Bài 38.4; 38.5 trang 93 SBT Hóa học 12

Giải bài 38.4; 38.5 trang 93 Sách bài tập hóa học 12 - Cho 9,14 g hợp kim Cu, Mg và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí X và 2,54 g chất rắn Y. Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích khí X (đktc) là

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 38.4.

Cho 9,14 g hợp kim Cu, Mg và Al  tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí X và 2,54 g chất rắn Y. Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích khí X (đktc) là

 A. 7,84 lít.         B. 5,6 lít                  

C. 5,8 lít            D. 6,2 lít.

Phương pháp giải:

Gọi số mol Cu, Mg và Al lần lượt là x, y và z mol

Lập phương trình khối lượng hợp kim

Lập phương trình quan hệ khối lượng Al và Mg

Lập phương trình khối lượng chất rắn sau phản ứng

Giải hệ phương trình suy ra số mol Mg, Cu, Al, từ đó tính số mol H2 và tính thể tích khí H2

Lời giải chi tiết:

Mg + 2HCl \( \to\) MgCl2 + H2

2Al + 6HCl \( \to\) 2AlCl3 + 3H2

Gọi số mol của Cu, Mg và Al lần lượt là x, y và z mol

\( \to\) 64x + 24y + 27z = 9,14 (1)

Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg

\( \to\) 27z = 4,5.24y (2)

Cho hợp kim tác dụng với HCl, có Cu không phản ứng

\( \to\) mCu = 64x = 2,54 (3)

Từ (1), (2) và (3) \( \to\) x = 0,04; y = 0,05; z = 0,2

Theo phương trình, \({n_{{H_2}}} = {n_{Mg}} + \dfrac{3}{2}{n_{Al}} = 0,05 + \frac{3}{2}.0,2 = 0,35\,\,mol \to {V_{{H_2}}} = 0,35.22,4 = 7,84\,\,lít\)

 \( \to\)Chọn A.

Câu 38.5.

Cho 19,2 g Cu vào dung dịch loãng chứa 0,4 mol HNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (đktc) thu được là

A. 1,12 lít          B. 2,24 lít.              

C. 4,48 lít.           D. 3,36 lít.

Phương pháp giải:

So sánh số mol Cu và HNO3 suy ra chất dư và chất hết

Tính số mol NO theo chất hết, từ đó tính được thể tích khí

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& {n_{Cu}} = 0,3\,mol;\,\,\,\,{n_{HN{O_3}}} = 0,4\,mol \cr 
& 3Cu + 8HN{O_3} \to 3Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + 2NO + 4{H_2}O \cr 
& 0,15\,\,\,\,\,\,0,4\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\left( {mol} \right) \cr} \)

⟹ Cu dư

\( \to\) Chọn B

Loigiaihay.com

  • Bài 38.6 trang 94 SBT Hóa học 12

    Giải bài 38.6 trang 94 Sách bài tập hóa học 12 - Điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 sau một thời gian người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điện phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,2 gam. Nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuCl2 là

  • Bài 38.7 trang 94 SBT Hóa học 12

    Giải bài 38.7 trang 94 Sách bài tập hóa học 12 - Viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hoá sau :

  • Bài 38.8 trang 94 SBT Hóa học 12

    Giải bài 38.8 trang 94 Sách bài tập hóa học 12 - Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2S04 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V

  • Bài 38.9 trang 94 SBT Hóa học 12

    Giải bài 38.9 trang 94 Sách bài tập hóa học 12 - Tính thể tích của dung dịch K2Cr207 0,05M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,06 mol FeS04 trong môi trường H2S04 dư.

  • Bài 38.10 trang 94 SBT Hóa học12

    Giải bài 38.10 trang 94 Sách bài tập hóa học 12 - So sánh tính chất lí, hoá học giữa các hợp chất của crom(III) với các hợp chất của nhôm.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close