Kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là

  • A

    thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía Tây.

  • B

    đảm báo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • C

    góp phần tạo thế liên hoàn theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây.

  • D

    tạo thế mở cửa cho nền kinh tế, thu hút đầu tư.

    Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Câu 2 :

Ở Nam Bộ, nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là

  • A

    Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.

  • B

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ.

  • C

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

  • D

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cà Mau.

Câu 3 :

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao nhất, có không gian rộng lớn là

  • A

    Điểm công nghiệp.

  • B

    Khu công nghiệp.

  • C

    Trung tâm công nghiệp.

  • D

    Vùng công nghiệp.

Câu 4 :

Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  • A

    Trường Sa, Côn Sơn.

  • B

    Côn Sơn, Nam Du.

  • C

    Hoàng Sa, Trường Sa.

  • D

    Thổ Chu, Nam Du.

Câu 5 :

Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có

  • A

    hàng hóa ít.

  • B

    kinh tế chậm phát triển.

  • C

    dân cư đông đúc.

  • D

    khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

Câu 6 :

Công nghiệp chế biến rượu bia, nước ngọt thường tập trung ở

  • A

    miền núi.

  • B

    đồng bằng ven biển.

  • C

    nông thôn.

  • D

    thành phố, đô thị lớn.

Câu 7 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà nằm trên con sông nào?

  • A

    Sông Gâm.

  • B

    Sông Chảy.

  • C

    Sông Đà.

  • D

    Sông Hồng.

Câu 8 :

Cho  bảng số liệu

Kết quả hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?

  • A

    Cột.

  • B

    Đường.

  • C

    Miền.

  • D

    Kết hợp cột và đường.

Câu 9 :

Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ

  • A

    Vùng núi, trung du phía Bắc.

  • B

    Đồng bằng sông Cửu Long.

  • C

    Các đô thị ở Đông Nam Bộ.

  • D

    Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Câu 10 :

Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là

  • A

    khả năng mở rộng diện tích khá lớn.

  • B

    phần lớn diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.

  • C

    diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng.

  • D

    đất ở nhiều nơi bị bạc màu.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là

  • A

    thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía Tây.

  • B

    đảm báo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • C

    góp phần tạo thế liên hoàn theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây.

  • D

    tạo thế mở cửa cho nền kinh tế, thu hút đầu tư.

    Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Lời giải chi tiết :

Dự án đường  Hồ Chí Minh nối với quốc lộ 1A bằng các tuyến đường ngang theo hướng Đông -  Tây  -> thu hút dân cư ->  làm cho sự phân công lao động theo lãnh thổ được tốt hơn.

=> Từ đó đẩy mạnh khai thác phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi phía Tây.

Câu 2 :

Ở Nam Bộ, nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là

  • A

    Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.

  • B

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ.

  • C

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

  • D

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cà Mau.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở Nam Bộ, hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một với hướng chuyên môn hóa đa dang.

Câu 3 :

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao nhất, có không gian rộng lớn là

  • A

    Điểm công nghiệp.

  • B

    Khu công nghiệp.

  • C

    Trung tâm công nghiệp.

  • D

    Vùng công nghiệp.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vùng công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao nhất, không  gian rộng lớn, bao gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp  có mối liên hệ mật thiết với nhau, có nét tương đồng trong quá trình hình thành.

Câu 4 :

Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  • A

    Trường Sa, Côn Sơn.

  • B

    Côn Sơn, Nam Du.

  • C

    Hoàng Sa, Trường Sa.

  • D

    Thổ Chu, Nam Du.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

- Hoàng Sa (thuộc TP. Đà Nẵng)

- Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa)

Câu 5 :

Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có

  • A

    hàng hóa ít.

  • B

    kinh tế chậm phát triển.

  • C

    dân cư đông đúc.

  • D

    khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hoạt động nội thương là hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa ở trong nước, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của dân cư.

Lời giải chi tiết :

Hoạt động nội thương là hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa ở trong nước, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của dân cư.

=> dân cư đông đúc -> thị trường tiêu thụ rộng lớn -> thúc đẩy hoạt động nội thương phát triển.

Câu 6 :

Công nghiệp chế biến rượu bia, nước ngọt thường tập trung ở

  • A

    miền núi.

  • B

    đồng bằng ven biển.

  • C

    nông thôn.

  • D

    thành phố, đô thị lớn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ thị trường tiêu thụ các sản phẩm bia rượu nước ngọt.

Lời giải chi tiết :

 Bia, rượu, nước ngọt là các sản phẩm đồ uống được tiêu thụ phổ biến ở khu vực thành phố, đô thị lớn, nơi tập trung các dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn.

Câu 7 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà nằm trên con sông nào?

  • A

    Sông Gâm.

  • B

    Sông Chảy.

  • C

    Sông Đà.

  • D

    Sông Hồng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 26

Lời giải chi tiết :

B1. Xem kí hiệu nhà máy thủy điện ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)

-> kí hiệu ngôi sao màu xanh.

B2. Xác định vị trí nhà máy thủy điện Thác Bà và tên sông trên Atlat trang 26

=> Nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng trên sông Chảy.

Câu 8 :

Cho  bảng số liệu

Kết quả hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?

  • A

    Cột.

  • B

    Đường.

  • C

    Miền.

  • D

    Kết hợp cột và đường.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ.

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp thường thể hiện tình hình phát triển của các đối tượng có đơn vị khác nhau (2 đơn vị khác nhau)

=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta giai đoạn 2010 – 2015 là: biểu đồ kết hợp cột và đường.

Câu 9 :

Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ

  • A

    Vùng núi, trung du phía Bắc.

  • B

    Đồng bằng sông Cửu Long.

  • C

    Các đô thị ở Đông Nam Bộ.

  • D

    Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dân cư Tây Nguyên phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số.

Lời giải chi tiết :

Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

- Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..),.

-> người dân di cư vào Tây Nguyên để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990)

- Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.

Câu 10 :

Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là

  • A

    khả năng mở rộng diện tích khá lớn.

  • B

    phần lớn diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.

  • C

    diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng.

  • D

    đất ở nhiều nơi bị bạc màu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vùng có hệ thống đê điều bao quanh

=> vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa màu mỡ; vùng trong đê không được bồi đắp.

Lời giải chi tiết :

ĐBSH có hệ thống đê điều bao quanh

=> vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa mới hằng năm + hiệu suất sử dụng cao

=> đất bị thoái hóa bạc màu và ngày càng mở rộng, làm giảm diện tích đất nông nghiệp.

 Trong khi khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở vùng rất hạn chế.

=> Đặt ra vấn đề lớn trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH.

close