Giải VBT ngữ văn 7 bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 3 VBT Ngữ văn 7 tập 2.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 3 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?

Lời giải chi tiết:

Có thể chia 8 câu tục ngữ thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: Tục ngữ về thiên nhiên (câu 1, 2, 3, 4)

- Nhóm 2: Tục ngữ về lao động sản xuất (câu 5, 6, 7, 8)

Câu 2

Câu 2 (trang 3 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:

a. Nghĩa của câu tục ngữ.

b. Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.

c. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. (Ví dụ, có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào?)

d. Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

Lời giải chi tiết:

a. Câu 1:

- Nghĩa của câu tục ngữ: tháng năm âm lịch đêm ngắn ngày dài, tháng mười âm lịch ngày ngắn đêm dài.

- Cơ sở thực tiễn: Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động quanh mặt trời tạo ra sự chênh lệch ngày đêm giữa các mùa và hai bán cầu.

- Hoàn cảnh áp dụng: khi nói về thiên nhiên trong đời sống hằng ngày.

- Giá trị kinh nghiệm: sự chênh lệch về thời gian ngày và đêm.

b. Câu 2:

- Nghĩa của câu tục ngữ: trời nhiều sao thì nắng, trời ít sao thì mưa.

- Cơ sở thực tiễn: nhìn thấy nhiều sao nghĩa là trời ít mây, do đó xác suất có mưa thấp và ngược lại.

- Hoàn cảnh áp dụng: trong thực tế đời sống.

- Giá trị kinh nghiệm: dự đoán thời tiết.

c. Câu 3:

- Nghĩa của câu tục ngữ: trời có những đám mây, vệt sáng màu mỡ gà nghĩa là sắp có gió bão lớn.

- Cơ sở thực tiễn: trước mỗi trận mưa bão lớn thường xuất hiện những đám mây màu mỡ gà.

- Hoàn cảnh áp dụng: trong thực tế đời sống.

- Giá trị kinh nghiệm: dự đoán thời tiết để bảo vệ của cải, tài sản.

d. Câu 4:

- Nghĩa của câu tục ngữ: có những đàn kiến bò vào tháng bảy nghĩa là sắp có bão lụt.

- Cơ sở thực tiễn: trước cơn bão, những côn trùng như kiến thường di cư đến nơi an toàn.

- Hoàn cảnh áp dụng: trong thực tế đời sống.

- Giá trị kinh nghiệm: dự đoán thời tiết.

e. Câu 5:

- Nghĩa của câu tục ngữ: khẳng định giá trị to lớn của đất đai.

- Cơ sở thực tiễn: đất đai dùng để canh tác có thể mang lại nhiều nguồn lợi lớn cho con người, tạo ra của cải vật chất.

- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.

- Giá trị kinh nghiệm: giúp con người biết quý trọng, bảo vệ đất đai.

g. Câu 6:

- Nghĩa của câu tục ngữ: thứ nhất là đào ao nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.

- Cơ sở thực tiễn: đào ao nuôi cá dễ dàng hơn, thời vụ ngắn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, sau đó mới đến làm vườn và làm ruộng.

- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.

- Giá trị kinh nghiệm: giúp người lao động chọn lựa hình thức canh tác, làm ăn.

h. Câu 7:

- Nghĩa của câu tục ngữ: quan trọng nhất là nguồn nước, thứ nhì là phân bón, thứ ba là sự chăm chỉ, thứ tư là hạt giống.

- Cơ sở thực tiễn: dựa trên quá trình trồng trọt, sản xuất để rút ra đâu là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác.

- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.

- Giá trị kinh nghiệm: giúp người lao động biết chú trọng vào những yếu tố tiên quyết để mang một vụ mùa bội thu.

i. Câu 8:

- Nghĩa của câu tục ngữ: trồng trọt phải chọn mùa vụ, thời tiết thích hợp là quan trọng nhất, sau đó là cày bừa kĩ để đất tốt.

- Cơ sở thực tiễn: dựa trên quá trình trồng trọt, sản xuất để rút ra đâu là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác.

- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.

- Giá trị kinh nghiệm: giúp người lao động nhận biết được những nguyên tắc vàng trong canh tác, trồng trọt.

Câu 3

Câu 3 (trang 5 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ có số lượng từ không nhiều, có câu rất ngắn: “Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục”.

- Thường có vần, nhất là vần lưng: “Nhất thìnhì thục”, “Mau sao thì nắngvắng sao thì mưa”.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Câu 4

Câu 4 (trang 5 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.

Lời giải chi tiết:

Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt:

- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

- Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.

- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa.

Câu 5

Câu 5 (trang 6 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Chọn phân tích một câu tục ngữ nói về hiện tượng thiên nhiên hoặc lao động sản xuất mà em thích.

Lời giải chi tiết:

- Câu tục ngữ em chọn: Tấc đất tấc vàng.

- Phân tích:

→ Đúc kết kinh nghiệm quý báu về giá trị to lớn mà đất đai mang lại cho con người, dạy cho con người biết quý trọng, bảo vệ đất đai.

→ Câu tục ngữ sử dụng lối nói hàm súc, cô đọng nhưng giàu hình ảnh, ví đất với vàng, thứ hiện kim quý báu bậc nhất.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close