Đề thi giữa kì 2 Địa li 12 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà nằm trên con sông nào?

  • A

    Sông Gâm.

  • B

    Sông Chảy.

  • C

    Sông Đà.

  • D

    Sông Hồng.

Câu 2 :

Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng:

  • A

    Tăng cường tình trạng độc canh.

  • B

    Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.

  • C

    Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.

  • D

    Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.

Câu 3 :

Tài nguyên du lịch nào sau đây ở nước ta thuộc về nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên

  • A

    Vịnh Hạ Long.

  • B

    Phố cổ Hội An.

  • C

    Chùa Bái Đính.

  • D

    Thánh địa Mỹ Sơn

Câu 4 :

Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là

  • A

    vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm.

  • B

    dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế.

  • C

    trình độ thâm canh cao.

  • D

    nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Câu 5 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là    

  • A

    Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

  • B

    Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

  • C

    Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

  • D

    Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

Câu 6 :

Thành tựu của ngành Viễn thông nước ta về mặt khoa học công nghệ là

  • A

    có nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông; số thuê bao tăng nhanh.

  • B

    điện thoại đã đến được hầu hết các xã trong toàn quốc.

  • C

    tăng trưởng với tốc độ cao.

  • D

    dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ.

Câu 7 :

Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là

  • A

    Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

  • B

    Dọc theo duyên hải miền Trung.

  • C

    Nam Bộ.

  • D

    Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 8 :

Loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là

  • A

    Đất mặn.

  • B

    Đất xám phù sa cổ.

  • C

    Đất phù sa.

  • D

    Đất cát biển.

Câu 9 :

Cho bảng số liệu

Diện tích và sản lượng lúa cả nước năm 2000 – 2015

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2015:

  • A

    Cột.

  • B

    Đường.

  • C

    Miền.

  • D

    Tròn.

Câu 10 :

Thế mạnh của khu vực trung du và miền núi nước ta là:

  • A

    Cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi dê, bò đàn.

  • B

    Cây công nghiệp ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ.

  • C

    Cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

  • D

    Cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A

    Tiếp giáp hai quốc gia, hai vùng kinh tế.

  • B

    Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài qua các cửa khẩu.

  • C

     Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng

  • D

    Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao.

Câu 12 :

Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của

  • A

    việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

  • B

    sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.

  • C

    cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới nền kinh tế.

  • D

    sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.

Câu 13 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là:

  • A

    Uông Bí.

  • B

    Phả Lại.

  • C

    Ninh Bình.

  • D

    Na Dương.

Câu 14 :

Những biểu hiện của dân số nước ta đang ngày càng già đi:

  • A

    Nhóm tuổi 0 -14 và 15 – 59 giảm nhanh, trên 60 tuổi tăng khá nhanh.

  • B

    Nhóm tuổi 0 – 14 và 15 – 59 tăng nhanh, trên 60 tuổi tăng chậm.

  • C

    Nhóm tuổi 0 – 14 giảm, nhóm tuổi 15 – 59 và trên 60 tuổi tăng.

  • D

    Nhóm tuổi 0 -14 và trên 60 tăng lên, nhóm tuổi 15 – 59 giảm.

Câu 15 :

Công nghiệp chế biến rượu bia, nước ngọt thường tập trung ở

  • A

    miền núi.

  • B

    đồng bằng ven biển.

  • C

    nông thôn.

  • D

    thành phố, đô thị lớn.

Câu 16 :

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào dưới đây không được xem tương đương như khu công nghiệp:

  • A

    Khu chế xuất.

  • B

    Khu công nghệ cao.

  • C

    Khu công nghiệp tập trung.

  • D

    Khu kinh tế ven biển.

Câu 17 :

Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

(Đơn vị: %)

Biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là:

  • A

    Tròn.

  • B

    Cột chồng.

  • C

    Miền.

  • D

    Nan quạt.

Câu 18 :

Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở 

  • A

    Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

  • B

    Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

  • C

    Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

  • D

    Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Câu 19 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

 Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng, năm 2015

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?

  • A

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị.

  • B

    Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

  • C

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở đô thị thấp nhất là Đông Nam Bộ.

  • D

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp nhất là ở Đông Nam Bộ.

Câu 20 :

Các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có chức năng là

  • A

    là các trung tâm kinh tế.

