Giải VBT ngữ văn 7 bài Một thứ quà của lúa non: cốmGiải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Một thứ quà của lúa non: cốm trang 134 VBT ngữ văn 7 tập 1. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 134 VBT Ngữ văn 7, tập 1) Câu 1, tr. 162, SGK Phương pháp giải: Căn cứ vào đặc điểm thể loại (kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, hấp dẫn người đọc bằng kiến thức sâu rộng và tâm hồn tinh tế, sâu sắc của người viết...) để tìm phương thức biểu đạt chủ yếu. Lời giải chi tiết: - Bài tùy bút này nói về một thứ quà của lúa non chính là cốm. - Phương thức biểu đạt: miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận trong đó phương thức biểu cảm được sử dụng là chủ yếu. - Bố cục 3 đoạn: + Đoạn 1 (Từ đầu … đến “thuyền rồng”): Nguồn gốc của cốm. + Đoạn 2 (Tiếp … đến “kín đáo và nhũn nhặn”): Giá trị của cốm. + Đoạn 3 (Còn lại): Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm. Câu 2 Câu 2 (trang 135 VBT Ngữ văn 7, tập 1) Dựa vào nội dung của các đoạn văn em vừa tìm, hãy nhận xét về bố cục trong bài tùy bút của Thạch Lam. Phương pháp giải: Căn cứ vào mối liên kết nội dung của các đoạn văn trên. Câu 3 Câu 3 (trang 135 VBT Ngữ văn 7, tập 1) Câu 6, tr. 162, SGK Phương pháp giải: Chú ý những biểu hiện cụ thể trong bài tùy bút (nguồn gốc, màu sắc, hương vị thanh khiết của cốm được miêu tả bằng những giác quan, những từ ngữ, hình ảnh nào?) Lời giải chi tiết: Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng: - “Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều”. - Sự thưởng thức cốm là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế : “Ăn cốm phải ăn từng chút ít,… loài thảo mộc”… Câu 4 Câu 4 (trang 136 VBT Ngữ văn 7, tập 1) Câu 4, tr. 163, SGK Phương pháp giải: Chú ý cảm xúc tinh tế, thái độ nâng niu, trân trọng của tác giả đối với một thức quà của quê hương, xứ sở. Lời giải chi tiết: Câu văn “Cốm là thức quà riêng biệt … An Nam” đã kết tinh sự phát hiện và cảm nhận sâu sắc, tinh tế với tất cả lòng trân trọng của tác giả về một sản vật bình dị mà đặc sắc của đồng quê đất nước. Qua sự cảm nhận của tác giả, hạt cốm chứa đựng ý nghĩa và giá trị sâu xa về cả vật chất lẫn văn hóa của đất nước Câu 5 Câu 5 (trang 136 VBT Ngữ văn 7, tập 1) Hãy giới thiệu về một món ăn truyền thống của dân tộc mà em biết và yêu thích. Phương pháp giải: Liên hệ thực tiễn Lời giải chi tiết: Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta. Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|