Đề thi học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam –  Lào?

  • A

    Móng Cái.

  • B

    Lệ Thanh.

  • C

    Mường Khương.

  • D

    Cầu Treo.

Câu 2 :

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất

  • A

    công nghiệp.

  • B

    nông nghiệp.

  • C

    du lịch.

  • D

    giao thông vận tải.

Câu 3 :

Cho bảng số liệu sau:

Nhận định nào dưới đây là không đúng với bảng số liệu trên?

  • A

    Diện tích cây cà phê của đứng thứ 2 trong các cây công nghiệp lâu năm.

  • B

    Diện tích chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hơn Tây Nguyên.

  • C

    Diện tích cà phê của Tây Nguyên lớn nhất cả nước.

  • D

    Trung du và miền núi Bắc Bộ không trồng được cây cà phê và cao su.

Câu 4 :

Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho khí hậu

  • A

    nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa hạ nóng ẩm.

  • B

    nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

  • C

    cận nhiệt đới gió mùa có mùa hạ ít mưa.

  • D

    cận xích đạo gió mùa có mùa khô sâu sắc.

Câu 5 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?

  • A

    Đất feralit trên đá badan.

  • B

    Đất fealit trên các loại đá khác.

  • C

    Đất phù sa sông.

  • D

    Đất phèn.

Câu 6 :

Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là

  • A

    đất phù sa ngọt.

  • B

    đất xám.

  • C

    đất mặn.

  • D

    đất phèn.

Câu 7 :

Vùng đồi núi có nhiều phong cảnh đẹp, mát mẻ thích hợp phát triển ngành nào?

  • A

    Thương mại.

  • B

    Du lịch.

  • C

    Trồng cây lương thực.

  • D

    Trồng cây công nghiệp.

Câu 8 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các sân bay nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

  • A

    Chu Lai

  • B

    Đà Nẵng

  • C

    Nội Bài

  • D

    Phú Bài

Câu 9 :

Ý nghĩa kinh tế của việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A

    Là môi trường sống của nhiều loài động vật.

  • B

    Cung cấp nhiều loại gỗ quý.

  • C

    Cân bằng môi trường sinh thái, giữ nước.

  • D

    Chống xói mòn rửa trôi.

Câu 10 :

Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do:

  • A

    miền Bắc có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.

  • B

    miền Bắc có địa cao hơn và không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

  • C

    miền Nam có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

  • D

    miền nam có địa hình cao hơn, nằm gần đường xích đạo.

Câu 11 :

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực có lượng mưa trung bình năm thấp nhất nước ta là?

  • A

    Ninh Thuận.

  • B

    Lai Châu.

  • C

    TP. Hồ Chí Minh.

  • D

    Nghệ An.

Câu 12 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007) là

  • A

    Vĩnh Phúc.

  • B

    Phú Thọ.

  • C

    Bắc Ninh.

  • D

    Quảng Ninh.

Câu 13 :

Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành:

  • A

    Đông bắc.

  • B

    Đông nam.

  • C

    Tây bắc.

  • D

    Bắc.

Câu 14 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các cảng biển Dung Quất và Nhật Lệ thuộc lần lượt tỉnh/thành phố nào dưới đây?

  • A

    Quảng Bình và Quảng Ngãi.

  • B

    Đà Nẵng và Quảng Ngãi.

  • C

    Quảng Ngãi và Hà Tĩnh.

  • D

    Quảng Ngãi và Quảng Bình.

Câu 15 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang  6 -7, hãy cho biết đồng bằng Nghệ An được hình thành do phù sa của sông nào bồi đắp?

  • A

    sông Mã – Chu.

  • B

    sông Cả.

  • C

    sông Gianh.

  • D

     sông Thu Bồn.

Câu 16 :

Điểm khác nhau của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng là:

  • A

    Diện tích nhỏ hơn Đồng bằng sông Hồng.

  • B

    Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô.

  • C

    Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt hơn.

  • D

    Độ cao địa hình lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.

Câu 17 :

Loại khoáng sản có giá trị cao và tập trung nhiều ở  vùng thềm lục địa nước ta là

  • A

    Titan.

  • B

    Cát trắng.

  • C

    Muối.

  • D

    Dầu khí.

Câu 18 :

Cho bảng số liệu:

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002

(Đơn vị: nghìn ha)

Để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  • A

    Tròn.

  • B

    Đường.

  • C

    Cột.

  • D

    Miền.

Câu 19 :

Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi nước ta, có vị trí cách đường cơ sở 30 hải lí. Vậy con tàu đó thuộc vùng biển nào và cách đường biên giới quốc gia trên biển theo đường chim bay là bao nhiêu?

