Giải VBT ngữ văn 7 bài Từ ghépGiải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Từ ghép trang 11 VBT ngữ văn 7 tập 1. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 11 VBT Ngữ văn 7, tập 1) Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo bảng phân loại. Phương pháp giải: Nắm chắc các định nghĩa về từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập sau đó lần lượt xét từng từ một và xếp vào ô thích hợp của bảng phân loại. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 11 VBT Ngữ văn 7, tập 1) Trong các từ ghép đẳng lập dưới đây, từ nào gồm các tiếng có nghĩa trái ngược nhau, từ nào gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa: đầu đuôi, lựa chọn, màu sắc, gần xa, yêu mến, đó đây, cứng rắn, to nhỏ, khó dễ, hư hỏng? Phương pháp giải: Lưu ý tiếng gần nghĩa là những tiếng không hoàn toàn đồng nghĩa như xinh và đẹp trong từ xinh đẹp. Lời giải chi tiết: - Từ ghép gồm các tiếng trái nghĩa: đầu đuôi, gần xa, đó đây, to nhỏ, khó dễ. - Từ ghép gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa: lựa chọn, màu sắc, yêu mến, cứng rắn, hư hỏng. Câu 3 Câu 3 (trang 11 VBT Ngữ văn 7, tập 1) Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở? Phương pháp giải: Lưu ý đặc điểm về nghĩa của từ ghép đẳng lập so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Lời giải chi tiết: Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở nhưng không thể nói một cuốn sách vở vì: - sách, vở: sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. - sách vở: từ ghép đẳng lập có ý nghĩa khái quát, không đếm được. Câu 4 Câu 4 (trang 12 VBT Ngữ văn 7, tập 1) a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không? b. Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao? c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao? d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào? Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ để trả lời các câu hỏi. Có thể tra từ điển để hiểu nghĩa của các từ hoa hồng, áo dài, cà chua, cá vàng. Lời giải chi tiết: a) Không phải mọi thứ hoa có màu hồng gọi là hoa hồng (hoa giấy, hoa đào, hoa ti gôn,… cũng có màu hồng). b) Nói như Nam là đúng vì: áo dài là từ ghép chính phụ chỉ một loại áo (như áo sơ mi, áo cánh,…) trong đó từ dài không nhằm mục đích chỉ tính chất cái áo. Áo dài này bị ngắn so với chiều cao của chị gái Nam. c) Không phải mọi cà chua đều chua vì cà chua là tên một loại quả. Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” được vì: Khi ăn sống, ta có thể cảm nhận được vị chua hay ngọt của quả cà chua. d) Không phải mọi loại cá màu vàng gọi là cá vàng. Cá vàng là loại cá vây to, đuôi lớn và xòe rộng, thân màu vàng chỉ để nuôi làm cảnh, trong bể kính… Câu 5 Câu 5 (trang 12 VBT Ngữ văn 7, tập 1) Đặt câu với mỗi từ ghép sau đây: mặt mày, tóc tai, cứng đầu, mềm lòng, sắt đá, cơm nước. Phương pháp giải: Có thể tra từ điển để hiểu đúng nghĩa của các từ ghép này rồi đặt câu với các từ đó. Lời giải chi tiết: - mặt mày: Lâu không gặp, trông mặt mày nó lạ quá! - tóc tai: Đi đâu mà tóc tai ướt nhèo vậy con? - cứng đầu: Cậu học sinh ấy rất cứng đầu! - mềm lòng: Mẹ thường rất dễ mềm lòng với chúng ta. - sắt đá: Họ là những người anh hùng có ý chí sắt đá. - cơm nước: Mấy giờ rồi mà vẫn chưa lo cơm nước hả? Loigiaihay.com
Quảng cáo
|