  • B

    trung tâm chính trị - hành chính.

  • C

    văn hóa - giáo dục.

  • D

    tổng hợp.

Câu 21 :

Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là:

  • A

    Hiệu quả kinh tế thấp.

  • B

    Đồng cỏ hẹp.

  • C

    Nhu cầu về sức kéo giảm.

  • D

    Không thích hợp với khí hậu.

Câu 22 :

Cho bảng số liệu:

Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015?

  • A

    Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2015.

  • B

    Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

  • C

    Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015.

  • D

    Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta.

Câu 23 :

Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây đúng về quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta giai đoạn 2010, 2014:

  • A

    Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng giá trị công nghiệp đứng thứ 2 và có xu hướng giảm.

  • B

    Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị công nghiệp lớn nhất và có xu hướng giảm.

  • C

    Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp tăng lên là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

  • D

    Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp giảm đi là Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 24 :

Nguyên nhân làm cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta không phải do những thuận lợi chủ yếu về:

  • A

    tài nguyên thiên nhiên.

  • B

    nguồn lao động có tay nghề.

  • C

    thị trường và kết cấu hạ tầng.

  • D

    số dân đông đúc.

Câu 25 :

Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu là do

  • A

    tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

  • B

    hàng hóa của Việt Nam không ngừng gia tăng về số lượng cũng như cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

  • C

    tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì.

  • D

    đây là thị trường tương đối dễ tính, có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn.

Câu 26 :

Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ được nuôi rộng rãi, với số lượng nhiều (chiếm trên 50% đàn trâu cả nước) và nhiều hơn bò (khoảng 16% đàn bò cả nước) do

  • A

    trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm.

  • B

    trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm và chịu rét giỏi.

  • C

    trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi và thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.

  • D

    nhu cầu của vùng về thịt, sức kéo và phân bón từ trâu lớn.

Câu 27 :

Biện pháp cơ bản để đưa đồng bằng sông Hồng sớm trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa là

  • A

    quan tâm đến chất lương sản phẩm và thị trường.

  • B

    thay đổi cơ cấu cây cây trồng và cơ cấu mùa vụ.

  • C

    chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên đất.

  • D

    phát triển mạnh cây vụ đông.

Câu 28 :

Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giiai đoạn hiện nay là

  • A

    khoa học – kĩ thuật.

  • B

    lực lượng lao động.

  • C

    thị trường.

  • D

    tập quán sản xuất.

Câu 29 :

Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là

  • A

    khả năng mở rộng diện tích khá lớn.

  • B

    phần lớn diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.

  • C

    diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng.

  • D

    đất ở nhiều nơi bị bạc màu.

Câu 30 :

Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do

  • A

    sông ngòi ngắn và dốc.

  • B

    sự phân mùa khí hậu.

  • C

    trình độ khoa học – kĩ thuật thấp.

  • D

    hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà nằm trên con sông nào?

  • A

    Sông Gâm.

  • B

    Sông Chảy.

  • C

    Sông Đà.

  • D

    Sông Hồng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 26

Lời giải chi tiết :

B1. Xem kí hiệu nhà máy thủy điện ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)

-> kí hiệu ngôi sao màu xanh.

B2. Xác định vị trí nhà máy thủy điện Thác Bà và tên sông trên Atlat trang 26

=> Nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng trên sông Chảy.

Câu 2 :

Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng:

  • A

    Tăng cường tình trạng độc canh.

  • B

    Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.

  • C

    Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.

  • D

    Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hiểu thế nào là vùng chuyên canh

=> từ đó chỉ ra được vai trò của các vùng chuyên canh.

Lời giải chi tiết :

Vùng chuyên canh là vùng chuyên sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh nổi bật nhất chủ yếu.

=> Góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng cường chuyên môn hóa sản xuất của vùng.

Câu 3 :

Tài nguyên du lịch nào sau đây ở nước ta thuộc về nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên

  • A

    Vịnh Hạ Long.

  • B

    Phố cổ Hội An.

  • C

    Chùa Bái Đính.

  • D

    Thánh địa Mỹ Sơn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vịnh Hạ Long là khu du lịch tự nhiên ở nước ta (gồm các hang động, đảo đá, thắng cảnh đẹp).