  • A
    Đặc quyền kinh tế, 33336 m.
  • B
    Vùng tiếp giáp lãnh hải, 42596 m.
  • C
    Đặc quyền kinh tế, 55560 m.
  • D
    Lãnh hải, 22224 m.
Câu 20 :

Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên:

  • A

    nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản

  • B

    nước ta giàu có về tài nguyên thủy sản

  • C

    khí hậu có sự phân hóa Bắc – Nam

  • D

    thuận lợi cho giao thông vận tải phát triển

Câu 21 :

Vấn đề nào không được đề ra trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta?

  • A
    Khai thác tiết kiệm, hợp lí nguồn tài nguyên biển
  • B
    Khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường
  • C
    Phòng chống các thiên tai từ biển Đông
  • D
    Khai thác triệt để nguồn lợi thủy, hải sản
Câu 22 :

Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do

  • A

    gió mùa mùa đông bị suy yếu.

  • B

    gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.

  • C

    ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.

  • D

    khối khí lạnh di chuyển qua biển.

Câu 23 :

Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc  làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện:

  • A

    hiện tượng xâm thực.

  • B

    thành tạo địa hình cácxtơ.

  • C

    hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.

  • D

    đất trượt, đá lở ở sườn dốc.

Câu 24 :

Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh và kéo dài?

  • A

    hướng các dãy núi và vị trí địa lý có vĩ độ cao nhất cả nước.

  • B

    vị trí địa lý nằm gần chí tuyến Bắc.

  • C

    vị trí địa lí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ.

  • D

    hướng nghiêng của địa hình (cao ở tây bắc và thấp dần về phía nam, đông nam).

Câu 25 :

Cho biểu đồ sau:

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ĐBSH và ĐBSCL năm 2012

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long năm 2012?
1) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp lớn nhất, tiếp đến là công nghiệp và xây dựng, dịch vụ

2) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng công nghiệp - xây dựng lớn nhất, tiếp đến là dịch vụ và nông - lâm - ngư nghiệp.

3) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp trên 50%, tiếp đến là dịch vụ.

4) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng còn nhỏ.

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Câu 26 :

Cho bảng số liếu:

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

 (Đơn vị %)

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không chính xác về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

  • A

    Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.

  • B

    Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng khá nhanh.

  • C

    Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có xu hướng giảm.

  • D

    Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Câu 27 :

Vấn đề được đặt ra hiện nay đối với Đông Nam Bộ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều sâu là:

  • A

    thiếu lao động chuyên môn cao.

  • B

    bảo vệ môi trường.

  • C

    thiếu nguyên liệu.

  • D

    quy hoạch không gian lãnh thổ.

Câu 28 :

Những định hướng chính đối với sản xuất lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long

  • A

    Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang.

  • B

    Phá thế độc canh cây lúa, mở rộng diện tích các cây khác.

  • C

    Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản.

  • D

    Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác.

Câu 29 :

Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì

  • A

    Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến.

  • B

    Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.

  • C

    Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

  • D

    Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.

Câu 30 :

Hướng chủ yếu trong công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ không phải

  • A

    phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao.

  • B

    hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

  • C

    phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.

  • D

    tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, ngân hàng, du lịch.

Câu 31 :

Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là

  • A

    khả năng mở rộng diện tích khá lớn.

  • B

    phần lớn diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.

  • C

    diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng.

  • D

    đất ở nhiều nơi bị bạc màu.

Câu 32 :

Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ

  • A

    điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi

     

  • B

    việc tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng.

  • C

    việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.

  • D

    nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh.

Câu 33 :

Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển

  • A

    đa dạng về ngành.

  • B

    gắn liền với vùng ven biển.

  • C

    mang lại hiệu quả cao.

  • D

    tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Câu 34 :

Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là

  • A

    nước ngọt.

  • B

    xâm nhập mặn và phèn.

  • C

    thủy triều tác động mạnh.

  • D

    cháy rừng.

Câu 35 :

Giữa Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn có sự khác nhau về mùa khô và mùa mưa là do tác động của dãy Trường Sơn kết hợp với 

  • A

    Gió mùa Đông Nam và gió mùa Tây Nam

  • B

    Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.

  • C

    Gió mùa Tây Nam và Tín phong Bắc bán cầu

  • D

    Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam

Câu 36 :

Trên đất liền, nước ta không có chung biên giới với nước nào?

  • A

    Lào

  • B

    Thái Lan

  • C

    Trung Quốc

  • D

    Campuchia

Câu 37 :

Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi

  • A

    miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.

  • B

    phù sa của các con sông lớn mang vật liệu từ miền đồi núi bồi đắp cho vùng đồng bằng.

  • C

    nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.

  • D

     giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại.

Câu 38 :

Để đảm bảo tốt nguồn tài nguyên cho sự phát  triển bền vững lâu dài thì

  • A

    cần đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

  • B

    quản lí các chất thải độc hại từ các nhà máy xả thải vào môi trường.

