số tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. - Chú ý hoàn cảnh sáng tác của những tác phẩm đó và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm được nhìn nhận là một bản tuyên ngôn độc lập thường vào thời điểm diễn ra các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược: quân Tống, quân Minh, quân Mông – Nguyên,... - Đặc điểm của một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập: + Nội dung có mục đích cổ vũ dũng khí của nhân dân, tổng kết lại toàn bộ quá trình chống quân xâm lược và khẳng định chủ quyền đất nước. + Là một tác phẩm chính luận, có giọng điệu đanh thép, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và bằng chứng xác đáng, có sức thuyết phục; âm hưởng phải hào hùng, mạnh mẽ thể hiện được tinh thần dân tộc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của một quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. - Đặc điểm: khẳng định được chủ quyền, độc lập của dân tộc. Một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh dân tộc, quốc gia đó vừa giành lại chủ quyền từ ngoại bang. Nó đặc điểm là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự độc lập của dân tộc đó.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 1 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 11 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Chú ý tư tưởng thực thi nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm. Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm Bình ngô đại cáo. - Lưu ý những câu thơ nói về tư tưởng nhân nghĩa. Lời giải chi tiết: Cách 1 Học sinh tự lưu ý những câu thơ về tư tưởng nhân nghĩa khi đọc toàn bộ tác phẩm. - “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” - “Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần nhân chịu được.” - “Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới.”
Xem thêm
Cách 2
Tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 2 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 11 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Chủ quyền quốc gia được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Chú ý những câu thơ nói về “chủ quyền dân tộc” và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 “Chủ quyền dân tộc” được thể hiện ở những phương diện cơ bản: văn hiến, lãnh thổ, phong tục: Xưng nền văn hiến, chia núi sông bờ cõi, có phong tục riêng, gây dựng nền độc lập, có những vị anh hùng ghi công vào sổ sách.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Cương vực lãnh thổ: nước Đại Việt ta- núi sông bờ cõi đã chia. - Nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu. - Phong tục: phong tục Bắc Nam cũng khác - Lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương - Hào kiệt: đời nào cũng có - "Chủ quyền dân tộc" được thể hiện ở những phương diện cơ bản: + Lịch sử + Phong tục
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 12 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện như thế nào? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc kĩ đoạn (2) của tác phẩm. - Chú ý những câu thơ nói về tội ác của kẻ thù và tâm trạng phẫn uất của tác giả để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thì đã được thể hiện qua những câu thơ thể hiện sự đau khổ tột cùng khi nhân dân bị hành hạ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” - Nguyễn Trãi tức giận khi kẻ thù không nể nang gì mà hành hạ, đem khổ đau tới cho nhân dân, đến mức phải thốt lên rằng: “Lẽ nào trời đất dung tha Ai bảo thần nhân chịu được”
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nguyễn Trãi vạch rõ luận điệu giả nhân giả nghĩa của kẻ thù. - Kẻ thù đối với Nguyễn Trãi là quân cuồng Minh sang xâm phạm nước ta và bọn gian tà bán nước mình để cầu vinh hoa. - Nguyễn Trãi vạch rõ từng tội ác của quân thù. - Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù được thể hiện: + Nêu lên nỗi lòng của nhân dân: "Để trong nước lòng dân oán hận". + Gọi giặc là "quân cuồng Minh", "bọn gian tà". + Dựa vào nhân nghĩa của đất trời để kể tội ác tàn bạo của quân giặc với giọng văn đầy cảm xúc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 13 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Chú ý giọng văn đầy cảm xúc của tác giả khi nói về những nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng. Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc kĩ đoạn (2) của tác phẩm. - Tập trung vào những câu thơ viết về nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng. Lời giải chi tiết: Cách 1 Học sinh chú ý giọng điệu thể hiện cảm xúc cảm thương, xót xa của tác giả trong những câu thơ nói về nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng. - Giọng văn tác giả tức giận, căm phẫn khi thấy giặc: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” - Giọng văn đau đớn khi liệt kê hàng loạt những tội ác của giặc: "Nặng thuế khóa sạch không đầm núi; Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng; Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu, nước độc"…; - Thương xót cho thiên nhiên, con người bị tàn phá: "Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ; Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng".