Câu 4 :

Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là

  • A

    vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm.

  • B

    dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế.

  • C

    trình độ thâm canh cao.

  • D

    nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- ĐBSH có mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Diện tích khá nhỏ (4,5%)

=> từ đó suy luận những vấn đề cần đặt ra đối với vùng trong phát triển KT - XH

Lời giải chi tiết :

- ĐBSH có dân số đông, mật độ dân số  cao: 1225 người/km2 => Sức ép đến phát triển KT  -XH (nơi ở, việc làm, môi trường)

- Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên ( đất) bị xuống cấp,  ô nhiễm; đất canh tác trong đê thoái hóa bạc màu + nhu cầu đất ở chuyên dùng ngày càng lớn nên diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, khả năng mở rộng hạn chế.

=> Dân số đông và đất canh tác hạn chế đang là vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.

Câu 5 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là    

  • A

    Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

  • B

    Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

  • C

    Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

  • D

    Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 18

Lời giải chi tiết :

Dựa vào Atlat ĐLVN trang 18, kí hiệu chăn nuôi bò nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

=>  vùng nuôi bò nhiều nhất ở nước ta là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu 6 :

Thành tựu của ngành Viễn thông nước ta về mặt khoa học công nghệ là

  • A

    có nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông; số thuê bao tăng nhanh.

  • B

    điện thoại đã đến được hầu hết các xã trong toàn quốc.

  • C

    tăng trưởng với tốc độ cao.

  • D

    dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa “về mặt khoa học công nghệ”

Lời giải chi tiết :

Ngành Viễn thông nước ta đã dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ.

=> đây là thành tựu lớn về mặt khoa học công nghệ.

Câu 7 :

Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là

  • A

    Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

  • B

    Dọc theo duyên hải miền Trung.

  • C

    Nam Bộ.

  • D

    Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất trong cả nước.

Câu 8 :

Loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là

  • A

    Đất mặn.

  • B

    Đất xám phù sa cổ.

  • C

    Đất phù sa.

  • D

    Đất cát biển.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa (70%),  màu mỡ nhất là đất phù sa thuộc châu thổ sông Hồng.

Câu 9 :

Cho bảng số liệu

Diện tích và sản lượng lúa cả nước năm 2000 – 2015

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2015:

  • A

    Cột.

  • B

    Đường.

  • C

    Miền.

  • D

    Tròn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ đường: thể hiện tốc độ tăng trưởng

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa: Thể hiện “tốc độ tăng trưởng”

=> Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng trong nhiều năm là biểu đồ đường (đường biểu diễn).

Câu 10 :

Thế mạnh của khu vực trung du và miền núi nước ta là:

  • A

    Cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi dê, bò đàn.

  • B

    Cây công nghiệp ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ.

  • C

    Cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

  • D

    Cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trung du, miền núi có đất feralit màu mỡ tập trung trên các vùng đồi trung du rộng lớn-> thuân lợi cho phát triển cây công nghiệp; các cánh rừng, đồng cỏ giữa núi là điều kiện để chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A

    Tiếp giáp hai quốc gia, hai vùng kinh tế.

  • B

    Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài qua các cửa khẩu.

  • C

     Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng

  • D

    Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: đặc điểm không phải là “vị trí địa lý - lãnh thổ”

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa: đặc điểm không phải là “vị trí địa lý - lãnh thổ”
=> Nhận xét vùng có giàu có về tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên khoáng sản, lâm nghiệp, hải sản....) => đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí - lãnh thổ

=> Nhận xét C không đúng

Câu 12 :

Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của

  • A

    việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

  • B

    sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.

  • C

    cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới nền kinh tế.

  • D

    sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH đòi hỏi nhu cầu lao động cao trong các ngành CN –XD và dịch vụ.

=> Thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay.

Câu 13 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là:

  • A

    Uông Bí.

  • B

    Phả Lại.

  • C

    Ninh Bình.

  • D

    Na Dương.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 22

Lời giải chi tiết :

B1. Xem chú giải

=> kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn nhất  thể hiện công suất > 1000 MW.

B2. Xác định được nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW là Phả Lại.

Câu 14 :

Những biểu hiện của dân số nước ta đang ngày càng già đi:

  • A

    Nhóm tuổi 0 -14 và 15 – 59 giảm nhanh, trên 60 tuổi tăng khá nhanh.