  • C

    bảo vệ và quản lí chặt chẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

  • D

    quản lí chặt chẽ việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Câu 39 :

Vùng thềm lục địa ở miền Trung nước ta hẹp và sâu do

  • A
    vùng ven biển miền Trung ít bị xâm thực. 
  • B
    vùng ven biển miền Trung có lượng mưa lớn.
  • C
    vùng đồng bằng và đồi núi kề bên hẹp ngang. 
  • D
    có nhiều sông lớn đổ ra biển.
Câu 40 :

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích của nước ta chủ yếu là do

  • A
    địa hình bị xâm thực, chia cắt tạo nên các vách núi cao.
  • B
    xen giữa các pha nâng cao địa hình là các pha yên tĩnh.
  • C
    địa hình nâng cao liên tục trong giai đoạn Tân kiến tạo.
  • D
    được nâng lên rộng khắp ở trong giai đoạn Tân kiến tạo.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam –  Lào?

  • A

    Móng Cái.

  • B

    Lệ Thanh.

  • C

    Mường Khương.

  • D

    Cầu Treo.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 23

Lời giải chi tiết :

B1.Dựa vào bảng chú giải trang 3 (Atlat ĐLVN): nhận biết kí hiệu cửa khẩu quốc tế và đường biên giới quốc gia.

B2. Dựa vào trang 23 (Atlat ĐLVN) xác định phạm vi đường biên giới Việt Nam - Lào, chỉ ra được:

- Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mường Khương (Lào Cai) giáp Trung Quốc.

- Cửa khâu Lệ Thanh (Gia Lai) giáp Campuchia.

- Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) giáp Lào.

Câu 2 :

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất

  • A

    công nghiệp.

  • B

    nông nghiệp.

  • C

    du lịch.

  • D

    giao thông vận tải.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gợi ý: hoạt động kinh tế phụ thuộc điều kiện tự nhiên nhiều nhất (đất, nước, khí hậu,….)

Lời giải chi tiết :

Hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt khí hậu) là nông nghiệp.

=> Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Câu 3 :

Cho bảng số liệu sau:

Nhận định nào dưới đây là không đúng với bảng số liệu trên?

  • A

    Diện tích cây cà phê của đứng thứ 2 trong các cây công nghiệp lâu năm.

  • B

    Diện tích chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hơn Tây Nguyên.

  • C

    Diện tích cà phê của Tây Nguyên lớn nhất cả nước.

  • D

    Trung du và miền núi Bắc Bộ không trồng được cây cà phê và cao su.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chú ý số liệu của các vùng và rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy:

- Diện tích các cây công nghiệp khác lớn nhất (531 nghìn ha), tiếp đến là cây cà phê (497,7 nghìn ha), cao su (482,7 nghìn ha) và cuối cùng là cây chè (122,5 nghìn ha).

- Diện tích cây cà phê lớn nhất ở vùng Tây Nguyên (445,5 nghìn ha – 89,5% diện tích cà phê cả nước). Ngoài ra, Tây Nguyên còn có cây cao su (109,4 nghìn ha) và cây chè.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ chỉ trồng được cây chè, có diện tích lớn hơn Tây Nguyên (80,8 nghìn ha so với 27,0 nghìn ha) và cây cà phê (3,3 nghìn ha). Cây cao su chưa được trồng ở vùng này do những điều kiện sinh thái không hợp với cây cao su.

Câu 4 :

Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho khí hậu

  • A

    nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa hạ nóng ẩm.

  • B

    nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

  • C

    cận nhiệt đới gió mùa có mùa hạ ít mưa.

  • D

    cận xích đạo gió mùa có mùa khô sâu sắc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

Câu 5 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?

  • A

    Đất feralit trên đá badan.

  • B

    Đất fealit trên các loại đá khác.

  • C

    Đất phù sa sông.

  • D

    Đất phèn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 11

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11:

B1. Nhận biết kí hiệu các nhóm đất ở bảng chú giải.

B2. Quan sát thấy kí hiệu của nhóm đất feralit trên các loại đá khác được thể hiện phổ biến nhất

=> Loại đất chiếm diện tích lớn nhất là: đất feralit trên các loại đá khác.

Câu 6 :

Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là

  • A

    đất phù sa ngọt.

  • B

    đất xám.

  • C

    đất mặn.

  • D

    đất phèn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn (1,6 triệu, 41%).

Câu 7 :

Vùng đồi núi có nhiều phong cảnh đẹp, mát mẻ thích hợp phát triển ngành nào?

  • A

    Thương mại.

  • B

    Du lịch.

  • C

    Trồng cây lương thực.

  • D

    Trồng cây công nghiệp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Miền núi có phong cảnh đẹp, mát mẻ => thu hút nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng => phát triển du lịch.

Câu 8 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các sân bay nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

  • A

    Chu Lai

  • B

    Đà Nẵng

  • C

    Nội Bài

  • D

    Phú Bài

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30.

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy các sân bay của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung lần lượt từ Bắc vào Nam là Phú Bài (Huế), Đà Nẵng và Chu Lai (Quảng Nam). Còn sân bay Nội Bài (Hà Nội) thuộc khu vực kinh tế trong điểm phía Bắc.

