Bài 15 trang 195 SBT toán 9 tập 2

Giải bài 15 trang 195 sách bài tập toán 9. Giải các phương trình sau...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Giải các phương trình sau :

LG a

\(5{x^4} - 3{x^2} + \dfrac{7}{{16}}=0\)

Phương pháp giải:

+) Đưa về phương trình bậc hai bằng cách đặt ẩn phụ.

+) Đối với phương trình bậc hai \(ax^2+bx+c=0 \;(a\ne 0)\) và biệt thức \(\Delta=b^2-4ac:\)

\(-\) Nếu \(\Delta>0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt \(x_1=\dfrac{-b+\sqrt{\Delta}}{2a},\)\(x_2=\dfrac{-b-\sqrt{\Delta}}{2a}.\)

\(-\) Nếu \(\Delta<0\) thì phương trình vô nghiệm.

Lời giải chi tiết:

Đặt \({x^2} = u.\) Điều kiện \(u\ge 0.\) Phương trình trở thành \(5{u^2} - 3u + \dfrac{7}{{16}} = 0\,\,\left(  *  \right).\)

Giải phương trình \(\left(  *  \right)\) :

\(\Delta=(-3)^2-4.5.\dfrac{7}{16}=9-\dfrac{35}{4}=\dfrac{1}{4}\)

Suy ra \(\sqrt \Delta   = \dfrac{1}{2}\)

\(\Rightarrow u_1=\dfrac{3+\dfrac{1}{2}}{2.5}=\dfrac{7}{20}\)(thỏa mãn)

\(u_2=\dfrac{3-\dfrac{1}{2}}{2.5}=\dfrac{1}{4}\)(thỏa mãn)

+) \(u_1 = \dfrac{7}{{20}}\)\( \Rightarrow {x^2} = \dfrac{7}{{20}}\)\( \Rightarrow x =  \pm \sqrt {\dfrac{7}{{20}}} .\)

+) \(u_2 = \dfrac{1}{{4}}\)\( \Rightarrow {x^2} = \dfrac{1}{{4}}\)\( \Rightarrow x =  \pm \dfrac{1}{{2}}\)

Vậy phương trình đã cho có \(4\) nghiệm \(x_1=\sqrt {\dfrac{7}{{20}}} ;\) \(x_2=-\sqrt {\dfrac{7}{{20}}} ;\) \(x_3=\dfrac{1}{2};\) \(x_4=-\dfrac{1}{2}\)

LG b

\(12{x^4} - 5{x^2} + 30 = 0\)

Phương pháp giải:

+) Đưa về phương trình bậc hai bằng cách đặt ẩn phụ.

+) Đối với phương trình bậc hai \(ax^2+bx+c=0 \;(a\ne 0)\) và biệt thức \(\Delta=b^2-4ac:\)

\(-\) Nếu \(\Delta>0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt \(x_1=\dfrac{-b+\sqrt{\Delta}}{2a},\)\(x_2=\dfrac{-b-\sqrt{\Delta}}{2a}.\)

\(-\) Nếu \(\Delta<0\) thì phương trình vô nghiệm.

Lời giải chi tiết:

Đặt \({x^2} = u.\) Điều kiện \(u\ge 0.\) Phương trình trở thành \(12{u^2} - 5u + 30 = 0\,\,\left( { *  * } \right).\)

Giải phương trình \(\left( { *  * } \right)\) :

\(\Delta=(-5)^2-4.12.30\)\(=25-1440=-1415<0\)

Suy ra phương trình \((**)\) vô nghiệm.

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close