Xem thêm
Cách 2
- Hình ảnh nhân dân hiện lên tội nghiệp, đáng thương, khốn khổ, điêu linh, bị dồn đuổi đến con đường cùng. - Giọng điệu cảm thương tha thiết, nghẹn ngào khi nhắc đến những người dân bị tàn sát dã man: “Nheo nhóc thay…”
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 13 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc kĩ đoạn (3) của tác phẩm. - Chú ý những câu thơ viết về suy nghĩ và hành động của chủ tướng Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh: Căm tức trước tội ác của giặc, đau lòng trước hoàn cảnh hiện tại của nhân dân ta; trằn trọc, băn khoăn nỗi nước nhà. Họ đã đứng lên hành động, đứng lên khởi nghĩa chống lại quân thù.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trước hành động tội ác của giặc Minh, chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn căm giận khôn cùng: “căm giặc nước thề không cùng sống”, đã quyết định đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, quyết đánh tan quân giặc, trả thù nước. Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trước tội ác của giặc Minh đã có suy nghĩ và hành động: - Suy nghĩ: căm thù giặc, quyết không thể cùng sống chung. - Hành động: dấy nghĩa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Trong khi đọc trang 14 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Những khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc kĩ đoạn (3) của tác phẩm. - Chú ý những câu thơ viết về khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu khởi nghĩa và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh: Không có những hiền tài, nhân tài, không có quân sư chỉ điểm, phần thì giặc dữ, phần thì vận nước đang ở thế khó khăn, không lương thực, không quân đội hùng mạnh.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Thiếu anh tài giúp đỡ, nhiều người phụ trợ cho cuộc chiến: Tuấn kiệt như sao buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu, trông người người càng vắng bóng. - Thiếu lương thực, thiếu binh sĩ: lương hết mấy tuần, quân không một đội Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh là: - Khi vừa dấy nghĩa cũng là lúc quân thù đang mạnh. - Thiếu người tài ra giúp sức.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 7 Trả lời Câu hỏi 7 Trong khi đọc trang 15 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc kĩ đoạn (3) của tác phẩm. - Chú ý những câu thơ nói về sự khó khăn của các tướng sĩ để nêu những chi tiết thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ của họ. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh: Cố gắng khắc phục gian nan, đoàn kết cùng nhân dân dựng nhà, dựng ngọn cờ khởi nghĩa; các tướng sĩ cùng chung một lòng đánh giặc, lấy yếu chống mạnh, mai phục lấy ít địch nhiều.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Hình ảnh “Dựng cần trúc” nói lên tính chất cuộc khởi nghĩa của nhân dân, đứng lên vì nghĩa lớn. - Hình ảnh “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” + Mối quan hệ gắn bó, thân thiết, ruột thịt như cha và con của tướng lĩnh và binh sĩ. + Hình ảnh “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”: Lấy từ điển xưa, nước Tấn và nước Sở đánh nhau, có người dâng vua Sở một bình rượu ngon, vua sai đổ rượu xuống sông để quân sĩ đón dòng cùng uống. Sau nước Sở đánh thắng nước Tấn. Ở đây nói tinh thần đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi giữa tướng lĩnh và binh sĩ Lam Sơn. Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh: - Nhân dân lưu lạc khắp nơi cùng nhau về một mối để đánh giặc, không ngại khó khăn, nghèo khổ. - Tướng sĩ một lòng phụ tử - Mượn hình ảnh: dựng cần trúc làm ngọn cờ, đổ rượu xuống sông cho quân sĩ cùng uống.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 8 Trả lời Câu hỏi 8 Trong khi đọc trang 15 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Ý câu văn “Đem đại nghĩa ... thay cường bạo” có mối quan hệ như thế nào với chủ trương “mưu phạt công tâm” và tư tưởng nhân nghĩa? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc kĩ đoạn (4) của tác phẩm. - Tập trung vào hai câu thơ đầu và sự lý giải về tư tưởng nhân nghĩa đã học ở văn bản 1 để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Câu thơ “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn” có mối liên hệ mật thiết với chủ trương “mưu phạt tâm công”, lấy lòng người để thắng sự tàn bạo. - Câu thơ “Lấy chí nhân để thay cường bạo” có mối liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, nó là biểu hiện của tư tưởng nhân nghĩa. - Ý nghĩa của hai câu thơ nói về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, dùng nghĩa của con người để đánh đuổi sự gian ác của quân thù
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Đại nghĩa: đạo lý lớn, quang minh chính đại, đứng lên chống quân xâm lược vì chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Kẻ xâm phạm quyền ấy chính là kẻ phi nghĩa, bảo vệ quyền ấy là chính nghĩa. Mượn điều đó để đánh vào tinh thần của kẻ thù, khẳng định cuộc xâm lược của kẻ thù tất sẽ thất bại. - Chí nhân: biết đánh vào tinh thần, đánh vào lòng người, chính là “mưu phạt tâm công” - khi kẻ thù đã chấp nhận thất bại thì sẵn sàng “mở đường hiếu sinh”. - Chí nhân và đại nghĩa xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa - vì dân, lo cho dân, kết thúc cuộc chiến cũng là vì muốn nhân dân nghỉ sức. Ý câu văn "Đem đại nghĩa... thay cường bạo" có mối liên hệ mật thiết với chủ trương "mưu phạt tâm công" và tư tưởng nhân nghĩa. Vì "mưu phạt tâm công" và "nhân nghĩa" không thể nào là sử dụng cái ác, mà ngược lại phải làm cái tốt, cái thiện để đánh vào lòng người ("tâm").
