Bài 46 trang 141 Vở bài tập toán 7 tập 1

Giải bài 46 trang 141 vở bài tập toán 7 tập 1. Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN.

Quảng cáo

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A.\) Trên tia đối của \(BC\) lấy điểm \(M\), trên tia đối của tia \(CB\) lấy điểm \(N\) sao cho \(BM = CN.\)

a) Chứng minh rằng tam giác \(AMN\) là tam giác cân.

b) Kẻ \(BH ⊥ AM\) (\(H \in AM\)), kẻ \(CK ⊥ AN\; (K  \in  AN).\) Chứng minh rằng \(BH = CK.\)

c) Chứng minh rằng \(AH = AK.\)

d) Gọi \(O\) là giao điểm của \(HB\) và \(KC.\) Tam giác \(OBC\) là tam giác gì? Vì sao?

e) Khi \(\widehat {BAC} = {60^o}\) và \(BM = CN = BC,\) hãy tính số đo các góc của tam giác \(AMN\) và xác định dạng của tam giác \(OBC.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Chứng minh một tam giác là tam giác cân bằng cách chứng minh hai góc ở đáy bằng nhau.

- Chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau bằng cách chứng minh các tam giác bằng nhau.

- Chứng minh tam giác là đều bằng cách chứng minh tam giác cân có một góc bằng \(60^o\).

Lời giải chi tiết

a) \(∆ABC\) cân tại \(A\), \( \Rightarrow \widehat {{B_1}} = \widehat {{C_1}}\) (góc đáy của tam giác cân).

\(\Rightarrow \widehat {ABM} = \widehat {ACN}\) (cùng bù với hai góc bằng nhau \( \widehat {{B_1}} = \widehat {{C_1}}\))

\(∆ABM \) và \(∆ACN \) có:

\(AB = AC\) (vì \(∆ABC\) cân tại \(A\))

\(\widehat {ABM} = \widehat {ACN}\) (chứng minh trên)

\(BM = CN\) (gt)

Do đó \( ∆ABM = ∆ACN\) (c.g.c)

suy ra \( \widehat M = \widehat N\) (hai góc tương ứng)

Tam giác \(AMN\) có \( \widehat M = \widehat N\) nên là tam giác cân.

b) Các tam giác vuông \(BHM\) và \(CKN\) có :

cạnh huyền \(BM = CN\) (gt)

góc nhọn \(\widehat M = \widehat N\) (chứng minh trên)

Do đó \( ∆BHM  = ∆CKN\) (cạnh huyền - góc nhọn)

suy ra \( BH = CK\) (hai cạnh tương ứng)

c) Các tam giác vuông \(ABH\) và \(ACK\) có:

cạnh huyền \(AB=AC\) (vì \(∆ABC\) cân tại \(A\))

cạnh góc vuông \( BH = CK\) (chứng minh câu b)

Do đó \(\Delta ABH=\Delta ACK\)

suy ra \(AH = AK\) (hai cạnh tương ứng).

d) \(∆BHM = ∆CKN\) (câu b)

suy ra \(\widehat {{B_2}} = \widehat {{C_2}}\) (hai góc tương ứng)

Ta lại có \(  \widehat {{B_3}}=\widehat {{B_2}} \) (đối đỉnh); \(  \widehat {{C_3}}=\widehat {{C_2}}\) (đối đỉnh) nên \(\widehat {{B_3}} = \widehat {{C_3}}\).

Tam giác \(OBC\) có \(\widehat {{B_3}} = \widehat {{C_3}}\) nên là tam giác cân tại \(O.\)

e) (h75) Ta có thêm \(\widehat {BAC} = {60^o}\) và \(BM = CN = BC\).

\(\Delta ABC\) cân có \(\widehat {A} = {60^o}\) nên là tam giác đều suy ra \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{C_1}} = \widehat {BAC} = {60^o}\).

Tam giác \(ABM\) có \(AB=BM\) (cùng bằng \(BC\)) nên là tam giác cân, suy ra \(\widehat M = \widehat {BAM}\)

Ta lại có \(\widehat M + \widehat {{A_1}} = \widehat {{B_1}} = {60^o}\) nên \(\widehat M = \widehat {{A_1}} = {60^o}:2 = {30^o}\)

Chứng minh tương tự, ta được: \(\widehat N = {30^o}\)

Tam giác \(AMN\) có \(\widehat M = \widehat N = {30^o}\) nên \(\widehat {MAN} = {180^o} - {30^o} - {30^o} = {120^o}\)

Tam giác \(BHM\) vuông tại \(H\) có \(\widehat M = {30^o}\) nên \(\widehat {{B_2}} = {90^o} - {30^o} = {60^o}\)

\(\widehat {{B_3}} = \widehat {{B_2}} = {60^o}\)

Tam giác \(OBC\) cân (câu d) có \(\widehat {{B_3}} = {60^o}\) nên tam giác \(OBC\) là tam giác đều.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close