🍀 ƯU ĐÃI -70%! XUẤT PHÁT SỚM‼️
Giờ
Phút
Giây
Đề thi giữa kì 2 Toán 11 Kết nối tri thức - Đề số 1Phần trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1: Cho a là số thực dương và m, n là hai số thực tùy ý. Đẳng thức nào sau đây là đúng?Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1 :
Cho a là số thực dương và m, n là hai số thực tùy ý. Đẳng thức nào sau đây là đúng?
Câu 3 :
Chọn đáp án đúng:
Câu 4 :
Rút gọn biểu thức P=a√5+1.a7−√5(a3+√2)3−√2 (với a>0).
Câu 5 :
Với giá trị nào của a thì a√8<1a−3?
Câu 7 :
Chọn đáp án đúng.
Câu 8 :
Khẳng định nào sau đây đúng?
Câu 9 :
Giá trị của phép tính 4log√23 là:
Câu 10 :
Chọn đáp án đúng:
Câu 11 :
Đồ thị hàm số y=ax(a>0,a≠1) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng:
Câu 12 :
Hàm số y=ax(a>0,a≠1) có tập xác định là:
Câu 13 :
Hàm số y=log2x đồng biến trên khoảng nào sau đây?
Câu 14 :
Hàm số nào dưới đây là hàm số mũ?
Câu 16 :
Cho hàm số f(x)=2x. Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của f(x) trên đoạn [−2;3]. Khi đó:
Câu 17 :
Nghiệm của phương trình 2x=9 là:
Câu 18 :
Nghiệm của phương trình 22x−1=2x là:
Câu 19 :
Phương trình πx−3=1π có nghiệm là:
Câu 20 :
Nghiệm của phương trình (116)x+1=642x là:
Câu 21 :
Tập nghiệm của bất phương trình log23(x−3)≥1 là:
Câu 22 :
Phương trình log3x+log3(x+1)=log3(5x+12) có bao nhiêu nghiệm?
Câu 23 :
Tập nghiệm của bất phương trình (1√5)2x<251−x là:
Câu 24 :
Góc giữa hai đường thẳng a và b có thể bằng:
Câu 25 :
Trong không gian cho hai đường thẳng a và b vuông góc với nhau. Mệnh đề nào dưới đúng?
Câu 26 :
Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và ^SAB=1000. Góc giữa hai đường thẳng SA và CD bằng bao nhiêu độ?
Câu 27 :
Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình thoi. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SB và SD. Khi đó, góc giữa hai đường thẳng AC và MN bằng bao nhiêu độ?
Câu 28 :
Có bao nhiêu mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước?
Câu 29 :
Chọn đáp án đúng:
Câu 30 :
Chọn đáp án đúng.
Câu 31 :
Cho đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (P) và đường thẳng d’ nằm trong mặt phẳng P. Góc giữa hai đường thẳng d và d’ bằng bao nhiêu độ?
Câu 32 :
Cho hình chóp S. ABCD có ABCD là hình chữ nhật, SA vuông góc với đáy. Đường thẳng BC vuông góc với mặt phẳng nào?
Câu 33 :
Cho hình chóp S.ABC có SA⊥(ABC) và H là hình chiếu vuông góc của S lên BC. Chọn khẳng định đúng.
Câu 34 :
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Góc giữa hai đường thẳng A’A và D’B’ bằng:
Câu 35 :
Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D, SA⊥(ABCD). Chọn đáp án đúng.
II. Tự luận
Lời giải và đáp án
I. Trắc nghiệm
Câu 1 :
Cho a là số thực dương và m, n là hai số thực tùy ý. Đẳng thức nào sau đây là đúng?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Áp dụng tính chất của phép tính lũy thừa. Lời giải chi tiết :
Với a là số thực dương và m, n là hai số thực tùy ý thì (am)n=am.n.