Câu 9 :

Ý nghĩa kinh tế của việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A

    Là môi trường sống của nhiều loài động vật.

  • B

    Cung cấp nhiều loại gỗ quý.

  • C

    Cân bằng môi trường sinh thái, giữ nước.

  • D

    Chống xói mòn rửa trôi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa “ý nghĩa kinh tế”

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa “ý nghĩa kinh tế”

=> Rừng ở Tây Nguyên cung cấp nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế (cẩm lai, gụ mật, trắc, sến...).

Câu 10 :

Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do:

  • A

    miền Bắc có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.

  • B

    miền Bắc có địa cao hơn và không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

  • C

    miền Nam có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

  • D

    miền nam có địa hình cao hơn, nằm gần đường xích đạo.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nguyên nhân là do tác động của gió mùa.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do miền Bắc có địa hình cao hơn với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung hút gió và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc. Còn miền Nam gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nếu có chịu ảnh hưởng thì khi gió mùa Đông Bắc thổi đến miền Nam chỉ còn dạng thời tiết se se lạnh.

Câu 11 :

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực có lượng mưa trung bình năm thấp nhất nước ta là?

  • A

    Ninh Thuận.

  • B

    Lai Châu.

  • C

    TP. Hồ Chí Minh.

  • D

    Nghệ An.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 9

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa (Atlat ĐLVN trang 9):

B1. Nhận biết kí hiệu lượng mưa thấp nhất.

B2. Quan sát tìm ra vùng có lượng mưa thấp nhất. Đối chiếu với bản đồ hành chính

=> Xác định được tỉnh Ninh Thuận (lượng mưa <800mm/năm).

Câu 12 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007) là

  • A

    Vĩnh Phúc.

  • B

    Phú Thọ.

  • C

    Bắc Ninh.

  • D

    Quảng Ninh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 30

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, xác định được tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007) là Quảng Ninh.

Câu 13 :

Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành:

  • A

    Đông bắc.

  • B

    Đông nam.

  • C

    Tây bắc.

  • D

    Bắc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vào giữa và cuối mùa hạ, do có áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành đông Nam và gây mưa lớn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 14 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các cảng biển Dung Quất và Nhật Lệ thuộc lần lượt tỉnh/thành phố nào dưới đây?

  • A

    Quảng Bình và Quảng Ngãi.

  • B

    Đà Nẵng và Quảng Ngãi.

  • C

    Quảng Ngãi và Hà Tĩnh.

  • D

    Quảng Ngãi và Quảng Bình.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 và chú ý cụm từ thuộc lần lượt.

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy, các cảng biển Dung Quất và Nhật Lệ thuộc lần lượt tỉnh/thành phố Quảng Ngãi và Quảng Bình.

Câu 15 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang  6 -7, hãy cho biết đồng bằng Nghệ An được hình thành do phù sa của sông nào bồi đắp?

  • A

    sông Mã – Chu.

  • B

    sông Cả.

  • C

    sông Gianh.

  • D

     sông Thu Bồn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7

Lời giải chi tiết :

Quan sát Atlat ĐLVN trang 6 -7, xác định vị trí đồng bằng Nghệ An và tên con sông chảy qua đồng bằng này.

=> Xác định được sông Cả

Câu 16 :

Điểm khác nhau của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng là:

  • A

    Diện tích nhỏ hơn Đồng bằng sông Hồng.

  • B

    Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô.

  • C

    Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt hơn.

  • D

    Độ cao địa hình lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức đặc điểm hai đồng bằng và tìm ra điểm khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Đồng bằng sông Hồng có đê bao quanh và bị chia thành hai vùng là vùng trong đê – vùng ngoài đê, còn Đồng bằng sông Cửu Long lại có hệ thống kênh rạch chằng chịt nhằm thoát nước, tiêu nước trong mùa lũ. Đây là sự khác biệt cơ bản và lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng.

Câu 17 :

Loại khoáng sản có giá trị cao và tập trung nhiều ở  vùng thềm lục địa nước ta là

  • A

    Titan.

  • B

    Cát trắng.

  • C

    Muối.

  • D

    Dầu khí.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vùng thềm lục địa nước ta có tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.

Câu 18 :

Cho bảng số liệu:

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002

(Đơn vị: nghìn ha)

Để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  • A

    Tròn.

  • B

    Đường.

  • C

    Cột.

  • D

    Miền.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ.

Lời giải chi tiết :

- Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển hay sự thay đổi của đối tượng theo thời gian (giá trị tuyệt đối), thời gian thường từ 3 năm trở lên hoặc từ  trên 3 đối tượng.

- Đề bài yêu cầu:
+ thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (giá trị tuyệt đối).

+ của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 8 tỉnh (8 đối tượng)

=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ => Xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng DHNTB là biểu đồ cột.

