Giải VBT ngữ văn 7 bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 27 VBT Ngữ văn 7 tập 2.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 27 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.


Lời giải chi tiết:

- Bài văn nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Câu thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.

Câu 2

Câu 2 (trang 27 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.

Lời giải chi tiết:

Bố cục: gồm 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "lũ cướp nước"): Nhận định chung về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử kháng chiến và hiện tại.

- Đoạn 3 (Còn lại): Nhiệm vụ tất cả mọi người.

Lập dàn ý:

- Mở bài: Khái quát vấn đề: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta.

- Thân bài:

+ Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử.

+ Chứng minh luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

- Kết bài: Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.

Câu 3

Câu 3 (trang 28 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Phân tích tác dụng của điệp từ và của các động từ đứng sau điệp từ đó trong phần mở đầu.

Lời giải chi tiết:

Điệp từ nó có tác dụng nhấn mạnh vai trò cốt yếu, quan trọng của tinh thần yêu nước trong những lần Tổ quốc bị xâm lăng và tạo nhịp điệu cho văn bản; các động từ đứng sau điệp từ đó là các động từ mạnh, giàu tính tượng hình.

Câu 4

Câu 4 (trang 28 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước...", tác giả đã đưa ra những dẫn chứng:

+ Tinh thần yêu nước trong lịch sử các triều đại (Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,…)

+ Tinh thần yêu nước trong kháng chiến chống Pháp.

- Các dẫn chứng trên được đưa ra theo trình tự thời gian (quá khứ - hiện tại), không gian (miền ngược - miền xuôi, trong nước - nước ngoài),…

Câu 5

Câu 5 (trang 29 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

b) Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

c) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: "từ... đến..." có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn văn “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”:

a)

- Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

- Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

b) Các dẫn chứng trong đoạn được sắp xếp theo mô hình: từ…đến và theo trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp.

c) Mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng mang ý nghĩa bao quát tất cả mọi người tuy tuổi tác khác nhau, khu vực cư trú, miền xuôi – ngược… tức là toàn thể nhân dân Việt Nam đều có lòng yêu nước nồng nàn và rất xứng đáng với những người đi trước.

Câu 6

Câu 6 (trang 29 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

a. Cho một số câu trong phần Kết bài. Hãy đánh dấu (x) vào các ô mà em cho là đúng.

b. Hãy phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng.


Lời giải chi tiết:

a.

Các câu văn trong phần Kết bài

So sánh

Ẩn dụ

Hoán dụ

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý

x

 

 

Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm

 

x

 

Bốn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày

 

x

 

b. Các phép tu từ nói trên nhằm làm nổi bật hai trạng thái khác nhau trong sự biểu hiện của lòng yêu nước là tiềm tàng và trỗi dậy mãnh liệt, từ đó chỉ ra một cách rõ ràng, cụ thể bổn phận của tất cả mọi người là làm cho lòng yêu nước ấy trỗi dậy mạnh mẽ.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close