Bài 3.1, 3.2 phần bài tập bổ sung trang 21 SBT toán 7 tập 2Giải bài 3.1, 3.2 phần bài tập bổ sung trang 21 sách bài tập toán 7. Tính các đơn thức sau và tìm bậc của đơn thức thu được... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 3.1 Tính tích các đơn thức sau và tìm bậc của đơn thức thu được: a) \(\displaystyle 4{\rm{x}}{{\rm{y}}^2}\) và \(\displaystyle - {3 \over 4}{\left( {{x^2}y} \right)^3}\) b) \(\displaystyle {1 \over 6}x{\left( {2{y^3}} \right)^2}\) và \(\displaystyle - 9{{\rm{x}}^5}y\) Phương pháp giải: Muốn nhân hai đơn thức ta nhân phần hệ số với nhau, nhân phần biến số với nhau. Sử dụng: \(\displaystyle a^m.a^n=a^{m+n};a^m:a^n=a^{m-n}\,(m\ge n);\)\(\displaystyle (a^m)^n=a^{m.n}\) Lời giải chi tiết: a) Ta có: \(\begin{array}{l} Đơn thức \(\displaystyle - 3{{\rm{x}}^7}{y^5}\) có bậc là \(7+5=12.\) b) Ta có: \(\begin{array}{l} Đơn thức \(\displaystyle - 6{{\rm{x}}^6}{y^7}\) có bậc là \(6+7=13.\) Bài 3.2 Bậc của đơn thức \(\displaystyle 3{y^2}{\left( {2{y^2}} \right)^3}y\) sau khi đã thu gọn là: (A) 6; (B) 7; (C) 8; (D) 9. Phương pháp giải: Thu gọn đơn thức rồi tìm bậc bằng cách sử dụng định nghĩa: Bậc của đơn thức có hệ số khác không là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. Lời giải chi tiết: Ta có: \(\displaystyle 3{y^2}{\left( {2{y^2}} \right)^3} y= 3{y^2}{.2^3}.{\left( {{y^2}} \right)^3}.y \)\(= 3{y^2}{.8}.y^6.y \)\(= 3.8.({y^2}.{y^6}.y)= 24{y^{2+6+1}}=24y^9\) Bậc của đơn thức đã cho là \(9.\) Đáp án đúng là (D) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|