Kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 2 Địa lí 12- Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở nước ta có hệ thống sân bay nội địa?

  • A

    Quần đảo Cô Tô.

  • B

    Đảo Lý Sơn.

  • C

    Đảo Phú Quý.

  • D

    Quần đảo Côn Sơn.

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A

    Tiếp giáp hai quốc gia, hai vùng kinh tế.

  • B

    Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài qua các cửa khẩu.

  • C

     Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng

  • D

    Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao.

Câu 3 :

Đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp:

  • A

    Nghệ An.

  • B

    Thừa Thiên – Huế.

  • C

    Quảng Trị.

  • D

    Khánh Hòa.

Câu 4 :

Tiềm năng thuỷ điện nước ta tập trung chủ yếu ở:

  • A

    Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.

  • B

    Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

  • C

    Hệ thống sông Thu Bồn và sông Cả.

  • D

    Hệ thống sông Hồng và sông Cả.

Câu 5 :

Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là vùng  

  • A

    chuyên canh cây lương thực hàng đầu cả nước.

  • B

    chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu cả nước.

  • C

    chuyên canh cây thực phẩm hàng đầu cả nước.

  • D

    chăn nuôi gia súc hàng đầu cả nước. 

Câu 6 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết sân bay quốc tế Cát Bi thuộc tỉnh/ thành phố nào sau đây?

  • A

    Hà Nội.

  • B

    Đà Nẵng.

  • C

    Huế.

  • D

    Hải Phòng.

Câu 7 :

Phương hướng chủ yếu hiện nay đối với vấn đề lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là

  • A

    đào thêm kênh rạch để thoát lũ nhanh.

  • B

    xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ.

  • C

    trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ.

  • D

    chủ động sống chung với lũ.

Câu 8 :

Nhân tố hạn chế nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay là

  • A

    chính sách phát triển công nghiệp.

  • B

    thị trường tiêu thụ sản phẩm.

  • C

    dân cư, nguồn lao động.

  • D

    cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng.

Câu 9 :

Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là

  • A

    đánh bắt xa bờ.

  • B

    đánh bắt ven bờ.

  • C

    trang bị vũ khí quân sự.

  • D

    đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

Câu 10 :

Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển

  • A

    đa dạng về ngành.

  • B

    gắn liền với vùng ven biển.

  • C

    mang lại hiệu quả cao.

  • D

    tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở nước ta có hệ thống sân bay nội địa?

  • A

    Quần đảo Cô Tô.

  • B

    Đảo Lý Sơn.

  • C

    Đảo Phú Quý.

  • D

    Quần đảo Côn Sơn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 23

Lời giải chi tiết :

B1. Nhận dạng kí hiệu sân bay nội địa ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Quần đảo có hệ thống sân bay nội địa là quần đảo Côn Sơn

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A

    Tiếp giáp hai quốc gia, hai vùng kinh tế.

  • B

    Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài qua các cửa khẩu.

  • C

     Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng

  • D

    Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: đặc điểm không phải là “vị trí địa lý - lãnh thổ”

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa: đặc điểm không phải là “vị trí địa lý - lãnh thổ”
=> Nhận xét vùng có giàu có về tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên khoáng sản, lâm nghiệp, hải sản....) => đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí - lãnh thổ

=> Nhận xét C không đúng

Câu 3 :

Đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp:

  • A

    Nghệ An.

  • B

    Thừa Thiên – Huế.

  • C

    Quảng Trị.

  • D

    Khánh Hòa.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vùng công nghiệp số 3 gồm các tỉnh: Quảng Bình đến Ninh Thuận.

Lời giải chi tiết :

Vùng 3 gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận)

=> Nghệ An không nằm trong vùng công nghiệp số 3.

Câu 4 :

Tiềm năng thuỷ điện nước ta tập trung chủ yếu ở:

  • A

    Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.

  • B

    Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

  • C

    Hệ thống sông Thu Bồn và sông Cả.

  • D

    Hệ thống sông Hồng và sông Cả.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công suất có khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai.

Câu 5 :

Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là vùng  

  • A

    chuyên canh cây lương thực hàng đầu cả nước.

  • B

    chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu cả nước.

  • C

    chuyên canh cây thực phẩm hàng đầu cả nước.

  • D

    chăn nuôi gia súc hàng đầu cả nước. 

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

Câu 6 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết sân bay quốc tế Cát Bi thuộc tỉnh/ thành phố nào sau đây?

  • A

    Hà Nội.

  • B

    Đà Nẵng.

  • C

    Huế.

  • D

    Hải Phòng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Đia  lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 23

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 23:
B1. Nhận biết kí hiệu sân bay.

B2. Xác định vị trí sân bay Cát Bi -> thuộc Hải Phòng.

Câu 7 :

Phương hướng chủ yếu hiện nay đối với vấn đề lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là

  • A

    đào thêm kênh rạch để thoát lũ nhanh.

  • B

    xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ.

  • C

    trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ.

  • D

    chủ động sống chung với lũ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lũ ở ĐBSCL là thiên tai diễn ra thường xuyên, điển hình của vùng, lũ đến chậm và kéo dài => bên cạnh những hạn chế ngập lụt thì lũ ở ĐBSCL còn mang lại nguồn lợi thủy sản giàu có.

=> Chủ động sống chung với lũ để khai thác hiệu quả những giá trị kinh tế mà lũ mang lại.

Câu 8 :

Nhân tố hạn chế nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay là

  • A

    chính sách phát triển công nghiệp.

  • B

    thị trường tiêu thụ sản phẩm.

  • C

    dân cư, nguồn lao động.

  • D

    cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ hạn chế lớn nhất về điều kiện KT-XH ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Đánh giá các điều kiện phát triển CN, nước ta có:

- tài nguyên thiên nhiên dồi giàu có.

- vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

- dân đông, lao động dồi dào giá rẻ, thị trường lớn

- hiện nay, nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài.

=> Loại bỏ đáp án A, B, C

- Hạn chế lớn nhất của nước ta là cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, mạng lưới cơ sở hạ tầng yếu kém và phát triển chưa đồng bộ.

=> Đây là điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay.

Câu 9 :

Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là

  • A

    đánh bắt xa bờ.

  • B

    đánh bắt ven bờ.

  • C

    trang bị vũ khí quân sự.

  • D

    đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa “phương hướng khai thác thủy sản bảo vệ thềm lục

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa “phương hướng khai thác thủy sản bảo vệ thềm lục địa”

=> Khai thác thủy sản có hai hướng là ven bờ và xa bờ.

   + Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm

   + Để bảo vệ vùng thềm lục địa ở ngoài khơi  và bảo vệ vùng biển rộng lớn thì cần đánh bắt xa bờ

=> phương hướng khai thác hợp lí nhất là đánh bắt xa bờ.

Câu 10 :

Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển

  • A

    đa dạng về ngành.

  • B

    gắn liền với vùng ven biển.

  • C

    mang lại hiệu quả cao.

  • D

    tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vùng ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về kinh tế biển: nghề cá, du lịch biển, vận tải biển, trong đó tài nguyên có giá trị nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam.

Lời giải chi tiết :

Vùng ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) – là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về kinh tế biển: nghề cá, du lịch biển, vận tải biển, trong đó tài nguyên có giá trị nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam

=> Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế biến dầu khí -> tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

=> Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.

close