Câu 19 :

Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi nước ta, có vị trí cách đường cơ sở 30 hải lí. Vậy con tàu đó thuộc vùng biển nào và cách đường biên giới quốc gia trên biển theo đường chim bay là bao nhiêu?

  • A
    Đặc quyền kinh tế, 33336 m.
  • B
    Vùng tiếp giáp lãnh hải, 42596 m.
  • C
    Đặc quyền kinh tế, 55560 m.
  • D
    Lãnh hải, 22224 m.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng tính toán.

Lời giải chi tiết :

1 hải lí = 1852m. 

- Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải hợp lại thành vùng biển rộng : 24 hải lí (12 + 12). Con tàu cách đường cơ sở (ranh giới phía trong của lãnh hải) là 30 hải lí  => vậy con tàu nằm ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải và thuộc vùng đặc quyền kinh tế.

- Đường biên giới quốc gia trên biển chính là ranh giới phía ngoài của lãnh hải (biết lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí)  => Con tàu cách đường biên giới quốc gia trên biển là : 30 – 12 = 18 hải lí =  18 x 1852 = 33336m.

=> Con tàu đó thuộc vùng đặc quyền kinh tế và cách đường biên giới quốc gia trên biển là 33336m.

Câu 20 :

Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên:

  • A

    nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản

  • B

    nước ta giàu có về tài nguyên thủy sản

  • C

    khí hậu có sự phân hóa Bắc – Nam

  • D

    thuận lợi cho giao thông vận tải phát triển

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam.

Lời giải chi tiết :

Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam. Biểu hiện rõ nhất trong các thành phần tự nhiên là khí hậu và sự đa dạng của sinh vật.

Câu 21 :

Vấn đề nào không được đề ra trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta?

  • A
    Khai thác tiết kiệm, hợp lí nguồn tài nguyên biển
  • B
    Khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường
  • C
    Phòng chống các thiên tai từ biển Đông
  • D
    Khai thác triệt để nguồn lợi thủy, hải sản

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiện nay do khai thác quá mức nên nguồn lợi thủy sản của nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt thủy sản ven bờ => cần tiến hành khai thác sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên biển.

Do vậy việc khai thác triệt để nguồn lợi thủy, hải sản không phải là chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta.

Câu 22 :

Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do

  • A

    gió mùa mùa đông bị suy yếu.

  • B

    gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.

  • C

    ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.

  • D

    khối khí lạnh di chuyển qua biển.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gợi ý: Biển có vai trò tăng ẩm cho khối không khí đi qua nó.

Lời giải chi tiết :

Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc => được tăng cường ẩm

=> thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và có mưa phùn.

Câu 23 :

Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc  làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện:

  • A

    hiện tượng xâm thực.

  • B

    thành tạo địa hình cácxtơ.

  • C

    hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.

  • D

    đất trượt, đá lở ở sườn dốc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gợi ý: lưu ý từ khóa “quá trình phong hóa hóa học”

Lời giải chi tiết :

Phong hóa hóa học là quá trình làm biến đổi các thành phần của vật chất, xảy ra do các phản ứng hóa học.

=> Sự thành tạo địa hình cácxtơ là do nước mưa hòa tan đá vôi (CaC03)

=> B đúng

Câu 24 :

Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh và kéo dài?

  • A

    hướng các dãy núi và vị trí địa lý có vĩ độ cao nhất cả nước.

  • B

    vị trí địa lý nằm gần chí tuyến Bắc.

  • C

    vị trí địa lí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ.

  • D

    hướng nghiêng của địa hình (cao ở tây bắc và thấp dần về phía nam, đông nam).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hướng địa hình =>  có tác động khơi sâu ảnh hưởng của gió Đông Bắc.

Lời giải chi tiết :

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở phía Bắc, có vị trí địa lí nằm ở vĩ độ cao nhất nước ta -> là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc tràn vào lãnh thổ.

- Mặt khác, địa hình của miền có các cánh cung mở rộng về phía Bắc và phía Đông

=> tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu, mạnh => miền có mùa đông lạnh và kéo dài

Câu 25 :

Cho biểu đồ sau:

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ĐBSH và ĐBSCL năm 2012

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long năm 2012?
1) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp lớn nhất, tiếp đến là công nghiệp và xây dựng, dịch vụ

2) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng công nghiệp - xây dựng lớn nhất, tiếp đến là dịch vụ và nông - lâm - ngư nghiệp.

3) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp trên 50%, tiếp đến là dịch vụ.

4) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng còn nhỏ.

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét biểu đồ.

Lời giải chi tiết :

+ ĐBSH: có tỉ trọng nông – lâm-ngư nghiệp (hoặc nông – lâm – thủy sản) lớn nhất (40,7%), tiếp đến là công nghiệp - xây dưng và dịch vụ.

=> Nhận xét 1 đúng, nhận xét 2 sai.

