Bài 6. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm trang 34, 35, 36, 37, 38, 39 Hóa 10 Kết nối tri thứcTrong bảng tuần hoàn, một số tính chất của nguyên tử và đơn chất biến đổi 1. Dựa vào Bảng 6.1, cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố: Li, Al, Ar, Ca, Si, Se, P, Br. 2. Nêu vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố có Z = 8; Z = 17 và Z = 20. Xác định số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 34 MĐ
Phương pháp giải: - Trong một chu kỳ + đối với nguyên tử: bán kính giảm dần, số electron hóa trị và độ âm điện tăng dần + đối với đơn chất: tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần - Trong một nhóm: + đối với nguyên tử: bán kính và số lớp electron tăng dần, độ âm điện giảm dần + đối với đơn chất: tính kim loại tăng dần và phi kim giảm dần Lời giải chi tiết: - Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải: + Bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện tăng dần. + Tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần. + Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm A tăng lần lượt từ 1 đến 8 - Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới: + Bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần + Tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần. + Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố tăng dần CH tr 35 CH
Phương pháp giải: Nguyên tử của các nguyên tố cùng một nhóm A có số electron lớp ngoài cùng ( electron hóa trị) bằng nhau. => Số thứ tự nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. Lời giải chi tiết: Trong bảng 6.1, nguyên tố: + Li nằm ở nhóm IA => Li có 1 electron lớp ngoài cùng. + Al nằm ở nhóm IIIA => Al có 3 electron lớp ngoài cùng. + Ar nằm ở nhóm VIIIA => Ar có 8 electron lớp ngoài cùng. + Ca nằm ở nhóm IIA => Ca có 2 electron lớp ngoài cùng. + Si nằm ở nhóm IVA => Si có 4 electron lớp ngoài cùng. + Se nằm ở nhóm VIA => Se có 6 electron lớp ngoài cùng. + Br nằm ở nhóm VIIA => Br có 7 electron lớp ngoài cùng. CH tr 35 CH
Phương pháp giải: Z là số hiệu nguyên tử của các nguyên tố. Số hiệu nguyên tử bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học. Lời giải chi tiết: Z = 8 => Nguyên tố nằm ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA => Có 6 electron hóa trị. Z = 11 => Nguyên tố nằm ở ô số 11, chu kì 3, nhóm IA => Có 1 electron hóa trị. Z = 17 => Nguyên tố nằm ở ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA => Có 7 electron hóa trị. Z = 20 => Nguyên tố nằm ở ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA => Có 2 electron hóa trị. CH tr 36 CH
Phương pháp giải: - Trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân Lời giải chi tiết: a) Lithium và potassium nằm cùng một nhóm IA trong bảng tuần hoàn. => Bán kính nguyên tử của lithium nhỏ hơn bán kính nguyên tử của potassium. b) Calcium và selenium nằm cùng một chu kì 4 trong bảng tuần hoàn. => Bán kính nguyên tử của calcium lớn hơn bán kính nguyên tử của selenium. CH tr 37 CH
Phương pháp giải: - Độ âm điện tăng từ trái qua phải trong một chu kì. - Độ âm điện giảm dần từ trên xuống dưới trong một nhóm. Lời giải chi tiết: Mg (Z = 12), P (Z = 15) và S (Z = 16) cùng nằm ở chu kì 2 - Trong một chu kì, khi số electron lớp ngoài cùng tăng, điện tích hạt nhân tăng thì lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng nên độ âm điện tăng. Mg (Z=12) và Ca(Z=20) cùng thuộc nhóm IIA, nên độ âm điện giảm dần Mg > Ca Sắp xếp: Ca < Mg < P < S CH tr 37 CH
Phương pháp giải: - Trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân - Độ âm điện tăng từ trái qua phải trong một chu kì. - Độ âm điện giảm dần từ trên xuống dưới trong một nhóm. Lời giải chi tiết: a) Mg (Z = 12 ), Al (Z = 13) và Si (Z = 14) cùng nằm ở chu kì 3 => bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: Si, Al, Mg. b) Mg (Z = 12 ), Al (Z = 13) và Si (Z = 14) cùng nằm ở chu kì 3 => độ âm điện của các nguyên tố theo thứ tự giảm dần: Si, Al, Mg. CH tr 38 HĐ
Phương pháp giải: 1. Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn và quan sát hiện tượng. 2. Quan sát tư liệu ( hình ảnh hoặc video) phản ứng của nước chlorine với dung dịch potassium iodide. Lời giải chi tiết: 1. So sánh tính kim loại của sodium và magnesium 1. Phương trình hóa học
2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2 2. Ở điều kiện thường: - Sodium phản ứng mãnh liệt với nước, tạo dung dịch màu hồng và tỏa nhiệt. - Magnesium không phản ứng với nước. 2. So sánh tính phi kim của chlorine và iodine - Hiện tượng: Dung dịch không màu chuyển thành màu nâu của Iodine => Cl đẩy được I ra khỏi dung dịch KI => Tính phi kim của iodine yếu hơn chlorine CH tr 39 CH
Phương pháp giải: Trong một nhóm, tính kim loại tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Lời giải chi tiết: - Trong một nhóm, tính kim loại tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. - Các nguyên tố Ba, Mg, Ca và Sr đều nằm ở nhóm IIA => Các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính kim loại Ba, Sr, Ca, Mg. CH tr 39 CH
Phương pháp giải: - Trong một nhóm, tính kim loại tăng và tính phi kim giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. - Trong một chu kì, tính kim loại giảm và tính phi kim tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Lời giải chi tiết: - Nguyên tố O và F nằm cùng một chu kì 2 => tính phi kim theo thứ tự tăng dần O, F - Nguyên tố O và Se nằm cùng một nhóm => tính phi kim theo thứ tự tăng dần Se, O - Nguyên tố F và Cl nằm cùng một nhóm => tính phi kim theo thứ tự tăng dần Cl, F => Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất trong các nguyên tố O,F, Cl, Se là F
Quảng cáo
|