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 9 Trả lời Câu hỏi 9 Trong khi đọc trang 16 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc kĩ đoạn (4) của tác phẩm. - Chú ý những câu thơ viết về kết cục của kẻ thù và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục: Thất bại thảm hại, làm trò cười cho cả thế gian, thiên hạ: “Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác; Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian”.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến thất bại, khiến bao người khác phải chịu khổ, khiến cả thế gian chê cười. Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục: gieo vạ cho cả quân giặc, để cười cho tất cả thế gian.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 10 Trả lời Câu hỏi 10 Trong khi đọc trang 17 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Chú ý các chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân. Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc kĩ đoạn (4) của tác phẩm. - Tập trung vào những câu thơ thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân Lam Sơn. Lời giải chi tiết: Cách 1 Các chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân: - Khi giặc đến: “Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong/ Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực.” - Khi giặc thất thủ: “Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá/ Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.” - Khí thế hào hùng của nghĩa quan khiến: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn/ Voi uống nước, nước sông phải cạn/ Đánh một trận, sạch không kinh ngạc/ Đánh hai trận, tan tác chim muông”
Xem thêm
Cách 2
- Tinh thần chủ động phòng thủ, tấn công của nghĩa quân: ta trước đã điều bình, sau lại sai tướng… - Khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân thể hiện qua sự thất bại liên tiếp của kẻ thù. - Hình ảnh nghĩa quân thừa thắng xông lên, hiên ngang lẫm liệt: Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 11 Trả lời Câu hỏi 11 Trong khi đọc trang 18 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể nào? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc kĩ đoạn (4) của tác phẩm. - Dựa vào những chi tiết, hình ảnh miêu tả sự bại trận của giặc Minh để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Sự hèn nhát và cảnh thảm hại của kẻ thù được thể hiện qua chi tiết: - Sự hèn nhát của kẻ thù: Đô đốc Thời Tự quỳ xuống xin đầu hàng; Thượng thư Hoàng Phúc trói tay xin hàng. - Cảnh thảm bại của kẻ thù: Thây chất đầy đường ở Lạng Sơn, Xương Giang; máu trôi đỏ nước tại Xương Giang, Bình Than, bị quân ta chặn thì khiếp vía mà vỡ mật, bị quân ta đánh thì xéo lên nhau để chạy thoát thân.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Cảnh thảm bại: + Chi tiết các tướng giặc cúi đầu tạ tội, xin hàng. + Cảnh chiến trường chất đầy thi thể quân giặc: thây chất đầy đường, máu trôi đỏ nước. - Sự hèn nhát, tham sống, sợ chết: + Các tướng giặc thay vì chiến đấu đến cùng thì lại chịu thua, đầu hàng. + Quân giặc “khiếp vía mà vỡ mật”, “xéo lên nhau chạy để thoát thân”, “vẫy đuôi xin cứu mạng”, “ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc”, “về đến nước mà vẫn tim đập chân run”. Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể: - Đô đốc Thôi Tự lê gối dang tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. - Thây giặc chất đầy đường như thành núi; máu giặc trôi đỏ nước như sông suối. - Quân Vân Nam bị chẹn ở Lê Hoa, quân Mộc Thạnh thua ở Cần Trạm - Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 12 Trả lời Câu hỏi 12 Trong khi đọc trang 19 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Chú ý tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố về thắng lợi của cuộc kháng chiến và về sự bắt đầu một thời kì mới của đất nước. Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc kĩ đoạn (5) của tác phẩm. - Tập trung vào những câu thơ viết về thắng lợi của cuộc kháng chiến và chỉ ra tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố tin này. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố về thắng lợi của cuộc kháng chiến và về sự bắt đầu một thời kì mới của đất nước là một tư thế hiên ngang, tư thế của kẻ thắng, tự hào về chiến thắng của quân ta, vui mừng về một thời kì mới bắt đầu. - Khẳng định: “Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới.” - Tự hào: “Nhật nguyệt hết rồi lại minh. Muôn thuở nền thái bình vững chắc/ Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu”