Đáp án : A Phương pháp giải :
Cho n là một số nguyên dương. Với a là số thực tùy ý khác 0 thì a−n=1an. Lời giải chi tiết :
Cho n là một số nguyên dương. Với a là số thực tùy ý khác 0 thì a−n=1an.
Câu 3 :
Chọn đáp án đúng:
Đáp án : D Phương pháp giải :
n√a.n√b=n√ab (với các biểu thức đều có nghĩa). Lời giải chi tiết :
Ta có: 3√a.3√b=3√ab.
Câu 4 :
Rút gọn biểu thức P=a√5+1.a7−√5(a3+√2)3−√2 (với a>0).
Đáp án : B Phương pháp giải :
am.an=am+n;(am)n=amn,am:an=am−n (a khác 0). Lời giải chi tiết :
P=a√5+1.a7−√5(a3+√2)3−√2 =a√5+1+7−√5a(3+√2)(3−√2)=a8a7=a.
Câu 5 :
Với giá trị nào của a thì a√8<1a−3?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Nếu a>1 thì aα>aβ⇔α>β. Nếu 0<a<1 thì aα>aβ⇔α<β. Lời giải chi tiết :
Ta có: 1a−3=a3=a√9 nên a√8<1a−3⇔a√8<a√9. Vì √8<√9, mà a√8<a√9 nên a>1. Do đó, a=32 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Đáp án : C Phương pháp giải :
logab xác định khi và chỉ khi a>0,a≠1,b>0. Lời giải chi tiết :
logab xác định khi và chỉ khi a>0,a≠1,b>0.
Câu 7 :
Chọn đáp án đúng.
Đáp án : C Phương pháp giải :
Với a, b là số thực dương và a≠1 thì logaab=b. Lời giải chi tiết :
log100010003=3
Câu 8 :
Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Lôgarit cơ số 10 của số thực dương b được gọi là lôgarit thập phân của b và kí hiệu logb hay lg b. Lôgarit cơ số e của số thực dương b được gọi là lôgarit tự nhiên của b và kí hiệu ln b. Lời giải chi tiết :
Lôgarit cơ số 10 của số thực dương a kí hiệu là loga.
Câu 9 :
Giá trị của phép tính 4log√23 là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Với a, b là số thực dương và a≠1 thì alogab=b,logaαb=1αlogab;logabα=αlogab. Lời giải chi tiết :
4log√23=22log2123=24log23=2log234=81
Câu 10 :
Chọn đáp án đúng:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Với a, b là số thực dương và a≠1 thì logabα=αlogab,logaa=1 Với a là số thực dương, a≠1, M>0,N>0 thì logaMN=logaM−logaN. Lời giải chi tiết :
log515−2log5√3=log515−log53=log5153=log55=1
Câu 11 :
Đồ thị hàm số y=ax(a>0,a≠1) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Đồ thị hàm số hàm số y=ax(a>0,a≠1) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1. Lời giải chi tiết :
Đồ thị hàm số hàm số y=ax(a>0,a≠1) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1.
Câu 12 :
Hàm số y=ax(a>0,a≠1) có tập xác định là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Hàm số y=ax(a>0,a≠1) có tập xác định là D=(−∞;+∞). Lời giải chi tiết :
Hàm số y=ax(a>0,a≠1) có tập xác định là D=(−∞;+∞).
Câu 13 :
Hàm số y=log2x đồng biến trên khoảng nào sau đây?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Nếu a>1 thì hàm số y=log2x đồng biến trên (0;+∞). Lời giải chi tiết :
Vì 2>1 nên hàm số y=log2x đồng biến trên (0;+∞). Do đó, hàm số y=log2x đồng biến trên (1;+∞)
Câu 14 :
Hàm số nào dưới đây là hàm số mũ?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Hàm số y=ax(a>0,a≠1) được gọi là hàm số mũ cơ số a. Lời giải chi tiết :
Hàm số y=(π2)x được gọi là hàm số mũ.
