Giải Bài tập Đọc trang 19 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạoĐọc hai văn bản Thỏ và rùa, Chuyện bó đũa và trả lời các câu hỏi phía dưới: a. Nêu các đặc điểm chính của truyện ngụ ngôn được thể hiện trong văn bản trên. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Đọc hai văn bản Thỏ và rùa, Chuyện bó đũa và trả lời các câu hỏi phía dưới: a. Nêu các đặc điểm chính của truyện ngụ ngôn được thể hiện trong văn bản trên. b. Sau khi đọc truyện Thỏ và rùa, một số bạn cho rằng, việc rùa thắng thỏ là khó xảy ra trong thực tế (nếêu không phải vậy thì đã chẳng có câu: “Chậm như rùa!”). Các bạn khác lại cho rằng việc rùa thắng thỏ là xứng đáng và rất thuyết phục. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao? e. Một số bạn băn khoăn không dám chắc Chuyện bó đũa là truyện ngụ ngôn hay là truyện cổ tích. Nếu được các bạn ấy hỏi ý kiến trong việc xác định thể loại, em sẽ trả lời các bạn thế nào? d. Theo em, cách kết thúc của hai văn bản Chuyện bó đĩa và Hai người bạn đồng hành và con gấu có điểm gì giống nhau? Điểm giống nhau ấy giúp em rút ra lưu ý gì khi đọc các truyện ngụ ngôn có cách kết thúc tương tự? đ. Dựa vào các thông tin (tình huống, tác dụng, bài học) trong bảng đưới đây đối với truyện Thỏ và rùa, hãy hoàn tất các thông tin đối với truyện Chuyện bó đũa: e. Dựa vào bảng dưới đây, tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện được kể (cốt truyện), bài học ứng xử trong truyện Chuyện bó đũa:
g. Có bạn cho rằng: bài học vẫn không có gì thay đổi, nếu thay hai nhân vật thỏ và rùa trong truyện bằng hai nhân vật đều là thỏ hoặc hai nhân vật đều là ruầ chạy thi với nhau; và vì một lí do nào đó, con vật tưởng là yếu hơn, chậm hơn đã giành chiến thắng. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại 2 văn bản mẫu và phần tri thức Ngữ Văn bài 2 về truyện ngụ ngôn trong SGK Ngữ Văn 7 tập 1 trang 32 để trả lời câu hỏi liên quan Lời giải chi tiết: a. Cả hai câu chuyện Thỏ và Rùa, Chuyện bó đũa đều là các câu chuyện ngụ ngôn vì: + Đề tài: là những vấn đề đạo đức hay cách thức ứng xử trong cuộc sống. + Nhân vật: con vật và con người. Người đọc, người nghe có thể rút ra được bài học sâu sắc từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật trong truyện. + Sự kiện: thường xoay quanh một sự kiện chính. + Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện (hành vi, ứng xử, quan niệm…) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó. b. + Việc đồng nhất nhân vật thỏ, rùa trong truyện ngụ ngôn (thường được hư cấu, phóng đại,...) với hình ảnh thỏ, rùa ngoài đời thực là sai lầm (ý kiến thứ nhất). + Việc cho rằng rùa thắng thỏ là “xứng đáng và rất thuyết phục” nhưng lại không nói rõ “trong truyện ngụ ngôn Thỏ và rửa” hay trong đời thực là không chặt chẽ; không đưa ra lí lẽ, bằng chứng nên chưa thuyết phục (ý kiến thứ hai). - Kết luận của em có thể đưa ra theo hướng: Đồng tình với ý kiến thứ hai nhưng đưa thêm lí lẽ, bằng chứng và diễn đạt sao cho chặt chẽ hơn. c. Chuyện bó đũa là truyện ngụ ngôn, không phải truyện cổ tích. Vì câu chuyện nêu lên tình huống: Người cha đưa cho các con cả bó đũa yêu cầu bẻ làm đôi, không ai có thể bẻ gãy; sau lại đưa cho các con từng chiếc đũa riêng lẻ, họ bẻ gãy dễ dàng. Từ đó khuyên các con chỉ có đoàn kết mới tránh