Đề thi giữa kì 2 Địa lí 12 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở:

  • A

    Trung du và miền núi Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng.

  • B

    Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

  • C

    Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

  • D

    Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 2 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/ quốc gia nào sau đây?

  • A

    Trung Quốc.

  • B

    Thượng Lào.

  • C

    Campuchia.

  • D

    Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở đồng bằng sông Hồng có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40  đến 120 nghìn tỉ đồng?

  • A

    Hà Nội.

  • B

    Hải Phòng.

  • C

    Phúc Yên.

  • D

    Bắc Ninh.

Câu 4 :

Hạn chế lớn nhất về các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu của nước ta là

  • A

    thuế xuất khẩu cao.

  • B

    tỉ trọng hàng gia công còn lớn.

  • C

    làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

  • D

    chất lượng sản phẩm chưa cao.

Câu 5 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở vùng nào nước ta?

  • A

    Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • B

    Bắc Trung Bộ.

  • C

    Tây Nguyên.

  • D

    Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 6 :

Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là

  • A

    Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn tập trung theo mùa.

  • B

    Địa hình nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa.

  • C

    Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém.

  • D

    Đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành.

Câu 7 :

Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là

  • A

    công nghiệp hoá phát triển mạnh.

  • B

    quá trình đô thị hoá tự phát.

  • C

    mức sống của người dân cao.

  • D

    kinh tế phát triển nhanh.

Câu 8 :

Các khu công nghiệp tập trung phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây:

  • A

    Duyên hải Nam Trung Bộ.

  • B

    Đông bằng sông Hồng.

  • C

    Đông Nam Bộ.

  • D

    Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh nào sau đây phổ biến mật độ dân số dưới 50 người/km2?

  • A

    Nam Định.

  • B

    Lai Châu.

  • C

    Hà Tĩnh.

  • D

    Thái Bình.

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay:

  • A

    Là một trong số nguồn cung cấp thịt chủ yếu.

  • B

    Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh với tổng đàn lớn.

  • C

    Tổng đàn gia cầm bị giảm khi có dịch bệnh.

  • D

    Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài.

Câu 11 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?

  • A

    Hà Nội.

  • B

    Hải Phòng.

  • C

    Đồng Nai.

  • D

    Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 12 :

Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì

  • A

    các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.

  • B

    tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.

  • C

    phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.

  • D

    nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.

Câu 13 :

Khó khăn chủ yếu hiện nay đối với phát triển chăn nuôi gia súc lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A

    thiếu đồng cỏ để phát triển chăn nuôi.

  • B

    vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng, đô thị).

  • C

    thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô cho gia súc.

  • D

    nguồn lao động trong chăn nuôi chựa được đào tạo nhiều.

Câu 14 :

Đâu không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực của nước ta:

  • A

    Than đá, than bùn, than nâu.

  • B

    Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.

  • C

    Nguồn thuỷ năng, sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời.

  • D

    Tài nguyên rừng giàu có.

Câu 15 :

Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do

  • A

    Đẩy mạnh thâm canh.

  • B

    Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.

  • C

    Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.

  • D

    Mở rộng diện tích canh tác.

Câu 16 :

Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là

  • A

    Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

  • B

    Dọc theo duyên hải miền Trung.

  • C

    Nam Bộ.

  • D

    Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 17 :

Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh về tỉ trọng

  • A

    Kinh tế nhà nước.

  • B

    Kinh tế tư nhân.

  • C

    Kinh tế tập thể.

  • D

    Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 18 :

Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là

  • A

    vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm.

  • B

    dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế.

  • C

    trình độ thâm canh cao.

  • D

    nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Câu 19 :

Sự gia tăng dân số nhanh hiện nay ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc

  • A

    phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

  • B

    cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

  • C

    khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

  • D

    mở rộng thị trường tiêu thụ.

Câu 20 :

Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của

  • A

    biến động của thị trường.

  • B

    nguồn lao động đang giảm.

  • C

    các thiên tai ngày càng tăng.

  • D

    tính chất bấp bênh vốn có củ nô nông nghiệp.

Câu 21 :

Cho bảng số liệu:

Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015?

  • A

    Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2015.

  • B

    Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

  • C

    Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015.

  • D

    Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta.

Câu 22 :

Dọc duyên dải miền Trung, phổ biến loại rừng nào?