  • B

    Nhóm tuổi 0 – 14 và 15 – 59 tăng nhanh, trên 60 tuổi tăng chậm.

  • C

    Nhóm tuổi 0 – 14 giảm, nhóm tuổi 15 – 59 và trên 60 tuổi tăng.

  • D

    Nhóm tuổi 0 -14 và trên 60 tăng lên, nhóm tuổi 15 – 59 giảm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Già hóa dân số là xu hướng giảm tỉ lệ trẻ em dưới, tăng tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động.

Lời giải chi tiết :

Biểu hiện của già hóa dân số là:
- Giảm tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động (0 – 14 tuổi)

- Tăng tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 64 tuổi).

Câu 15 :

Công nghiệp chế biến rượu bia, nước ngọt thường tập trung ở

  • A

    miền núi.

  • B

    đồng bằng ven biển.

  • C

    nông thôn.

  • D

    thành phố, đô thị lớn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ thị trường tiêu thụ các sản phẩm bia rượu nước ngọt.

Lời giải chi tiết :

 Bia, rượu, nước ngọt là các sản phẩm đồ uống được tiêu thụ phổ biến ở khu vực thành phố, đô thị lớn, nơi tập trung các dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn.

Câu 16 :

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào dưới đây không được xem tương đương như khu công nghiệp:

  • A

    Khu chế xuất.

  • B

    Khu công nghệ cao.

  • C

    Khu công nghiệp tập trung.

  • D

    Khu kinh tế ven biển.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Khu công nghiệp  còn được gọi là khu công nghiệp tập trung.

- Ngoài khu công nghiệp còn có các khu chế xuất và khu công nghệ cao.

=> Vậy :

+ khu công nghiệp tương đương với khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

+khu kinh tế mở không phải là khu công nghiệp.

Câu 17 :

Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

(Đơn vị: %)

Biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là:

  • A

    Tròn.

  • B

    Cột chồng.

  • C

    Miền.

  • D

    Nan quạt.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ miền: thể sự thay đổi hoặc sự chuyển dịch cơ cấu (trong nhiều năm, thông thường 4 năm trở lên)

Lời giải chi tiết :

Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền (thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế)

=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là biểu đồ miền.

Câu 18 :

Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở 

  • A

    Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

  • B

    Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

  • C

    Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

  • D

    Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

Câu 19 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

 Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng, năm 2015

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?

  • A

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị.

  • B

    Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

  • C

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở đô thị thấp nhất là Đông Nam Bộ.

  • D

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp nhất là ở Đông Nam Bộ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu: đối với bảng số liệu thể hiện các tiêu chí (cột) của nhiều đối tượng (hàng ngang).

B1. Nhận xét hàng dọc: so sánh tương quan giữa các cột (có cùng đơn vị) -> nhìn chung cột nào có giá trị cao hơn (hay thấp hơn). 

B2. Nhận xét hàng ngang: nhân xét các đối tượng cụ thể theo hàng ngang

- Đối tượng nào có giá trị cao nhất hoặc thấp nhất

- Lấy số liệu chứng minh.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét:

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị (2,39% > 0,84%)

=>  Nhận xét A đúng.

- Ở thành thị, tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở ĐBSCL (1,56%, thấp nhất ở ĐNB (0,32%).

=> Nhận xét C đúng

- Ở nông thôn, tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở ĐBSCL (3,52%) và  thấp nhất là ở ĐNB (0,82%).

=> Nhận xét D đúng.

- Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất (cả thành thị và nông thôn) là ở ĐBSCL chứ không phải BTB và duyên hải miền Trung.

=> Nhận xét B sai.

Câu 20 :

Các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có chức năng là

  • A

    là các trung tâm kinh tế.

  • B

    trung tâm chính trị - hành chính.

  • C

    văn hóa - giáo dục.

  • D

    tổng hợp.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét các khía cạnh kinh tế, văn hóa,  giáo dục, y tế… của 2 thành phố (liên hệ ví dụ thực tiễn).

Lời giải chi tiết :

- Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa – giáo dục, hành chính- chính trị của cả nước (tập trung nhiều khu công nghiệp,công ty, bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa - chính trị lớn (nhà hát lớn, lăng chủ tịch, trụ sở các Bộ ngành, cơ quan Chính phủ).

