Bài 17. Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo1. Xác định giới hạn của vỏ địa lí ở lục địa và đại dương. So sánh sự khác nhau về giới hạn, chiều dày và thành phần cấu tạo giữa vỏ địa lí và vỏ Trái Đất. 2. Khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí 3. Ví dụ về mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí... Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I Trả lời câu hỏi mục I trang 69 SGK Địa lí 10 Dựa vào hình 17 và thông tin trong bài, em hãy: - Xác định giới hạn của vỏ địa lí ở lục địa và đại dương. - So sánh sự khác nhau về giới hạn, chiều dày và thành phần cấu tạo giữa vỏ địa lí và vỏ Trái Đất. Phương pháp giải: - Quan sát hình 17 và đọc thông tin trong mục I (Vỏ địa lí). - Lập bảng để dễ so sánh sự khác nhau giữa vỏ địa lí và vỏ Trái Đất theo các tiêu chí: giới hạn, chiều dày và thành phần cấu tạo. Lời giải chi tiết: - Giới hạn của vỏ địa lí: + Ở lục địa: 0 – 22 km. + Ở đại dương: dưới 12 km so với mực nước biển đến 22 km (trên mực nước biển). - So sánh sự khác nhau giữa vỏ địa lí và vỏ Trái Đất:
? mục II Trả lời câu hỏi 1 mục II trang 70 SGK Địa lí 10 Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí. Phương pháp giải: Đọc thông tin mục 1 (Khái niệm). Lời giải chi tiết: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí. Trả lời câu hỏi 2 mục II trang 70 SGK Địa lí 10 Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy cho ví dụ về mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân. Lời giải chi tiết: Ví dụ: Trong trường hợp thảm thực vật bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn mạnh, khí hậu bị biến đổi. Từ đó, kéo theo sự biến đổi của đất (Ví dụ: Từ đất feralit trở thành đất xói mòn trơ sỏi đá). Trả lời câu hỏi 3 mục II trang 70 SGK Địa lí 10 Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết, con người cần khai thác và sử dụng tự nhiên như thế nào để đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững. Phương pháp giải: Đọc thông tin trong mục 3 (Ý nghĩa thực tiễn) và dựa vào hiểu biết của bản thân. Lời giải chi tiết: Để đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững, con người cần: - Nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng. - Từ đó, dự báo những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ => đề xuất những giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tự nhiên. Luyện tập Giải bài luyện tập 1 trang 70 SGK Địa lí 10 Cho ví dụ về sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi miền nhiệt đới. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học kết hợp hiểu biết của bản thân. Lời giải chi tiết: Ví dụ: Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt sẽ làm chế độ nước của sông ngòi miền nhiệt đới thay đổi, làm tăng quá trình xói mòn. Giải bài luyện tập 2 trang 70 SGK Địa lí 10 Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên? Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân. Lời giải chi tiết: Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ giúp chúng ta dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên. Vận dụng Giải bài vận dụng trang 70 SGK Địa lí 10 Em hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân. Phương pháp giải: Sưu tầm thông tin trên Internet, sách báo,… Lời giải chi tiết: Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân: Đối với môi trường tự nhiên - Làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học. - Mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm. Đối với đời sống của người dân - Gây ra nhiều thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,…) đe dọa đời sống của người dân vùng chân núi. - Đất trống đồi trọc gây xói mòn, thoái hóa, bạc màu đất đai, thu hẹp diện tích đất canh tác.
Quảng cáo
|