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xét xem đồ thị hàm số nào đi qua điểm (−1;3) và (0;1) thì đó là đồ thị hàm số cần tìm. Lời giải chi tiết :
Ta thấy đồ thị hàm số y=(13)x đi qua điểm (−1;3) và (0;1) nên hàm số y=(13)x là hàm số cần tìm.
Câu 16 :
Cho hàm số f(x)=2x. Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của f(x) trên đoạn [−2;3]. Khi đó:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Cho hàm số y=ax(a>0,a≠1): + Nếu a>1 thì hàm số đồng biến trên R. + Nếu 0<a<1 thì hàm số nghịch biến trên R. Lời giải chi tiết :
Vì 2>1 nên hàm số f(x)=2x đồng biến trên R. Do đó, max[−2;3]f(x)=f(3)=23=8;min[−2;3]f(x)=f(−2)=2−2=14 Suy ra: M=8,m=14⇒Mm=8.14=2.
Câu 17 :
Nghiệm của phương trình 2x=9 là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Cho phương trình ax=b(a>0,a≠1): + Nếu b≤0 thì phương trình vô nghiệm. + Nếu b>0 thì phương trình có nghiệm duy nhất x=logab. Lời giải chi tiết :
2x=9⇔x=log29 Vậy phương trình có nghiệm là x=log29.
Câu 18 :
Nghiệm của phương trình 22x−1=2x là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
au(x)=av(x)⇔u(x)=v(x) Lời giải chi tiết :
22x−1=2x⇔2x−1=x⇔x=1 Vậy phương trình đã cho có nghiệm x=1
Câu 19 :
Phương trình πx−3=1π có nghiệm là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
au(x)=av(x)⇔u(x)=v(x) Lời giải chi tiết :
πx−3=1π⇔πx−3=π−1⇔x−3=−1⇔x=2 Vậy phương trình có nghiệm x=2.
Câu 20 :
Nghiệm của phương trình (116)x+1=642x là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
au(x)=av(x)⇔u(x)=v(x) Lời giải chi tiết :
(116)x+1=642x⇔4−2(x+1)=43.2x⇔−2x−2=6x⇔8x=−2⇔x=−14
Câu 21 :
Tập nghiệm của bất phương trình log23(x−3)≥1 là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Nếu 0<a<1 thì logau(x)>logav(x)⇔{u(x)>0u(x)≤v(x). Lời giải chi tiết :
log23(x−3)≥1⇔log23(x−3)≥log2323⇔{x−3>0x−3≤23⇔{x>3x≤113 Do đó, tập nghiệm của bất phương trình là: S=(3;113].
Câu 22 :
Phương trình log3x+log3(x+1)=log3(5x+12) có bao nhiêu nghiệm?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Với a>0,a≠1 thì logau(x)=logav(x)⇔{u(x)>0u(x)=v(x) (có thể thay u(x)>0 bằng v(x)>0) Lời giải chi tiết :
Điều kiện: x>0 log3x+log3(x+1)=log3(5x+12)⇔log3x(x+1)=log3(5x+12) ⇔x2+x=5x+12⇔x2−4x−12=0⇔[x=−2(L)x=6(TM) Vậy phương trình đã cho có một nghiệm là x=6
Câu 23 :
Tập nghiệm của bất phương trình (1√5)2x<251−x là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Với a>1 thì au(x)>av(x)⇔u(x)>v(x) Lời giải chi tiết :
(1√5)2x<251−x⇔5−2x2<52(1−x)⇔−x<2−2x(do5>1)⇔x<2 Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là: S=(−∞;2).
Câu 24 :
Góc giữa hai đường thẳng a và b có thể bằng:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Góc giữa hai đường thẳng có số đo không vượt quá 900. Lời giải chi tiết :
Vì góc giữa hai đường thẳng có số đo không vượt quá 900 nên góc giữa hai đường thẳng có thể bằng 900.