- Tương tự, TP. HCM cũng là trung tâm kinh tế rất lớn của cả nước, là đô thị đặc biệt, tập trung nhiều trường ĐH lớn, bệnh viện TW, các trung tâm văn hóa du lịch lớn (Dinh Thống nhất, nhiều nhà hát, bảo tàng, là nơi có hoạt động giải trí sôi động nhất cả nước).

=> Hai thành phố này có chức năng tổng hợp.

Câu 21 :

Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là:

  • A

    Hiệu quả kinh tế thấp.

  • B

    Đồng cỏ hẹp.

  • C

    Nhu cầu về sức kéo giảm.

  • D

    Không thích hợp với khí hậu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ mục đích chính của chăn nuôi trâu ở nước ta.

=> từ đó xác định được nguyên nhân khiến ngành chăn nuôi trâu hiện nay giảm.

Lời giải chi tiết :

Chăn nuôi trâu phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu về sức kéo.

=> Tuy nhiên hiện nay nông nghiệp  được tăng cường cơ giới hóa

=> Nhu cầu về sức kéo giảm

Câu 22 :

Cho bảng số liệu:

Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015?

  • A

    Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2015.

  • B

    Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

  • C

    Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015.

  • D

    Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

Lời giải chi tiết :

Xét lần lượt các đáp án:
- Tổng sản lượng thủy sản tăng: 6582.1/ 2250.9 = 2,92 lần

=> Nhận xét A: tổng sản lượng thủy sản tăng 5,5 lần => Sai

- Thủy sản khai thác tăng: 3049,9 / 1660,9 = 1,84 lần.

- Thủy sản nuôi trồng tăng: 3532,2 / 590,0 = 6 lần

=> Nuôi trồng  tăng nhanh hơn khai thác (6> 1,84)

=> Nhận xét B: Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng => Sai

- Nhận xét D.Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta => Sai

- Nhận xét C: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015. => Đúng

Câu 23 :

Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây đúng về quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta giai đoạn 2010, 2014:

  • A

    Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng giá trị công nghiệp đứng thứ 2 và có xu hướng giảm.

  • B

    Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị công nghiệp lớn nhất và có xu hướng giảm.

  • C

    Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp tăng lên là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

  • D

    Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp giảm đi là Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét biểu đồ tròn:
B1. Nhận xét quy mô:

- Đối tượng nào có tỉ trọng lớn nhất.

- Đối tượng nào có tỉ trọng thấp nhất

-> lấy số liệu chứng minh.

B2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu:

- Nhận xét lần lượt từng đối tượng: có tỉ trọng tăng hay giảm (tăng/ giảm bao nhiêu %, lấy số liệu năm sau trừ đi năm đầu tiên).

- Đối tượng nào tăng hay giảm nhiều nhất (hoặc thấp nhất).

Lời giải chi tiết :

Nhận xét:

-ĐNB có tỉ trọng lớn nhất (50%) và có xu hướng giảm nhẹ (còn  49,6% năm 2014)

- Đứng thứ 2 là Đồng bằng sông Hồng (2,2%), có xu hướng tăng (23,3% năm 2014).

-  Các vùng có tỉ trọng tăng lên là: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tây Nguyên giữ nguyên tỉ trọng với 0,8%

=> Nhận xét A, C, D không đúng

Câu 24 :

Nguyên nhân làm cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta không phải do những thuận lợi chủ yếu về:

  • A

    tài nguyên thiên nhiên.

  • B

    nguồn lao động có tay nghề.

  • C

    thị trường và kết cấu hạ tầng.

  • D

    số dân đông đúc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn về KT –XH và tài nguyên thiên nhiên của 2 thành phố này.

Lời giải chi tiết :

- Thuận lợi: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có dân số đông -> thị trường tiêu thụ lớn, lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn; cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện và đồng bộ…

=> là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp.

=> Loại đáp án B, C, D

- Hà Nội có tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế, sự phát triển công nghiệp của Hà Nội và TP.HCM chủ yếu dựa vào nguồn nguyên nhiên liệu vận chuyển từ các vùng khác tới.