  • A

    Rừng sản xuất.

  • B

    Rừng đầu nguồn.

  • C

    Rừng đặc dụng.

  • D

    Rừng ven biển.

Câu 23 :

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A

    mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng.

  • B

    thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

  • C

    quỹ đất dành cho trồng cây công nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

  • D

    độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa.

Câu 24 :

Khó khăn lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Duyên hải miền Trung là

  • A

    mạng lưới cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

  • B

    trình độ lao động kém.

  • C

    vị trí địa lí cách xa hai đầu đất nước.

  • D

    tài nguyên thiên nhiên hạn chế.

Câu 25 :

Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi nước ta chưa tăng mạnh do

  • A

    Vốn đầu tư hạn chế.

  • B

    Nguồn nguyên liệu chưa đảm bảo.

  • C

    Thiếu lao động có tay nghề.

  • D

    Công nghệ sản xuất còn lạc hậu.

Câu 26 :

Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả là

  • A

    đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn.

  • B

    địa hình núi cao hiểm trở.

  • C

    hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông.

  • D

    thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét lũ ống.

Câu 27 :

Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng thu hẹp là do

  • A

    Đất chuyên dùng và thổ cư mở rộng.

  • B

    Đất dùng xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

  • C

    Dân số đông và gia tăng nhanh.

  • D

    Đất lâm nghiệp ngày một tăng.

Câu 28 :

Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do:

  • A

    Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.

  • B

    Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.

  • C

    Luật đầu tư thông thoáng.

  • D

    Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.

Câu 29 :

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  • A

    tăng sản lượng điện cho cả nước.

  • B

    tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

  • C

    điều hòa lũ trong mùa mưa cho hạ lưu sông.

  • D

    phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Câu 30 :

Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do

  • A

    Môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.

  • B

    Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.

  • C

    Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.

  • D

    Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở:

  • A

    Trung du và miền núi Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng.

  • B

    Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

  • C

    Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

  • D

    Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

Câu 2 :

Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/ quốc gia nào sau đây?

  • A

    Trung Quốc.

  • B

    Thượng Lào.

  • C

    Campuchia.

  • D

    Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Thượng Lào, phía nam giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

=> Loại đáp án A, B, D

=> Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với Campuchia.

Câu 3 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở đồng bằng sông Hồng có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40  đến 120 nghìn tỉ đồng?

  • A

    Hà Nội.

  • B

    Hải Phòng.

  • C

    Phúc Yên.

  • D

    Bắc Ninh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 26

Lời giải chi tiết :

B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)

=> có 4 cấp độ

B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được:

- Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn => có giá trị sản xuất công nghiệp từ  40 – 120 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 2)

=> Chọn đáp án B

- Hà Nội là TTCN rất lớn (quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng).

- Phúc Yên, Bắc Ninh là các TTCN trung bình => có giá trị sản xuất công nghiệp 9 – 40 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 3)

=> Loại đáp án A, C, D

Câu 4 :

Hạn chế lớn nhất về các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu của nước ta là

  • A

    thuế xuất khẩu cao.

  • B

    tỉ trọng hàng gia công còn lớn.

  • C

    làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

  • D

    chất lượng sản phẩm chưa cao.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhờ thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ

=> Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là dệt may, gia giày.

Lời giải chi tiết :

Nhờ thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ

=> Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là dệt may, gia giày.

=> Tỉ trọng hàng gia công lớn (90 – 95% hàng dệt may). Đây là hạn chế lớn nhất về mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu của nước ta

Câu 5 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở vùng nào nước ta?

  • A

    Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  • B

    Bắc Trung Bộ.

  • C

    Tây Nguyên.

  • D

    Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 12

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 12:

B1. Xem kí hiệu rừng ôn đới núi cao ở bảng chú giải (màu xanh tím than)

B2. Xác định các khu vực phân bố:

       Kí hiệu rừng ôn đới núi cao chỉ thể hiện ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn (thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ)

=> Ở nước ta, rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 6 :

Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là

  • A

    Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn tập trung theo mùa.

  • B

    Địa hình nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa.

  • C

    Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém.