Xem thêm
Cách 2
- Đoạn cuối, giọng văn tự hào, cùng những suy tư sâu lắng. Vừa vui sướng tuyên bố độc lập, vừa rút ra những bài học lịch sử về sự hưng vong, thịnh suy tất yếu, đồng thời ghi nhớ cội nguồn, tổ tiên. - Đây là tư thế của một người làm chủ đất nước.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 21 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Căn cứ vào nội dung bài học và hiểu biết của mình, hãy cho biết: tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo, sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm, mục đích viết và đối tượng tác động của bài cáo. Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Chú ý đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm cùng với các hoàn cảnh lịch sử được đề cập đến. - Vận dụng, suy nghĩ về đối tượng, mục đích viết của bài cáo. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết tác phẩm: là người đại diện cho vua, đại diện cho những người dân nước Nam tự hào về dân tộc. - Sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm: + Vua Thang, vua Vũ vì thương xót nhân dân mà trừng trị kẻ có tội là vua Kiệt, vua Trụ. + Thời Triệu, Đinh, Lý, Trần: Các thời kì triều đại nối tiếp nhau xây dựng nền tự chủ Đại Việt + Thời Hán, Đường, Tống, Nguyên: Các triều đại trong lịch sử Trung Quốc tương ứng với Triệu, Đinh, Lý, Trần. + Ngô Quyền đánh bại tướng Nam Hán trên sông Bạch Đằng + Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống + Trần Quốc Toản đại phá quân Toa Đô tại Hàm Tử + Khởi nghĩa Lam Sơn của vua Lê Lợi thắng lợi tại Ninh Kiều, Tốt Động,… - Đối tượng tác động của bài Cáo: Tác động đến toàn thể nhân dân nước Nam cũng như lũ giặc ngoại xâm nhăm nhe cướp nước. - Mục đích viết: Nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và những chiến công của quân và dân ta từ xưa đến nay.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết “Bình Ngô đại cáo”: Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi lúc đó là Bình Định Vương soạn thảo bài cáo. Tuy thừa lệnh một vị quân vương tương lai, song trong bản cáo vẫn nhìn thấy dấu ấn tư tưởng của riêng Nguyễn Trãi. - Sự kiện lịch sử được tái hiện trong “Bình Ngô đại cáo”: Trước hết là cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn từ buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa ra cho đến đến khi thắng lợi, đánh tan giặc Minh xâm lược. Thứ nữa, là sự kiện triều Lê sơ ra đời. - Đối tượng tác động là nhân dân Đại Việt. - Mục đích của bài cáo: tổng kết đầy đủ về quá trình kháng chiến chống quân Minh, tuyên bố về chủ quyền, độc lập của nước Đại Việt, chứng minh tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự ra đời của nhà Lê. Nguyễn Trãi được Lê Thái Tổ giao cho viết Bình Ngô đại cáo với tư cách của Lê Thái Tổ. - Sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm: Nghĩa quân Lam Sơn dấy binh dẹp giặc Minh, giành lại giang sơn. - Đối tượng tác động: toàn dân Đại Việt. - Mục đích viết của bài cáo: bố cáo thiên hạ, tạo sự chính danh cho cuộc khởi nghĩa và triều đại nhà Lê.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 21 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Xác định luận đề của văn bản và nêu lí do vì sao bạn xác định như vậy. Phương pháp giải: - Đọc phần Tri thức ngữ văn. - Đọc kĩ tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Chú ý những câu thơ liên quan đến nội dung văn bản để chỉ ra luận đề và giải thích lí do. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Luận đề của Bình Ngô đại cáo: Tư tưởng nhân nghĩa. - Lý do xác định luận đề: vì xuyên suốt toàn văn bản, tác giả đã chứng minh bằng những luận điểm, luận cứ thể hiện lí tưởng chính nghĩa như: nêu lên những biểu hiện của nhân nghĩa; chứng minh bằng ví dụ cụ thể qua các thời kì lịch sử.