Phân tích quan điểm yêu của Xuân Diệu qua Vội vàng

Trước khi vào tìm hiểu bài thơ này, ta hãy điểm qua một số nét trong quan niệm yêu đương của Xuân Diệu...

Quảng cáo

Phân tích quan điểm yêu của Xuân Diệu qua Vội vàng.

BÀI LÀM

   Trước khi vào tìm hiểu bài thơ này, ta hãy điểm qua một số nét trong quan niệm yêu đương của Xuân Diệu - một chàng trai trẻ, hiền hậu và say mê Tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, miệng cười rộng nở như tấm lòng hăm hở, hối ha và tham lam nữa trong ái ân!

   Thời ấy, trong những lạc thú sống trên đời, Xuân Diệu chọn tình yêu là đề tài, là nguồn cảm hứng vô tận để sáng tác.

   Quả thật, anh có duyên nợ với thơ tình, đó là con người của trời đất, người đã nhận kiếp trước mình đã yêu, cả kiếp này ngọn lửa yêu ấy vẫn bất diệt:

   Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi

   Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân hồi...

   Nhận thấy kiếp phù sinh của con người như bóng câu, như sương đầu núi, thoáng hiện ra rồi mất đi, Xuân Diệu giải thích:

   Sương với bóng không nghĩa gì tỏ rõ

   Xin đừng cười, đời có nghĩa gì đâu?

   Thi nhân nhận thấy không thể có liều thuốc trường sinh như mơ ước của Tần Thủy Hoàng thuở trước nên tự thú:

   Nhưng nghĩ lại sống vẫn hơn là chết

   Gần hay xa, yêu mến ngọt ngào thay?

   Do đó:

   Làm sao sống được mà không yêu

   Không nhớ, không thương một kẻ nào?

   Bởi vậy, lời yêu đương ít khi vắng bóng trong thơ Xuân Diệu: Có người mang triết lí sống của chim én bay lượn trên trời xanh để kiếm ăn, con bướm vàng (chuyền hoa để hút nhụy) mà chỉ trích, nhưng Xuân Diệu cười đáp:

   Thôi thi dậy nói cùng nhau cho thỏa

   Ai có thương thì tôi cũng cảm ơn

    Ai có ghét tôi cũng cười khuây khỏa!

   Và cứ thế, nhà thơ sợ bước đi của thời gian tuy từ từ và đều đặn nhưng không bao giờ dừng lại. Nó dẫm đạp lên tất cả uy quyền bạo lực, tiền tài danh vọng, không từ ai. Bởi vậy nhà thơ tuy còn rất trẻ đã sớm “giục giã“, “vội vàng" trong yêu đương. Nhà thơ muốn tắt nắng đi, bắt thiên nhiên dừng lại để mọi sinh vật đều tận hưởng:

   Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa...

   Cái tháng giêng, đầu năm ngon lành “như một cặp môi gần" nhưng vẫn đáng sợ, vì ngay từ trong tâm tưởng đã có những suy tư về cái lôgic thời gian đi theo quy luật của nó, cho nên:

   Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

   Tôi không chờ nắng lại mới hoài xuân.

   Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

   Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

   Mà xuân hết, nglĩa là tôi cũng mất...

   Như thế là đã rõ tại sao phải sống, yêu vội vàng" và lại phải trở lại cái buồn cố hữu sợ sự chuyên hóa tự nhiên và sợ cảnh chia phôi:

   Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

   Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.

   Con gió xinh thì thào trong lá biếc.

   Phải chăng hờn nỗi phải bay đi?

   Cuối cùng, nhà thơ miên man, rung cảm cuộc sống yêu đương trong nghệ thuật một cách tham lam, hối hả, làm thế nào để ôm, riết, say, thâu cho thật nhiều những gì đang thèm muốn.

   Ta muốn ôm...

   Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,

   Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

   Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

   Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều...

   Nghĩa là làm thế nào cho cuộc đời “chuếnh choáng mùi thơm, cho đã dầy ánh sáng, cho no nê thanh sắc của thời tươi”. Sung sướng, choáng ngợp với những cái đó nhà thơ thét lên vì thích thú, sung sướng:

   Hỡi xuân hồng...

   Nhưng có người hỏi tại sao đi theo Vũ Đình Liên - một người thao thức, luyến tiếc một hồn thơ cũ mỗi ngày bị tước đoạt, mòn mỏi trong bài Ông đồ tiêu biểu nhất.

   Phải chăng Xuân Diệu muốn lôi kéo Vũ Đình Liên khỏi cái ngậm ngùi ngán ngẩm trong sự giao cảm của hai linh hồn thơ “cũ và mới’’ như hai dòng điện gặp nhau xoẹt lửa; gây nên tiếng nổ tuy không ghê gớm như sấm động, mưa dông nhưng cũng ồn ào xao động.

GS. HOÀNG NHƯ MAI.

loigiaihay.com

 

 

  • Đọc hiểu bài thơ “Vội vàng”

    Vội vàng là một bài thơ rất Xuân Diệu. Xuân Diệu ở trái tim sôi sục, ở cặp mắt xanh non háo hức, ở sự khẳng định cái Tôi, trong quan hệ gắn bó với đời, ở nhịp thơ hăm hở, cuống quýt, ở hình ảnh rất táo bạo đầy rẫy cảm giác và có tính sắc dục, ở cú pháp rất Tây và lối qua hàng hết sức thoải mái…

  • Đọc hiểu Vội vàng của Xuân Diệu

    Gợi dẫn 1. Xuân Diệu (1916 – 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu. Cha ông là thầy đồ xứ Nghệ (quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh), mẹ ông quê Bình Định. Xuân Diệu được thừa hưởng sự uyên thâm, cần cù của nhà nho ở người cha ; là trí thức Tây học, ông được hấp thụ những tinh hoa văn hoá phương Tây

  • Giới thiệu một vài nét về sự nghiệp thơ văn của thi sĩ Xuân Diệu.

    Ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Tình yêu đôi lứa, yêu cuộc sống và nỗi cô đơn rợn ngợp của cái tôi cá nhân trước thời gian vô tận và không gian bao la là hồn thơ Xuân Diệu trong Thơ Thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1944.

  • Cảm nhận về bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu - Ngữ Văn 11

    Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thư rộng lớn như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận...

  • Bài thơ Vội Vàng và sức hấp dẫn của nó - Ngữ Văn 12

    Không phải ngẫu nhiên mà Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam (1941) đã thận xét về thơ Xuân Diệu: Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close