  • D

    Đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ khó khăn về địều kiện tự nhiên của nước ta

Lời giải chi tiết :

Mạng lưới giao thông nước ta (đặc biệt đường bộ, đường sông) gặp nhiều trở ngại về điều kiện tự nhiên như:

- Địa hình nhiều đồi núi

=> khó khăn cho hoạt động giao thông đường bộ (đặc biệt các tuyến đông -tây) và đòi hỏi chi phí xây dựng lớn.

- Thiên tai thất thường, mưa lớn dễ làm các công trình giao thông bị han rỉ, hỏng hóc, xuống cấp (đặc biệt là bão, xói lở đất đai)

=> chi phí bảo dưỡng lớn.

Câu 7 :

Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là

  • A

    công nghiệp hoá phát triển mạnh.

  • B

    quá trình đô thị hoá tự phát.

  • C

    mức sống của người dân cao.

  • D

    kinh tế phát triển nhanh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quá trình đô thị hóa gắn liền với sự phát triển kinh tế.

Lời giải chi tiết :

Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong công nghiệp, dịch vụ. Nhờ vậy hệ thống cơ sở hạ tầng kiến trúc được xây dựng và hiện đại hóa, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân...làm xuất hiện nhiều thành phố công nghiệp, đô thị lớn tập trung đông dân cư.

=> Như vậy quá trình công nghiệp hóa đã thúc đẩy đô thị hóa ở nước ta phát triển mạnh mẽ.

Câu 8 :

Các khu công nghiệp tập trung phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây:

  • A

    Duyên hải Nam Trung Bộ.

  • B

    Đông bằng sông Hồng.

  • C

    Đông Nam Bộ.

  • D

    Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các khu công nghiệp tập trung phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ĐB Sông Hồng, Duyên hải miền Trung.

Câu 9 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh nào sau đây phổ biến mật độ dân số dưới 50 người/km2?

  • A

    Nam Định.

  • B

    Lai Châu.

  • C

    Hà Tĩnh.

  • D

    Thái Bình.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 15

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 15:
B1. Đọc bảng chú giải để nhận biết kí hiệu mật độ dân số dưới 50 người/km2

B2. Xác định tỉnh có mật độ dân số dưới 50 người/km2 là Lai Châu (nền chủ yếu màu trắng).

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay:

  • A

    Là một trong số nguồn cung cấp thịt chủ yếu.

  • B

    Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh với tổng đàn lớn.

  • C

    Tổng đàn gia cầm bị giảm khi có dịch bệnh.

  • D

    Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Hiện nay, sản phẩm thịt gia cầm ở nước ta chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, đặc biệt ở các vùng đồng bằng.

- Sản phẩm ngành gia cầm chưa đủ tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (đây là khó khăn chung của ngành chăn nuôi hiện nay)

=> Nhận xét: Sản phẩm chủ yếu của gia cầm là để xuất khẩu ra nước ngoài => Sai

Câu 11 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?

  • A

    Hà Nội.

  • B

    Hải Phòng.

  • C

    Đồng Nai.

  • D

    Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 24

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24:
B1. Nhận biết kí hiệu giá trị nhập khẩu (cột màu đỏ) và xuất khẩu (cột màu xanh).

B2. Xác định được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (cột màu xanh cao hơn cột màu đỏ).

Câu 12 :

Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì

  • A

    các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.

  • B

    tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.

  • C

    phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.

  • D

    nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn phổ biến ở các khu vực thành thị, nông thôn nước ta

=> Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư.

=> Giải quyết việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta.

Câu 13 :

Khó khăn chủ yếu hiện nay đối với phát triển chăn nuôi gia súc lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A

    thiếu đồng cỏ để phát triển chăn nuôi.

  • B

    vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng, đô thị).

  • C

    thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô cho gia súc.

  • D

    nguồn lao động trong chăn nuôi chựa được đào tạo nhiều.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiện nay những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.

Câu 14 :

Đâu không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực của nước ta:

  • A

    Than đá, than bùn, than nâu.

  • B

    Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.

  • C

    Nguồn thuỷ năng, sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời.

  • D

    Tài nguyên rừng giàu có.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: không phải là thế mạnh

Lời giải chi tiết :

- Xác định từ khóa: không phải là thế mạnh

- Tài nguyên rừng giàu có không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta

Câu 15 :

Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do

  • A

    Đẩy mạnh thâm canh.

  • B

    Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.