được mối nguy bị tiêu diệt. d. - Em cần đọc lại hai truyện, chú ý phần kết thúc: + Cuối truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu có cuộc đối thoại giữa hai người bạn và kết thúc truyện là câu trả lời bất ngờ của người bạn suýt bị gấu vồ chết trong gang tấc: “... người trên cây trèo xuống gặp bạn, cười và nói rằng: “Ông Gấu thì thầm với cậu điều gì đó?” “Ông ấy bảo tớ rằng”, người kia nói, “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn.” + Cuối truyện Chuyện bó đũa là lời khuyên dạy của người cha đối với những người con: “- Các con yên dấu! Bao giờ các con còn đoàn kết như bó đũa này thì không kẻ thù nào làm hại được các con. Nhưng nếu các con cứ chia rẽ và cãi vã, thì các con sẽ sớm bị tiêu diệt.” - Kết luận mà em cần nêu lên là: + Hai truyện giống nhau ở chỗ bài học của truyện được nêu lên bằng một câu nói của nhân vật ở cuối truyện. + Điều này cho thấy: một trong những cách nêu bài học ở truyện ngụ ngôn là sử dụng một lời thoại của nhân vật ở phần kết thúc truyện. Vậy khi đọc một số truyện ngụ ngôn có cấu trúc tương tự, người đọc có thể dựa vào lời thoại của nhân vật để rút ra bài học mà tác giả gửi gắm. đ. - Em cần đọc kĩ ví dụ (cột bên trái) về cách tóm tắt tình huống, tác dụng, bài học trong truyện Thỏ và rùa để thực hiện yêu cầu của đề bài đối với truyện Chuyện bó đũa. - Tình huống, tác dụng, bài học trong Chuyện bó đũa có thể tóm tắt trong sự đối chiếu với các yếu tố này trong truyện Thỏ và rùa qua bảng sau: e. Có thể tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện được kể (cốt truyện), bài học ứng xử trong truyện Thỏ và rùa, Chuyện bó đũa theo mẫu bảng sau: g. - Em cần rút ra một số bài học chính từ truyện Thỏ và rùa. Chẳng hạn: chăm chỉ sẽ giúp đến đích sớm hơn; hơn thua nhau ở việc làm, hành động thực tế, không ở lời nói suông; kẻ kiêu ngạo, chủ quan sẽ chuốc lấy thất bại,... - Xem xét, so sánh hai tình huống của truyện chỉ ra điểm giống nhau, điểm khác nhau cơ bản giữa hai tình huống: A. Hai nhân vật đều là thỏ hoặc hai nhân vật đều là rùa, chạy thi với nhau; và vì một lí do nào đó, con vật tưởng là yếu hơn, chậm hơn đã giành chiến thắng. B. Thỏ và rùa thách nhau chạy thi; thỏ ỷ mình chạy nhanh, xem thường đối phương nên thua cuộc; rùa chăm chỉ chạy hết sức mình nên đã chiến thắng. - Suy nghĩ tìm câu trả lời theo hai hướng: + Thay đổi tình huống, nhân vật, nội dung, ý nghĩa của bài học sẽ thay đổi: sẽ có một bài học khác hẳn. + Thay đổi tình huống, nhân vật, nội dung, ý nghĩa của bài học có thể không thay đổi nhưng mức độ thấm thía của bài học có thể sẽ giảm đi (hoặc tăng lên). Kết luận: Với tình huống A, việc thua cuộc trở nên kém bất ngờ, nhục nhã, các bài học nêu lên từ đó (chăm chỉ sẽ giúp đến đích sớm hơn; hơn thua nhau ở việc làm, hành động thực tế, không ở lời nói suông; kẻ kiêu ngạo, chủ quan sẽ chuộc lấy thất bại,...) sẽ không được tô đậm như tình huống B, trở nên kém sâu sắc, thấm thía. Câu 2 Đọc văn bản Con cáo và quả nho và trả lời các câu hỏi phía dưới: a. Tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện (cốt truyện) truyện Con cáo và quả nho và hoàn thành theo mẫu bảng đưới đây. Dựa vào các bài tập mà em đã thực hiện, cho biết: việc tóm tắt tình huống truyện với tóm tắt chuỗi sự kiện (cốt truyện) khác nhau như thế nào?