=> Tài nguyên thiên nhiên không phải là điều kiện thuận lợi chủ yếu khiến Hà Nội và TP.HCM trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

Câu 25 :

Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu là do

  • A

    tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

  • B

    hàng hóa của Việt Nam không ngừng gia tăng về số lượng cũng như cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

  • C

    tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì.

  • D

    đây là thị trường tương đối dễ tính, có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đây là sự kiện chính trị quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kì vào năm 1995.

Lời giải chi tiết :

Năm 1995, Việt Nam và Hoa Kì  bình thường hóa quan hệ, quá trình trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia được đẩy mạnh hơn. Đây là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta.

=> Tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh.

Câu 26 :

Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ được nuôi rộng rãi, với số lượng nhiều (chiếm trên 50% đàn trâu cả nước) và nhiều hơn bò (khoảng 16% đàn bò cả nước) do

  • A

    trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm.

  • B

    trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm và chịu rét giỏi.

  • C

    trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi và thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.

  • D

    nhu cầu của vùng về thịt, sức kéo và phân bón từ trâu lớn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm sinh thái của trâu.

=> phù hợp với điều kiện khí hậu và địa hình của vùng

Lời giải chi tiết :

Trâu thuộc nhóm gia súc lớn nên thích hợp chăn thả trên các đồng cỏ lớn, mặt khác đặc điểm sinh thái của trâu là ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi

=> Thích hợp phát triển với khí hậu có mùa đông lạnh +  địa hình đồi núi với các cánh rừng lớn của vùng TDMNBB.

Câu 27 :

Biện pháp cơ bản để đưa đồng bằng sông Hồng sớm trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa là

  • A

    quan tâm đến chất lương sản phẩm và thị trường.

  • B

    thay đổi cơ cấu cây cây trồng và cơ cấu mùa vụ.

  • C

    chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên đất.

  • D

    phát triển mạnh cây vụ đông.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sản xuất hàng hóa là tạo số lượng lớn với năng suất chất lượng cao.

Lời giải chi tiết :

Để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp và tiến lên sản xuất hàng hóa cần:

- Phân bố cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lí => đem lại năng suất kinh tế cao.

Câu 28 :

Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giiai đoạn hiện nay là

  • A

    khoa học – kĩ thuật.

  • B

    lực lượng lao động.

  • C

    thị trường.

  • D

    tập quán sản xuất.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Mục địch của việc phát triển sản xuất nông sản  hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận.

Lời giải chi tiết :

Mục địch của việc phát triển sản xuất nông sản  hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận.

=> Yêu cầu về đầu ra sản phẩm (thị trường tiêu thụ) là rất quan trọng

=> Thị trường tiêu thụ rộng lớn -> sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển và ngược lại khi thị trường nông sản biến động sẽ có tác động trực tiếp đến nền sản xuất.

Câu 29 :

Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là

  • A

    khả năng mở rộng diện tích khá lớn.

  • B

    phần lớn diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.

  • C

    diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng.

  • D

    đất ở nhiều nơi bị bạc màu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vùng có hệ thống đê điều bao quanh

=> vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa màu mỡ; vùng trong đê không được bồi đắp.

Lời giải chi tiết :

ĐBSH có hệ thống đê điều bao quanh

=> vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa mới hằng năm + hiệu suất sử dụng cao

=> đất bị thoái hóa bạc màu và ngày càng mở rộng, làm giảm diện tích đất nông nghiệp.

 Trong khi khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở vùng rất hạn chế.

=> Đặt ra vấn đề lớn trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH.

Câu 30 :

Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do

  • A

    sông ngòi ngắn và dốc.

  • B

    sự phân mùa khí hậu.

  • C

    trình độ khoa học – kĩ thuật thấp.

  • D

    hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thủy điện phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, cụ thể là lưu lượng nước sông.

Lời giải chi tiết :

Tốc độ quay tuabin trên đập thủy điện phụ thuộc vào tốc độ dòng nước.

- Mùa lũ nước tràn mạnh, tốc độ dòng chảy lớn => phát điện mạnh,

- Mùa cạn, sông ngòi thiếu nước => tốc độ dòng chảy yếu => phát điện kém

=> Như vậy, Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà may thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do sự phân mùa khí hậu.

close