Giải VBT ngữ văn 7 bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luậnGiải câu hỏi 1, 2, 3, 4 Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận trang 32 VBT Ngữ văn 7 tập 2. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 32 VBT Ngữ văn 7, tập 2) Chọn câu trả lơi đúng và đầy đủ nhất: Trong lập luận của bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ phải có mối quan hệ: A. Phù hợp với nhau B. Phù hợp với luận điểm C. Phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm D. Tương đương với nhau Lời giải chi tiết: Em chọn phương án: C. Phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm Câu 2 Câu 2 (trang 32 VBT Ngữ văn 7, tập 2) Đọc văn bản (tr.31-32 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi: a) Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm. b) Bài có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng ở trong bài. Lời giải chi tiết: a) - Bài văn nêu tư tưởng: Muốn học để thành tài trước tiên phải bắt đầu từ những điều cơ bản. - Tư tưởng được thể hiện ở những luận điểm: + Ai cũng đi học nhưng không phải ai cũng biết học cho thành tài. + Chỉ ai chịu khó luyện tập cơ bản thật tốt thì mới có tiền đồ. - Những câu mang luận điểm: + Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài + Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. b) Bài văn bố cục ba phần: I. Mở bài (Từ đầu... biết học cho thành tài): Dùng lốì lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: ít ai biết học cho thành tài. II. Thân bài (Tiếp... Danh họa I-ta-li-a đến "thời Phục Hưng"): kể lại câu chuyện danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi vẽ trứng muốn nói đến cách học cơ bản thông qua một sự dạy dỗ có khoa học và sự ki trì của thầy trò nhà danh họa. III. Kết bài (Còn lại): Lập luận theo lốì nguyên nhân - kết quả. * Nhờ chịu khó học tập động tác cơ bản tốt nên mới có tiền đồ. * Nhờ những ông thầy lớn nên mới dạy học trò được những điều cơ bản nhất. * Chỉ có thầy giỏi mới tạo được trò giỏi. Cách đưa luận điểm, dẫn chứng đi đến kết luận như vậy. Câu 3 Câu 3 (trang 33 VBT Ngữ văn 7, tập 2) Dưới đây là ba phần Mở bài khác nhau của ba bạn cùng viết về một đề bài: “Tìm hiểu câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Em hãy nhận xét về từng cách mở bài của mỗi bạn để xác định cách nào không nên theo và cách nào có thể theo. Lời giải chi tiết: a. Nhận xét các cách mở bài: - Mở bài thứ nhất nêu được một cách ngắn gọn vấn đề; Mở bài thứ hai nêu được vấn đề, phạm vi và cả tính chất bài viết. - Mở bài thứ ba mang tính chất kết luận, rút ra ý nghĩa thực tiễn. b. Không nên theo cách: thứ ba. Bởi vì: Nhiệm vụ của mở bài là nêu vấn đề chứ không phải kết luận, rút ra ý nghĩa. Câu 4 Câu 4 (trang 34 VBT Ngữ văn 7, tập 2) Em được giao nhiệm vụ phải làm cho các bạn tin rằng: Đúng như người xưa đã nói trong một câu tục ngữ, trên đời này, “Có chí thì nên”. Theo em, phần Thân bài của bài nói (hay bài viết) của em nên có bố cục như thế nào? Em có tán thành bố cục của phần Thân bài dưới đây không? Nếu không thì chữa lại như thế nào cho hợp lí? Lời giải chi tiết: a. Bố cục của phần Thân bài được dẫn ra chưa hợp lí. Bởi vì: tác giả dẫn ra các luận điểm trên các tiêu chí khác nhau, không có tính nhất quán và liên kết. b. Theo em, bố cục của phần Thân bài nên có các luận điểm và được sắp xếp như sau: (1) Nhiều tấm gương của người xưa cho thấy: Người có quyết tâm, có ý chí thì nhất định sẽ thành công. (2) Ngày nay, cũng có rất nhiều người đã nhờ nỗ lực của mình mà đạt được ước mơ, thành tựu lớn. (3) Điều này không chỉ đúng với con người Việt Nam mà còn đúng với biết bao tấm gương của những con người ở nhiều vùng miền, quốc gia trên thế giới. (4) Đối với bản thân chúng ta, ý chí sẽ là chìa khóa giúp chúng ta thực hiện mọi công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Quảng cáo
|