Câu 25 :
Trong không gian cho hai đường thẳng a và b vuông góc với nhau. Mệnh đề nào dưới đúng?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Hai đường thẳng vuông góc với nhau nếu góc giữa chúng bằng 900. Lời giải chi tiết :
Trong không gian cho hai đường thẳng a và b vuông góc với nhau thì góc giữa chúng bằng 900.
Câu 26 :
Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và ^SAB=1000. Góc giữa hai đường thẳng SA và CD bằng bao nhiêu độ?
Đáp án : C Phương pháp giải :
+ Góc giữa hai đường thẳng a và b trong không gian là góc giữa hai đường thẳng a’ và b’ cùng đi qua một điểm O và lần lượt song song (hoặc trùng) với a và b, kí hiệu (a,b) hoặc ^(a;b). + Góc giữa hai đường thẳng không vượt quá 900. Lời giải chi tiết :
Vì ABCD là hình bình hành nên AB//CD Do đó, (SA,CD)=(SA,AB)=1800−^SAB=800
Câu 27 :
Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình thoi. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SB và SD. Khi đó, góc giữa hai đường thẳng AC và MN bằng bao nhiêu độ?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng còn lại. Lời giải chi tiết :
Vì M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SB và SD nên MN là đường trung bình của tam giác SBD, do đó, MN//BD. Vì ABCD là hình thoi nên AC⊥BD Vì AC⊥BD, MN//BD nên AC⊥MN⇒(AC,MN)=900.
Câu 28 :
Có bao nhiêu mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. Lời giải chi tiết :
Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
Câu 29 :
Chọn đáp án đúng:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau. Lời giải chi tiết :
Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau.
Câu 30 :
Chọn đáp án đúng.
Đáp án : C Phương pháp giải :
Có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trước. Lời giải chi tiết :
Có duy nhất một đường thẳng cùng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho trước.
Câu 31 :
Cho đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (P) và đường thẳng d’ nằm trong mặt phẳng P. Góc giữa hai đường thẳng d và d’ bằng bao nhiêu độ?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó. Lời giải chi tiết :
Vì đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (P) và đường thẳng d’ nằm trong mặt phẳng P nên d⊥d′⇒(d,d′)=900
Câu 32 :
Cho hình chóp S. ABCD có ABCD là hình chữ nhật, SA vuông góc với đáy. Đường thẳng BC vuông góc với mặt phẳng nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a và b cùng nằm trong mặt phẳng (P) thì d⊥(P). + Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó. Lời giải chi tiết :
Vì SA⊥(ABCD),BC⊂(ABCD)⇒SA⊥BC Mà ABCD là hình chữ nhật nên BC⊥AB Ta có: SA⊥BC,BC⊥AB, AB và SA cắt nhau tại A và nằm trong mặt phẳng (SAB). Do đó, BC⊥(SAB)
Câu 33 :
Cho hình chóp S.ABC có SA⊥(ABC) và H là hình chiếu vuông góc của S lên BC. Chọn khẳng định đúng.
Đáp án : B Phương pháp giải :
+ Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a và b cùng nằm trong mặt phẳng (P) thì d⊥(P). + Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó. Lời giải chi tiết :
Vì SA⊥(ABC),BC⊂(ABC)⇒SA⊥BC, mà BC⊥SH và SA và SH cắt nhau tại S và nằm trong mặt phẳng (SAH) nên BC⊥(SAH). Lại có: AH⊂(SAH) nên BC⊥AH.
Câu 34 :
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Góc giữa hai đường thẳng A’A và D’B’ bằng:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó. Lời giải chi tiết :
Vì ABCD.A’B’C’D’ là hình lập phương nên AA′⊥(A′B′C′D′), mà B′D′⊂(A′B′C′D′) nên AA′⊥B′D′. Do đó, góc giữa hai đường thẳng A’A và D’B’ bằng 900.