+ ĐBSCL có tỉ trọng nông – lâm ngư nghiệp lớn nhất và trên 50% (52,1%), đứng thứ 2 là dịch vụ (31,3%), thấp nhất là công nghiệp xây dựng (16,6%).

=> Nhận xét 3 đúng.

+ Trong cơ cấu kinh tế, ĐBSCL có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng cón nhỏ (chỉ chiếm 16,6%)

=> Nhận xét 4 đúng.

=> Vậy có 3 nhận xét đúng  về biểu đồ trên.

Câu 26 :

Cho bảng số liếu:

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

 (Đơn vị %)

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không chính xác về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

  • A

    Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.

  • B

    Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng khá nhanh.

  • C

    Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có xu hướng giảm.

  • D

    Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu:

- Nhận xét chung: các đối tượng đều có sự thay đổi theo thời gian

- Nhận xét riêng từng đối tượng:

+ Về quy mô: đối tượng nào có giá trị (tỉ trọng) lớn nhất hoặc thấp nhất -> lấy số liệu chứng minh.

+ Về sự thay đổi: đối tượng nào tăng hay giảm; nhanh hay chậm; tăng/ giảm bao nhiêu lần

=> đối tượng nào tăng/giảm nhanh nhất hoặc thấp nhất.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét:

- Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao thứ 2 và có xu hướng giảm  (38,8% xuống 24,1%)

=> Nhận xét A. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.=> Sai

     Nhận xét C đúng

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm (19,7% xuống 23,4%)

=> Nhận xét B đúng

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh (41,5% lên 52,5%)

=> Nhận xét D đúng

Câu 27 :

Vấn đề được đặt ra hiện nay đối với Đông Nam Bộ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều sâu là:

  • A

    thiếu lao động chuyên môn cao.

  • B

    bảo vệ môi trường.

  • C

    thiếu nguyên liệu.

  • D

    quy hoạch không gian lãnh thổ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

Lời giải chi tiết :

Phát triển công nghiệp theo chiều sâu không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, thủy điện), các ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, thực phẩm,... những ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước, đất và cả không khí rất cao. Chính vì vậy, vấn đề được đặt ra hiện nay đối với Đông Nam Bộ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều sâu là bảo vệ môi trường nhằm mục đích sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 28 :

Những định hướng chính đối với sản xuất lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long

  • A

    Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang.

  • B

    Phá thế độc canh cây lúa, mở rộng diện tích các cây khác.

  • C

    Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản.

  • D

    Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

ĐBSCL có sản lượng lương thực lớn nhất cả nước chủ yếu do có diện tích lớn.

Lời giải chi tiết :

ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực  hàng đầu của cả nước (diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước, chiếm >50%).

=> Tuy nhiên, sản lượng lương thực cao chủ yếu do diện tích đất sx lớn (năng suất lúa còn thấp hơn so với ĐBSH)

=> Định hướng chính đối với sx lương thực của vùng trong thời gian tới là đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng nhiều tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực.

Đồng thời tiếp tục khai thác các thế mạnh tự nhiên ở những vùng đất mới, còn nhiều tiềm năng.

Câu 29 :

Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì

  • A

    Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến.

  • B

    Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.

  • C

    Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

  • D

    Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tài nguyên biển đa dạng.

- Môi trường biển đồng nhất và nhạy cảm trước các tác động của con người.

Lời giải chi tiết :

Khai thác tổng hợp vì:

- tài nguyên biển nước ta đa dạng: có nhiều ngành (khai thác hải sản, du lịch biển, khoáng sản biển, vận tải biển)

- môi trường biển – đảo đồng nhất, nhạy cảm, dễ bị tác động, nơi này ô nhiễm có thể dễ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

=> Cần khai thác tổng hợp để khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển đảo, tránh gây ra các hiểm hỏa môi trường, gây tác động xấu qua lại giữa các ngành kinh tế biển.

Câu 30 :

Hướng chủ yếu trong công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ không phải

  • A

    phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao.

  • B

    hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

  • C

    phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.

  • D

    tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, ngân hàng, du lịch.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vùng KTTĐ Nam Bộ:

- Có nền kinh tế phát triển năng động nhất (chiếm 2/3 giái trị SXCN)

- Có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế theo chiều sâu.
=> Chỉ ra hướng phát triển có hiệu quả và lâu dài và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

- Vùng KTTĐ Nam Bộ là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (2/3 giá trị sx CN của cả nước).

- Vùng có nhiều thế mạnh như: lao động dồi dào, có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài (hơn 50%), thị trường tiêu thụ lớn, có tài nguyên dầu khí giàu có và quan trọng nhất

=> Để phát huy vai trò là đầu tàu kinh tế cả nước, khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có -> Vùng cần khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, đẩy mạnh phát triển các ngành CN trọng điểm, công nghệ cao (năng lượng, khai thác và chế biến dầu khí..) để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đảm bảo sự phát triển bền vững.