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Luận đề của văn bản là chủ quyền, độc lập của dân tộc. - Xác định luận đề như vậy vì: + Bài cáo viết ra nhằm tuyên bố nền hòa bình, độc lập, khẳng định chủ quyền của đất nước. + Ba phần lớn trong bài cáo đều xoay quanh chủ quyền dân tộc: Cơ sở lí luận là chân lý về độc lập, cơ sở thực tiễn là thắng lợi của người bảo vệ chủ quyền và thất bại của kẻ đi xâm phạm chủ quyền, phần kết đưa đến niềm tin về tương lai đất nước. - Luận đề của văn bản: chính nghĩa. - Có thể xác định như vậy vì Nguyễn Trãi đã dùng tư tưởng nhân nghĩa để làm phần mở đầu của văn bản, từ đó triển khai văn bản theo hai hướng: kể tội ác không thể dung thứ của giặc Minh và sự chính nghĩa, chính danh của nghĩa quân Lam Sơn khi khởi nghĩa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 21 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Theo bạn, trong đoạn (1) của văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc đoạn (1) đầu tiên của văn bản. - Chú ý những từ ngữ, câu văn nói về lí tưởng nhân nghĩa để chỉ ra câu văn thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa. Lời giải chi tiết: Cách 1 Câu văn thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa là: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Dân yên ổn, dân thái bình, tất cả mọi việc làm đều vì nhân dân, đó mới là việc nhân nghĩa chính đáng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu văn thể hiện rõ mục đích của việc thực thi lý tưởng nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” Câu văn đã nêu rõ mục đích của việc thực thi lý tưởng nhân nghĩa là đem lại cuộc sống yên bình cho dân chúng, tiêu trừ những kẻ bạo ngược xâm phạm lên sự bình yên của người dân. Trong đoạn 1 của văn bản, câu văn thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 21 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Hãy khái quát nội dung của các đoạn từ (2) đến (5) và cho biết chức năng của mỗi đoạn trong mạch lập luận. Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Đọc kĩ các đoạn (2), (3), (4) và (5). - Khái quát nội dung của từng đoạn. - Lưu ý những từ ngữ lập luận trong các đoạn để chỉ ra chức năng lập luận của mỗi đoạn trong mạch văn của toàn bài. Lời giải chi tiết: Cách 1 * Khái quát nội dung các đoạn: - Đoạn 2: Là bản cáo trạng tố cáo tội ác của giặc Minh từ xưa đến nay. - Đoạn 3: Thuật lại quá trình kháng chiến của khởi nghĩa Lam Sơn một cách ngắn gọn - Đoạn 4: Các trận chiến thắng hào hùng của nghĩa quân cùng với thế khốn đốn của giặc. - Đoạn 5: Tuyên bố độc lập, mở ra kỉ nguyên mới cho nước Đại Việt. * Chức năng lập luận của mỗi đoạn trong mạch văn của toàn bài: - Đoạn (2) là những lí lẽ, bằng chứng trong mạch lập luận. - Đoạn (3) là những luận điểm được lập luận chặt chẽ. - Đoạn (4) là những điển tích, điển cố được dùng làm dẫn chứng. - Đoạn (5) là lập luận kết lại vấn đề.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nội dung các đoạn: Đoạn 2: Từ “Vừa rồi … Trời đất chẳng dung tha.” : Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh. Đoạn 3: Từ “Ta đây... lấy ít địch nhiều”: Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp. Đoạn 4: Từ “Trọn hay: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,... cũng là chưa thấy xưa nay”: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang. Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình. - Bốn đoạn cùng khái quát bản cáo trạng về tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến, để từ đó đi đến kết luận quân ta chính nghĩa giành thắng lợi, kẻ địch phi nghĩa và thất bại. Khái quát nội dung của các đoạn từ 2 đến 5 và cho biết chức năng của mỗi đoạn trong mạch lập luận: - Đoạn 2: Lên án tội ác của giặc Minh. - Đoạn 3: Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi toàn thắng. - Đoạn 4: Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 21 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm. Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Chú ý tập trung vào những lập luận của tác giả và đưa ra nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm: Tác phẩm được lập luận chặt chẽ bằng việc đưa ra các luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng là những điển tích, điển cố cụ thể, tiểu biểu và sâu sắc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Bài cáo có bố cục chặt chẽ rõ ràng cấu trúc chia làm ba phần: phần thứ nhất nêu cơ sở lý luận; phần thứ hai nêu cơ sở thực tiễn, phần thứ ba nêu kết luận. - Lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng: đưa ra lý lẽ về chủ quyền làm tiền đề chân lý không ai có thể chối cãi; đưa ra một đoạn dẫn chứng về tội ác xâm lược của giặc để khẳng định sự phi nghĩa của địch; từ bản cáo trạng về tội ác của giặc để chỉ ra nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra. Nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm: Nghệ thuật lập luận độc đáo, chặt chẽ và linh hoạt, phối hợp nhiều phương thức biểu đạt, cách sắp xếp bố cục nội dung, cách lập luận, giọng điệu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đã làm cho bài cáo trở nên vô cùng thuyết phục, sâu sắc đi vào lòng người bởi sự uyển chuyển của văn chương.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 21 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Hãy chỉ ra yếu tố biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản Bình Ngô đại cáo. - Chú ý những từ ngữ, câu văn có yếu tố biểu cảm trong bài thơ. - Nêu hiệu quả của nó trong việc thuyết phục người đọc, người nghe. Lời giải chi tiết: Cách 1 * Yếu tố biểu cảm: là những tâm trạng của tác giả được bộc lộ trong bài viết: - Phẫn uất trước tội ác của kẻ thù; - Xót thương, đau đớn khi nói về những nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng; - Tự hào khi cùng quân đội Lam Sơn vượt qua những khó khăn thách thức; - Hào hứng, hứng khởi khi quân và dân ta chiến thắng, bắt đầu một thời kì mới của đất nước. * Hiệu quả của yếu tố biểu cảm: giúp văn bản thêm sinh động hơn, giúp mạch lập luận của văn bản thêm chặt chẽ, thuyết phục người đọc hơn, quan điểm của tác giả cũng được thể hiện một cách rõ ràng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Yếu tố tự sự thể hiện qua việc tái hiện diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhờ có những chi tiết tự sự này mà người đọc có thể hình dung cụ thể, rõ ràng những dấu mốc quan trọng trong cuộc kháng chiến lịch sử. - Yếu tố biểu cảm thể hiện qua thái độ căm giận, phẫn uất của người viết trước tội ác của kẻ thù; niềm cảm thông trước nỗi thống khổ của nhân dân; niềm vui khi chiến thắng, niềm tự hào khi giành được độc lập. Nhờ có những yếu tố biểu cảm này mà bài cáo tác động mạnh đến cảm xúc của người đọc. * Những yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản: - Kể lại tội trạng của giặc Minh và chiến thắng của quân Đại Việt. - Biểu cảm: thể hiện thái độ căm phẫn trước tội ác của quân giặc; thể hiện nỗi đau với nhân dân +Gọi quân Minh bằng những từ ngữ thể hiện thái độ coi thường: giặc, lũ, nhãi con,... +Sử dụng các từ ngữ biểu cảm, động từ mạnh mang sức gợi cảm cao: độc ác thay, dơ bẩn thay, căm, thề, đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai,... * Những yếu tố này giúp cho văn bản có được đầy đủ chứng cứ về sự tàn ác của quân giặc, cũng như khơi gợi được tình cảm của người đọc, từ đó có sức thuyết phục tốt hơn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 7 Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 21 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản Bình Ngô đại cáo. - Chú ý vào những đoạn văn với giọng điệu tự hào và chỉ ra căn cứ đánh giá Bình Ngô đại cáo là một áng hùng văn. Lời giải chi tiết: Cách 1 Những căn cứ chính để đánh giá tác phẩm là một áng hùng văn: + Trên phương diện nội dung: - Thể hiện ở lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền độc lập dân tộc, độ dày lịch sử của nền văn hiến nước ta; - Thể hiện ở thái độ căm phẫn, lời tố cáo đanh thép của quân xâm lược; - Thể hiện ở tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn; - Thể hiện ở sự thất bại của quân xâm lược; - Thể hiện ở lòng tự hào trước chiến thắng vẻ vang của công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. + Trên phương diện nghệ thuật: - Sử dụng thể loại phù hợp diễn tả nội dung hào hùng; - Sử dụng hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc, có sự khái quát cao; - Sử dụng từ ngữ giàu khả năng gợi tả; - Sử dụng các biện pháp tu từ như liệt kê nhằm nhấn mạnh ý cần khẳng định.