  • C

    Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.

  • D

    Mở rộng diện tích canh tác.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa nước ta tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.

Câu 16 :

Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là

  • A

    Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

  • B

    Dọc theo duyên hải miền Trung.

  • C

    Nam Bộ.

  • D

    Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất trong cả nước.

Câu 17 :

Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh về tỉ trọng

  • A

    Kinh tế nhà nước.

  • B

    Kinh tế tư nhân.

  • C

    Kinh tế tập thể.

  • D

    Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau khi gia nhập WTO, nước ta đã mở rộng thị trường và thu hút  mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

=>  thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh về tỉ trọng.

Câu 18 :

Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là

  • A

    vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm.

  • B

    dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế.

  • C

    trình độ thâm canh cao.

  • D

    nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- ĐBSH có mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Diện tích khá nhỏ (4,5%)

=> từ đó suy luận những vấn đề cần đặt ra đối với vùng trong phát triển KT - XH

Lời giải chi tiết :

- ĐBSH có dân số đông, mật độ dân số  cao: 1225 người/km2 => Sức ép đến phát triển KT  -XH (nơi ở, việc làm, môi trường)

- Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên ( đất) bị xuống cấp,  ô nhiễm; đất canh tác trong đê thoái hóa bạc màu + nhu cầu đất ở chuyên dùng ngày càng lớn nên diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, khả năng mở rộng hạn chế.

=> Dân số đông và đất canh tác hạn chế đang là vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.

Câu 19 :

Sự gia tăng dân số nhanh hiện nay ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc

  • A

    phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

  • B

    cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

  • C

    khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

  • D

    mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dân số tăng => nhu cầu ăn uống, tiêu dùng tăng.

Lời giải chi tiết :

Dân số tăng nhanh => nhu cầu tiêu dùng tăng lên => mở rộng thị trường tiêu thụ.

Câu 20 :

Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của

  • A

    biến động của thị trường.

  • B

    nguồn lao động đang giảm.

  • C

    các thiên tai ngày càng tăng.

  • D

    tính chất bấp bênh vốn có củ nô nông nghiệp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ mục đích của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

=> từ đó xác định được nhân tố chi phối nền sản xuất.

Lời giải chi tiết :

Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là:

+  người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ.

+  mục địch quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận.

=> Với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường.

Câu 21 :

Cho bảng số liệu:

Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015?

  • A

    Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2015.

  • B

    Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

  • C

    Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015.

  • D

    Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

Lời giải chi tiết :

Xét lần lượt các đáp án:
- Tổng sản lượng thủy sản tăng: 6582.1/ 2250.9 = 2,92 lần

=> Nhận xét A: tổng sản lượng thủy sản tăng 5,5 lần => Sai

- Thủy sản khai thác tăng: 3049,9 / 1660,9 = 1,84 lần.

- Thủy sản nuôi trồng tăng: 3532,2 / 590,0 = 6 lần

=> Nuôi trồng  tăng nhanh hơn khai thác (6> 1,84)

=> Nhận xét B: Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng => Sai

- Nhận xét D.Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta => Sai

- Nhận xét C: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015. => Đúng

Câu 22 :

Dọc duyên dải miền Trung, phổ biến loại rừng nào?

  • A

    Rừng sản xuất.

  • B

    Rừng đầu nguồn.

  • C

    Rừng đặc dụng.

  • D

    Rừng ven biển.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ các thiên tai thường xảy ra dọc ven biển miền Trung.

Lời giải chi tiết :

Dọc bờ biển Duyên hải miền Trung có nhiều bãi cát lớn -> thường xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy; mặt khác sóng biển cũng dễ gây sạt lở bờ biển.

=> Cần trồng rừng phòng hộ ven biển để chắn cát, hạn chế ảnh hưởng của sóng biển, hiện tượng sạt lở bờ biển.

Câu 23 :

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A

    mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng.

  • B

    thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

  • C

    quỹ đất dành cho trồng cây công nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

  • D

    độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khí hậu Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc

=> ảnh hưởng gì đến sản xuất nông nghiệp.

Lời giải chi tiết :

Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô rất sâu sắc

=> Vào mùa khô xảy ra hiện tương thiếu nước nghiêm trọng

=> Ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây công nghiệp cũng như đời sống.

