tuyensinh247

Giải VBT ngữ văn 7 bài Ôn tập phần tập làm văn

Giải câu hỏi phần I, II Ôn tập phần tập làm văn trang 136 VBT Ngữ văn 7 tập 2.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I - VỀ VĂN BIỂU CẢM

Câu 1 (trang 136 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một (chỉ ghi các bài văn xuôi).

Trả lời:

Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:

- Cổng trường mở ra – Lý Lan

- Mẹ tôi – Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Một thứ quà của lúa non: cốm – Thạch Lam

- Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương

- Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng

Câu 2 (trang 136 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì?

Trả lời:

a. Chọn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

b. Văn bản biểu cảm có những đặc điểm:

- Về mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.

- Về cách thức: Người viết khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người,… nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá của mình.

- Về bố cục: theo mạch tình cảm, suy nghĩ.


Câu 3 (trang 137 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

Trả lời:

Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm: để gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc. Nếu không có yếu tố này, bài viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể.

Câu 4 (trang 137 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?

Trả lời:

Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: có tác dụng gợi cảm và ý nghĩa sâu xa của sự việc, buộc ta suy ngẫm.

 

Câu 5 (trang 137 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó.

Trả lời:

Khi muốn bày tỏ tình thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con vật, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được: vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật,…


Câu 6 (trang 138 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.

Trả lời:

1. Nội dung văn bản biểu cảm

Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật, kỉ niệm, ...

2. Mục đích biểu cảm

Khêu gợi sự đồng cảm với mọi người.

3. Phương tiện biểu cảm

Trực tiếp, gián tiếp.

 


Câu 7 (trang 138 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.

Trả lời:

Mở bài

Nêu đối tượng biểu cảm, khái quát cảm xúc ban đầu.

Thân bài

Miêu tả, trình bày về đối tượng biểu cảm.

Kết bài

Ấn tượng sâu đậm còn đọng lại trong lòng người viết.


Phần II - VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 (trang 139 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?

Trả lời:

- Những yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận: luận điểm, luận cứ, lập luận.

- Yếu tố quan trọng nhất là lập luận.


Câu 2 (trang 139 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Luận điểm là gì? Hãy cho biết những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?

Trả lời:

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế, mới có sức thuyết phục.

- Câu a và câu d là luận điểm.

- Câu b là câu cảm thán.

- Câu c là một luận đề, chưa phải là luận điểm.


Câu 3 (trang 140 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Cho hai đề tập làm văn sau:

a) Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

b) Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.

Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống nhau và khác nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?

Trả lời:

a. Cách làm bài theo hai đề trên:

- Giống nhau: đều giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ và kinh nghiệm, bài học đời sống rút ra từ đó.

- Khác nhau: Đề (a) yêu cầu thực hiện phép lập luận giải thích, dựa trên từ ngữ, hình ảnh để giải nghĩa câu tục ngữ; Đề (b) yêu cầu thực hiện phép lập luận chứng mình, phép lập luận giải thích ở đề này chỉ đóng vai trò hỗ trợ.

b. Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau ở chỗ:

+ Giải thích: làm sáng rõ một điều nào đó cho người khác hiểu.

+ Chứng minh: dựa trên những cơ sở thực tiễn, những lí lẽ xác đáng để thuyết phục người khác về một tư tưởng, quan điểm nào đó.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close