=> Nhận xét: phát triển các ngành công nghiệp cơ bản là không đúng.

Câu 31 :

Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là

  • A

    khả năng mở rộng diện tích khá lớn.

  • B

    phần lớn diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.

  • C

    diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng.

  • D

    đất ở nhiều nơi bị bạc màu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vùng có hệ thống đê điều bao quanh

=> vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa màu mỡ; vùng trong đê không được bồi đắp.

Lời giải chi tiết :

ĐBSH có hệ thống đê điều bao quanh

=> vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa mới hằng năm + hiệu suất sử dụng cao

=> đất bị thoái hóa bạc màu và ngày càng mở rộng, làm giảm diện tích đất nông nghiệp.

 Trong khi khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở vùng rất hạn chế.

=> Đặt ra vấn đề lớn trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH.

Câu 32 :

Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ

  • A

    điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi

     

  • B

    việc tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng.

  • C

    việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.

  • D

    nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Công nghiệp chế biến ở Tây Nguyên chủ yếu sử dụng  nguồn nguyên liệu tại chỗ (từ các nông sản: cà phê, cao su, chè...).

Lời giải chi tiết :

Ở Tây Nguyên, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ việc tăng cường cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.

- Việc tăng cường cơ sở hạ tầng sẽ giúp thu hút đầu tư, mở rộng các cơ sở chế biến và đổi mới công nghệ trong khâu chế biến nông sản của vùng => góp phần đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng cao chuỗi giá trị nông sản của vùng.

- Mặt khác mở rộng thị trường trong và ngoài nước sẽ tạo đầu ra thuận lợi cho các sản phẩm nông sản -> kích thích quá trình sản xuất.

Câu 33 :

Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển

  • A

    đa dạng về ngành.

  • B

    gắn liền với vùng ven biển.

  • C

    mang lại hiệu quả cao.

  • D

    tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vùng ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về kinh tế biển: nghề cá, du lịch biển, vận tải biển, trong đó tài nguyên có giá trị nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam.

Lời giải chi tiết :

Vùng ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) – là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về kinh tế biển: nghề cá, du lịch biển, vận tải biển, trong đó tài nguyên có giá trị nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam

=> Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế biến dầu khí -> tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

=> Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.

Câu 34 :

Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là

  • A

    nước ngọt.

  • B

    xâm nhập mặn và phèn.

  • C

    thủy triều tác động mạnh.

  • D

    cháy rừng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ hiện trạng đất phèn đất mặn + quá trình thau chua rửa mặn của vùng.

Lời giải chi tiết :

Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất chính là việc thiếu nước ngọt, vì nó giải quyết mọi vấn đề về nông nghiệp (nhất là vào mùa khô) cho ĐBSCL:

- Thứ nhất, cung cấp nước tưới

- Thứ hai, thau chua rửa mặn cho vùng đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.

- Thứ ba, hạn chế việc cháy rừng, vì khi có nước, thực vật sẽ không bị khô hạn, dễ cháy.

Câu 35 :

Giữa Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn có sự khác nhau về mùa khô và mùa mưa là do tác động của dãy Trường Sơn kết hợp với 

  • A

    Gió mùa Đông Nam và gió mùa Tây Nam

  • B

    Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.

  • C

    Gió mùa Tây Nam và Tín phong Bắc bán cầu

  • D

    Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức đặc điểm của hoàn lưu gió mùa ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Nhìn chung, sự khác biệt khí hậu, thiên nhiên giữa phía Đông và phía Tây dãy Trường Sơn thể hiện ở sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, trong khi đó thời kì này ở sườn Tây (Tây Nguyên) là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi sườn Tây là mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Nguyên nhân: chủ yếu do tác động của hướng gió kết hợp với hướng dãy núi:

- Vào mùa thu đông, Tín phong Bắc bán cầu thổi qua biển theo hướng đông bắc (chiếm ưu thế so với gió mùa Đông Bắc đã suy yếu) mang theo nhiều hơi ẩm, bị dãy Trường Sơn chắn lại, trút hơi ẩm và gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ; đây cũng là nguyên nhân chính tạo ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam (khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương) di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho sườn Tây Trường Sơn. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biển giới Lào - Việt, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ, khối khí này trở nên khô nóng, gây ra hiệu ứng phơn.