Câu 24 :

Khó khăn lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Duyên hải miền Trung là

  • A

    mạng lưới cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

  • B

    trình độ lao động kém.

  • C

    vị trí địa lí cách xa hai đầu đất nước.

  • D

    tài nguyên thiên nhiên hạn chế.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Để thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp thì điều kiện kinh tế -xã hội đóng vai trò rất quan trọng.

=> Tìm ra hạn chế Duyên hải miền Trung.

Lời giải chi tiết :

Xét các điều kiện phát triển công nghiệp:

- Duyên hải miền Trung có vị trí trung chuyển vô cùng quan trọng, tiếp giáp vùng biển dài

 =>  thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa.

- Vùng giàu có về tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng, nguyên liệu ngành nông – lâm – thủy sản.

- Lao động khá dồi dào, cần cù chịu khó.

- Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển đồng bộ

=> hạn chế khả năng thu hút đầu tư của vùng.

Câu 25 :

Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi nước ta chưa tăng mạnh do

  • A

    Vốn đầu tư hạn chế.

  • B

    Nguồn nguyên liệu chưa đảm bảo.

  • C

    Thiếu lao động có tay nghề.

  • D

    Công nghệ sản xuất còn lạc hậu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ tới những hạn chế của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay.

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp chế biến sp chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nguyên liệu. Trong khi ngành chăn nuôi nước ta có hiệu quả còn kém, do dịch bệnh và năng suất thấp nên sản phẩm ngành chăn nuôi không ổn định và đảm bảo tốt.

=> Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi nước ta chưa tăng mạnh.

Câu 26 :

Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả là

  • A

    đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn.

  • B

    địa hình núi cao hiểm trở.

  • C

    hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông.

  • D

    thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét lũ ống.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Lời giải chi tiết :

TDMNBB  là vùng đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông bắc -> mùa đông lạnh, khô -> gây ra hiện tượng rét đậm rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông.

=> Ảnh hưởng đến hoạt động canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc sản của vùng.

Câu 27 :

Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng thu hẹp là do

  • A

    Đất chuyên dùng và thổ cư mở rộng.

  • B

    Đất dùng xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

  • C

    Dân số đông và gia tăng nhanh.

  • D

    Đất lâm nghiệp ngày một tăng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dân số đông, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế -> nhu cầu về nơi ở và mở rộng phát triển kinh tế lớn.

Lời giải chi tiết :

- Dân số đông -> nhu cầu về nơi ở lớn.

- Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế => nhu cầu xây dựng các nhà máy xí nghiệp, công ty cũng lớn,

=> Đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng trong khi vùng đất trong đê ở nhiều nơi đã đang thoái hóa, bạc màu

=> Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Câu 28 :

Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do:

  • A

    Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.

  • B

    Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.

  • C

    Luật đầu tư thông thoáng.

  • D

    Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

=> mở rộng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, tạo thêm việc làm.

Lời giải chi tiết :

Nhờ phát huy tốt cơ chế nền kinh tế thị trường, đa dạng các hình thức sở hữu nên nước ta đã thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp (hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, TTCN...) 

=> Góp phần tạo nhiều việc làm và thu hút đông đảo lao động làm việc trong các khu vực kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 29 :

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  • A

    tăng sản lượng điện cho cả nước.

  • B

    tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

  • C

    điều hòa lũ trong mùa mưa cho hạ lưu sông.

  • D

    phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ về tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của vùng TDMNBB => phát triển thủy điện sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển của vùng.

Lời giải chi tiết :

Vùng TDMNBB có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu

=> Phát triển thủy điện sẽ góp phần đưa nguồn điện tới các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa -> nâng cao đời sống người dân.

- Mặt khác tạo nên cơ sở năng lượng quan trọng để vùng phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư -> khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên sẵn có.

=> Tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Câu 30 :

Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do

  • A

    Môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.

  • B

    Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.

  • C

    Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.

  • D

    Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Năng suất cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khoa học kĩ thuật.

Lời giải chi tiết :

Vùng biển nước ta còn nhiều tiềm năng ở khu vực xa bờ.

Tuy nhiên do phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu nên hoạt động đánh bắt xa bờ cũng như khả năng khai thác con yếu kém

=> Năng suất khai thác thấp.

close