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Bài cáo như một bản tuyên ngôn độc lập: khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc; tuyên bố thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược; tuyên bố hòa bình, mở đầu một triều đại mới. - Đưa ra một tư tưởng chính nghĩa, nhân nghĩa có thể trở thành một lý tưởng xã hội đến muôn đời. - Tái hiện lại cả một thời đại lịch sử với đủ những cung bậc đau thương và anh hùng: nhân dân từng lầm than dưới ách đô hộ, rồi cùng đứng lên dưới ngọn cờ khởi nghĩa, đập tan sự xâm lược của kẻ thù, giành lại độc lập, mở đầu một kỷ nguyên mới. - Tác phẩm đạt đến trình độ mẫu mực của nghệ thuật ngôn từ: lập luận chặt chẽ, giọng văn hào hùng, khí thế, nhịp điệu mạnh mẽ, vang dội. Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Những căn cứ chính của đánh giá đó là: - Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. - Văn bản đã khái quát được cuộc chiến 20 năm giành lại độc lập cho đất nước. - Khẳng định sức mạnh quật cường của dân tộc trước quân xâm lược, làm cho ke thù khiếp sợ và từ bỏ dã tâm thôn tính Đại Việt.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 8 Trả lời Câu hỏi 8 Sau khi đọc trang 21 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV. Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm Bình Ngô đại cáo. - Tìm hiểu và dựa vào bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể nước ta đầu thế kỉ XV để nêu ý nghĩa tác phẩm. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tác phẩm có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể nước ta đầu thế kỉ XV. Nó đã cổ vũ tinh thần cho nhân dân ta, mở ra một thời kì mới cho lịch sử nước nhà, đánh dấu bước phát triển vượt bậc về ý thức dân tộc, lịch sử, văn hóa của dân tộc Đại Việt.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Bài cáo ra đời để tổng kết cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, khẳng định tính chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn, từ đó chính danh, chính vị cho việc lên ngôi của Lê Lợi, mở ra một triều đại mới. - Tác phẩm góp phần điểm sáng cho kho tàng văn học dân tộc sau hai mươi năm bị giặc Minh thi hành chính sách hủy diệt văn hóa. Khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV: - Tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô và tâm thế chiến thắng của dân tộc. Khẳng định sự thắng lợi của nghĩa quân trước quân xâm lược. - Khẳng định Đại Việt là một nước độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ và bình đẳng với Trung Quốc. - Có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Kết nối đọc - viết Trả lời Câu hỏi Kết nối đọc viết trang 21 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề sau: - Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn (1) của văn bản - Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo. Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ, nắm được nội dung toàn bài - Thể hiện tinh thần độc lập, ý thức chủ quyền dân tộc trong bài thơ. Lời giải chi tiết: Cách 1 Bài viết về vấn đề “Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo” Bài làm Tinh thần độc lập dân tộc ý thức chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo qua những câu văn hùng hồn về chân lý độc lập dân tộc. Sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt ta từ bao đời nay được tác giả Nguyễn Trãi khẳng định như một chân lý khách quan thông qua 5 yếu tố cơ bản: nền văn hiến, ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm. Bằng những chứng cứ hùng hồn thuyết phục Nguyễn Trãi đã khẳng định Đại Việt là quốc gia độc lập đó là chân lý không thể chối cãi cùng với các từ ngữ:"từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia" đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt. Ngoài ra tác giả còn có thái độ so sánh triều đại của Đại Việt ngang hàng với triều đại phương Bắc nhằm thể hiện ý thức được chủ quyền dân tộc cao độ của tác giả. Những kết cục của kẻ chống lại chân lý: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,... chính là lời cảnh cáo đanh thép của tác giả, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào về những chiến công lịch sử của nhân dân ta.
Xem thêm
Cách 2
Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.
Xem thêm
Cách 2
Quảng cáo
|