b. Trong khi chứng minh về tính ngắn gọn hàm súc của truyện ngụ ngôn, nhiều ý kiến thống nhất rằng các truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Con cáo và quả nho là những truyện tiêu biểu. Nhưng khi cần xác định trong hai truyện này, truyện nào ngắn gọn hơn, ý kiến chưa ngã ngũ. Theo em, cần thực hiện việc so sánh như thế nào để kết luận đưa ra thuyết phục được mọi người? c. Giả sử những quả nho trong truyện Con cáo và quả nho biết nói, theo em chúng sẽ nói gì với con cáo hoặc với chính mình trong trường hợp này? Phương pháp giải: Đọc kĩ lại văn bản mẫu và phần tri thức Ngữ Văn bài 2 về truyện ngụ ngôn trong SGK Ngữ Văn 7 tập 1 trang 32 để trả lời câu hỏi liên quan Lời giải chi tiết: a. Với yêu cầu thứ nhất, có thể tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện (cốt truyện) truyện Con cáo và quả nho như sau: b.
c. “Cáo lẩm bẩm: - Ai mà thèm những trái nho xanh lè đó. Chua lắm! Không chừng lại có cả sâu trong đó nữa. Quả nho nghĩ bụng: - Những anh chàng như cáo mà phải chịu đói khát thật đáng đời.” Hoặc: “Quả nho nghe cáo lẩm bẩm, nói rì rào theo gió nhẹ: - Lêu lêu... ! Mắc cỡ. Lêu lêu... !" Câu 3 Dựa vào bảng sau, xác định tình huống truyện, bài học, tác dụng của tình huống trong việc thể hiện bài học trong các truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con:
Phương pháp giải: Đọc lại 2 văn bản trong sách giáo khoa và tham khảo phần câu hỏi suy nghĩ và phản hồi đã được học trong SGK Ngữ Văn 7 tập 1 trang 39 Lời giải chi tiết:
Câu 4 Thể hiện cách đọc sáng tạo về một truyện ngụ ngôn đã học, đã đọc bằng cách làm một bài thơ (lục bát, bốn chữ, năm chữ, song thất lục bát,...) hoặc vẽ một bức tranh. Phương pháp giải: Lấy cảm hứng từ một truyện ngụ ngôn đã học, đã đọc, dựa vào cảm nhận, trải nghiệm của bản thân để chọn một cách thể hiện sự sáng tạo của mình theo gợi ý của đề bài: - Làm một bài thơ (lục bát, bốn chữ, năm chữ, Song thất lục bát,...). - Vẽ một bức tranh. Lời giải chi tiết: Con cáo và chùm nho Thái Bá Tân Một con cáo đang khát Bỗng thấy một chùm nho Một chùm nho vừa chín Quả rất mọng và to Nó nhảy lên, định hái Mà nho lại quả cao Rồi thử mấy lần nữa Tiếc là chẳng lần nào Với được chùm nho ấy Cuối cùng đành bỏ đi Vừa đi, nó vừa nghĩ: “Nho còn xanh, ngon gì!” …… Con cáo và chùm nho Thấy chùm nho mọng trên giàn Cáo tìm mọi cách hái ăn đỡ thèm Nhảy lên tụt xuống mấy phen Bực mình chẳng được, cáo bèn chê bôi: - Nho còn xanh quá đi thôi... Câu 5 Vận dụng cách nói thú vị, hài hước để kể lại truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Lời giải chi tiết: Để đáp ứng yêu cầu vận dụng cách nói thú vị, hài hước khi kể lại truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, em cần: - Xem lại các bài thực hành nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn, Sử dụng và thưởng thức cách nói hài hước thú vị trong giao tiếp. - Cố gắng: + Tô đậm yếu tố, tính chất hài hước một cách bất ngờ trong câu chuyện được kể. + Sử dụng hình thức chế, nhại (chế, nhại từ ngữ, câu nói của một nhân vật mà sự phê phán hướng đến trong câu chuyện một cách nhã nhặn). + Sử dụng một số biện pháp diễn đạt hài hước: chơi chữ, nói quá, so sánh, dùng câu nói hài hước học được từ người khác.
Quảng cáo
|