Lý thuyết công suất

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Quảng cáo

I - CÔNG SUẤT

- Để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.

II - CÔNG THỨC TÍNH CÔNG SUẤT

\(P = \dfrac{A}{t}\)  

Trong đó:

     + $A$: công thực hiện $\left( J \right)$

     + \(t\): khoảng thời gian thực hiện công $A{\rm{ }}\left( s \right)$

Công suất còn được tính bởi biểu thức: \(P = Fv\)

Do: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{Fs}}{t} = F.v\)

III - ĐƠN VỊ CÔNG SUẤT

Nếu công $A$ được tính là $1J$, thời gian $t$ được tính là $1s$, thì công suất được tính là:

\(P = \dfrac{{1J}}{{1{\rm{s}}}} = 1J/s\) (Jun trên giây)

Đợn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)

$\begin{array}{*{20}{l}}{1W{\rm{ }} = {\rm{ }}1J/s}\\{1kW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000W}\\{1MW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000{\rm{ }}kW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000000W}\end{array}$

Đơn vị công suất ngoài ra còn được tính:

Mã lực (sức ngựa) ký hiệu là CV (Pháp), HP (Anh)

1CV = 736 W

1 HP = 746 W

Sơ đồ tư duy về công suất


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close