=> Như vậy nguyên nhân tạo nên sự đối lập mùa mưa - khô ở sường Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn là do dãy Trường Sơn kết hợp với gió mùa Tây Nam (đầu mùa hạ) và Tín phong Bắc bán cầu (thời kì thu đông)

Nhìn chung, sự khác biệt khí hậu, thiên nhiên giữa phía Đông và phía Tây dãy Trường Sơn thể hiện ở sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, trong khi đó thời kì này ở sườn Tây (Tây Nguyên) là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi sườn Tây là mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Nguyên nhân: chủ yếu do tác động của hướng gió kết hợp với hướng dãy núi:

- Vào mùa thu đông, Tín phong Bắc bán cầu thổi qua biển theo hướng đông bắc (chiếm ưu thế so với gió mùa Đông Bắc đã suy yếu) mang theo nhiều hơi ẩm, bị dãy Trường Sơn chắn lại, trút hơi ẩm và gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ; đây cũng là nguyên nhân chính tạo ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam (khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương) di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho sườn Tây Trường Sơn. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biển giới Lào - Việt, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ, khối khí này trở nên khô nóng, gây ra hiệu ứng phơn.

=> Như vậy nguyên nhân tạo nên sự đối lập mùa mưa - khô ở sường Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn là do dãy Trường Sơn kết hợp với gió mùa Tây Nam (đầu mùa hạ) và Tín phong Bắc bán cầu (thời kì thu đông)

Câu 36 :

Trên đất liền, nước ta không có chung biên giới với nước nào?

  • A

    Lào

  • B

    Thái Lan

  • C

    Trung Quốc

  • D

    Campuchia

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thái Lan nằm cách xa Việt Nam nhưng có chung đường quốc gia trên biển.

Lời giải chi tiết :

Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với 3 quốc gia, đó là: Trung Quốc, Lào, Campuchia. 

Nước ta không có đường biên giới trên đất liền với Thái Lan.

Câu 37 :

Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi

  • A

    miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.

  • B

    phù sa của các con sông lớn mang vật liệu từ miền đồi núi bồi đắp cho vùng đồng bằng.

  • C

    nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.

  • D

     giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ về:

- Mối quan hệ giữa đồi núi  và đồng bằng

- Vai trò tác đông qua lại của chúng.

Lời giải chi tiết :

Thứ 1: Về mặt phát sinh: ở nước ta, sông lớn mang vật liệu bào mòn từ vùng núi bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Thứ 2: Về vai trò, tác động qua lại:

- Khai thác, bảo vệ tài nguyên vùng núi (ví dụ rừng) giúp:

+  mang lại hiệu quả kinh tế cao (cung cấp gỗ, sinh vật quý băng hiếm..); hạn chế sạt lở, xói mòn, địa hình, lũ quét…ở miền núi

+ đồng thời: bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế thiên tai lũ lụt cho vùng đồng bằng.

- Vùng núi là thượng nguồn các con sông lớn đổ về đồng bằng  hạ lưu sông => mọi hoạt động khai thác gây ô nhiễm vùng núi đều ảnh hưởng đến miền đồng bằng phía dưới. (ví dụ khai thác khoáng sản).

Câu 38 :

Để đảm bảo tốt nguồn tài nguyên cho sự phát  triển bền vững lâu dài thì

  • A

    cần đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

  • B

    quản lí các chất thải độc hại từ các nhà máy xả thải vào môi trường.

  • C

    bảo vệ và quản lí chặt chẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

  • D

    quản lí chặt chẽ việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Rừng ngập mặn phân bố ở các cửa sông, cửa biển.

Lời giải chi tiết :

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nhiều loại phải mất thời gian dài để khôi phục (khoáng sản).

 - Với tình hình khai thác hiện nay, tài nguyên thiên nhiên nước ta đang dần suy giảm và cạn kiêt.

=> Vì vậy cần đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo tốt nguồn tài nguyên cho sự phát  triển bền vững lâu dài.

Câu 39 :

Vùng thềm lục địa ở miền Trung nước ta hẹp và sâu do

  • A
    vùng ven biển miền Trung ít bị xâm thực. 
  • B
    vùng ven biển miền Trung có lượng mưa lớn.
  • C
    vùng đồng bằng và đồi núi kề bên hẹp ngang. 
  • D
    có nhiều sông lớn đổ ra biển.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức với bài địa hình Việt Nam

Lời giải chi tiết :

Vùng thềm lục địa ở miền Trung nước ta hẹp và sâu do nối tiếp khu vực địa hình đồi núi và đồng bằng hẹp ngang ở Nam Trung Bộ; các khối núi ở Nam Trung Bộ có sườn Đông dốc, đổ mau xuống dải đồng bằng hẹp ngang phía đông và nối tiếp là thềm lục địa phía cũng dốc, sâu, đổ mau xuống độ sâu 1000m.

Câu 40 :

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích của nước ta chủ yếu là do

  • A
    địa hình bị xâm thực, chia cắt tạo nên các vách núi cao.
  • B
    xen giữa các pha nâng cao địa hình là các pha yên tĩnh.
  • C
    địa hình nâng cao liên tục trong giai đoạn Tân kiến tạo.
  • D
    được nâng lên rộng khắp ở trong giai đoạn Tân kiến tạo.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp của địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa.

-> Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích của nước ta chủ yếu là do được nâng lên rộng khắp ở trong giai đoạn Tân kiến tạo.

close