tuyensinh247

Giải VBT ngữ văn 7 bài Luyện tập lập luận giải thích

Giải câu hỏi 1, 2, 3 Luyện tập lập luận giải thích trang 86 VBT Ngữ văn 7 tập 2.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 86 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Đọc mẩu chuyện sau đây:

Nói ví dụ

     Có người bảo vua nước Lương rằng: "Huệ Tử nói việc gì cũng hay ví dụ. Nếu nhà vua không cho ví dụ, thì Huệ Tử chắc không nói gì được nữa".

     Hôm sau, vua đến thăm Huệ Tử, bảo rằng: "Xin tiên sinh nói gì cứ nói thẳng, đừng ví dụ nữa".

    Huệ Tử nói: "Nay có một người ở đây không biết nỏ là cái gì, mới hỏi tình trạng cái nỏ thế nào. Nếu tôi đáp rằng: Hình trạng cái nỏ giống như cái nỏ, thì người ấy có hiểu được không?"

     Vua nói: "Hiểu làm gì được".

   Huệ Tử lại nói: "Thế nếu tôi bảo người ấy: Hình trạng cái nỏ giống như cái cung có cán, có lẫy, thì người ấy có biết được không?"

     Vua trả lời: "Biết được".

    Huệ Tử bèn nói: "Ôi! Khi nói với ai là đem cái người ta đã biết làm ví dụ với cái người ta chưa biết, để khiến người ta biết. Nay nhà vua bảo tôi đừng ví dụ nữa thì tôi không sao nói được."

(Theo Cổ học tinh hoa)

Em thấy các dẫn chứng mà Huệ Tử nêu ra có tác dụng gì về lập luận? Hãy phân tích.

Lời giải chi tiết:

- Dẫn chứng mà Huệ Tử đưa ra có tác dụng lập luận: giải thích.

- Bởi vì: dẫn chứng ấy giải thích được cho việc vì sao khi nói Huệ Tử thường dùng ví dụ.

Câu 2

Câu 2 (trang 87 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Giải thích vấn đề: Sách mãi mãi là nơi lưu giữ trí tuệ con người.

Lời giải chi tiết:

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Tìm hiểu đề:

+ Yêu cầu về nội dung: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

+ Yêu cầu hình thức: văn nghị luận giải thích.

- Tìm ý:

+ Tìm nghĩa của câu nói qua việc giải thích các khái niệm.

+ Liên hệ với thực tế cuộc sống.

b. Lập dàn bài:

* Mở bài: Giới thiệu khái quát về nội dung câu nói.

* Thân bài:

- Giải thích các từ ngữ trọng tâm của câu nói để làm rõ luận điểm cần giải thích:

Sách là gì?

Ngọn đèn bất diệt là gì ? (ngọn đèn sáng rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chuỗi tối tăm).

+ Trí tuệ là gì?

- Dẫn chứng: từ các tác phẩm ca dao, tục ngữ (túi khôn của dân gian), sách giáo khoa,…

- Những câu nói tương tư: Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới,…

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa câu nói.

c. Viết đoạn văn:

- Đoạn văn Mở bài:

Một nhà văn đã từng nói rằng: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Đó quả là một câu nói giàu hình ảnh, gợi nhiều liên tưởng, là một nhận định vô cùng đúng đắn về giá trị to lớn của sách đối với trí tuệ con người.

- Đoạn văn Kết bài:

Sách đối với bản thân tôi không chỉ là ngọn đèn soi rạng tri thức mà còn là người bạn, là người thầy. Mỗi cuốn sách đối với tôi là cả một thế giới tuyệt diệu. Trước mỗi cuốn sách, tôi đều nảy sinh một cảm giác trân quý đến lạ kì.

Câu 3

Câu 3 (trang 89 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Giả sử em phải giải thích vì sao có thể nói rằng tên quan trong truyện Sống chết mặc bay là một kẻ “lòng lang dạ thú”, em sẽ sử dụng những lí lẽ nào trong các lí lẽ sau.

Lời giải chi tiết:

Em chọn các lí lẽ:

- Không phải cứ đánh đập dân mới là kẻ “lòng lang dạ thú”.

- Kẻ lòng lang dạ thú là kẻ mặt người mà lòng dạ thì mất hết tính người.

- Tên quan trong truyện là kẻ lòng lang dạ thú vì hắn hoàn toàn thờ ơ với nỗi khổ cực của người dân trong lúc hộ đê và trong cảnh vỡ đê.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close