Lý thuyết về thạch quyển, nội lực

Bài 6. Thạch quyển, nội lực

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo

BÀI 6. THẠCH QUYỂN, NỘI LỰC

I. KHÁI NIỆM THẠCH QUYỂN

- Khái niệm thạch quyển: là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti.

- Cấu tạo: chủ yếu là các loại đá. Nên thạch quyển còn gọi là quyển đá.

- Theo thuyết kiến tạo mảng:

+ Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo có kích thước lớn nhỏ khác nhau, chuyển động trên lớp man-ti quánh dẻo.

+ Vận động kiến tạo ở các ranh giới các mảng đã làm thay đổi cấu trúc, hình thái địa hình bề mặt Trái Đất.

II. NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

1. Nội lực

- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân: Nội lực sinh ra là do sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học trong lòng đất.

- Hệ quả là làm thay đổi bề mặt Trái Đất: dịch chuyển các mảng kiến tạo, hình thành núi, tạo ra các uốn nếp, đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa,...

2. Tác động của nội lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất

Tác động của nội lực thể hiện qua vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang.

a. Vận động theo phương thẳng đứng

- Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên, hạ xuống, diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong lớp vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn.

- Vận động này có thể làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích của một khu vực, gây ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.

Ví dụ: hoạt động nâng lên, hạ xuống ở bán đảo Xcan-di-na-vi, khiến phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan được nâng lên, còn Hà Lan bị hạ xuống.

b. Vận động theo phương nằm ngang

Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực khác, gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.

- Hiện tượng uốn nếp:

+ Khái niệm: là hiện tượng các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn do tác động của lục nén ép theo phương nằm ngang, nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng. Hiện tượng này thường xảy ra ở nơi đá trầm tích.

+ Hệ quả: làm các lớp đá bị thay đổi thế nằm ban đầu thành các nếp uốn, hình thành miền núi uốn nếp,...

Ví dụ: dãy núi U-ran, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a,...

- Hiện tượng đứt gãy:

+ Tại những vùng đá cứng, vận động theo phương nằm ngang sẽ làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển theo hướng ngược nhau theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang.

+ Hệ quả: biên độ tách dãn yếu sẽ khiến cho đá nứt nẻ, tạo nên các khe nứt, biên độ tách dãn lớn sẽ hình thành nên các địa hào, địa lũy, hẻm vực, thung lũng,...

Ví dụ: dãy con Voi nằm giữa hai đứt gãy sông Hồng và sông Chảy..

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close