Câu 35 :
Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D, SA⊥(ABCD). Chọn đáp án đúng.
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a và b cùng nằm trong mặt phẳng (P) thì d⊥(P). + Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó. Lời giải chi tiết :
Vì SA⊥(ABCD),AB⊂(ABCD)⇒SA⊥AB. Vì ABCD là hình thang vuông tại A nên AB⊥AD. Ta có: AB⊥AD, SA⊥AB và SA và AD cắt nhau tại A và nằm trong mặt phẳng (SAD) Do đó, AB⊥(SAD)⇒AB⊥SD. Suy ra, (AB,SD)=900.
II. Tự luận
Phương pháp giải :
+ Hàm số có dạng y=1√u(x) xác định khi u(x)>0. + Hàm y=logau(x)(a>0,a≠1) xác định khi u(x)>0. Lời giải chi tiết :
a) Với m=13 ta có: y=1√log3(x2−2x+1). Hàm số y=1√log3(x2−2x+1) xác định khi log3(x2−2x+1)>0⇔x2−2x+1>1⇔x2−2x>0⇔[x>2x<0 Vậy với m=13 thì tập xác định của hàm số là: D=(−∞;0)∪(2;+∞). b) Hàm số y=1√log3(x2−2x+3m) có tập xác định là R khi và chỉ khi log3(x2−2x+3m)>0 với mọi x∈R ⇔x2−2x+3m>1 với mọi x∈R ⇔x2−2x+3m−1>0 với mọi x∈R ⇔{1>0Δ′<0⇔(−1)2−3m+1<0⇔m>23 Vậy với m>23 thì hàm số y=1√log3(x2−2x+3m) có tập xác định là R. Phương pháp giải :
+ Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a và b cùng nằm trong mặt phẳng (P) thì d⊥(P). + Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó. Lời giải chi tiết :
a) Vì SA⊥(ABCD),DC⊂(ABCD)⇒SA⊥DC Vì ABCD là hình vuông nên DC⊥AD. Mà SA và AD cắt nhau tại A và nằm trong mặt phẳng (SAD). Do đó, DC⊥(SAD) Lại có: AK⊂(SAD)⇒DC⊥AK. Mặt khác, AK⊥SD⇒AK⊥(SDC)⇒AK⊥SC Vì SA⊥(ABCD),BC⊂(ABCD)⇒SA⊥BC Vì ABCD là hình vuông nên BC⊥AB. Mà SA và AB cắt nhau tại A và nằm trong mặt phẳng (SAB). Do đó, BC⊥(SAB) Lại có: AH⊂(SAB)⇒BC⊥AH. Mặt khác, AH⊥SB⇒AH⊥(SBC)⇒AH⊥SC Ta có: AK⊥SC, AH⊥SC và AK và AH cắt nhau tại A nằm trong mặt phẳng (AHK) nên SC⊥(AHK). b) Ta có: SA⊥(ABCD)⇒{SA⊥ABSA⊥AD⇒{^SAB=900^SAD=900 Tam giác SAB và tam giác SAD có: SA là cạnh chung, ^SAB=^SAD=900, AB=AD. Do đó, ΔSAB=ΔSAD(c.g.c)⇒SB=SD, SH=SK. Suy ra: SHSB=SKSD. Do đó, HK//BD (1) Vì ABCD là hình vuông nên AC⊥BD. Vì SA⊥(ABCD),DB⊂(ABCD)⇒SA⊥DB Mà SA và AC cắt nhau tại A và nằm trong mặt phẳng (SAC) nên DB⊥(SAC) (2) Từ (1) và (2) ta có: HK⊥(SAC). Mà AI⊂(SAC), suy ra HK⊥AI. Phương pháp giải :
Nếu a>1 thì logau(x)<logav(x)⇔{u(x)>0u(x)<v(x). Lời giải chi tiết :
TXĐ: D=(−∞;−4)∪(4;+∞). Ta có: log3x2−16343<log7(x−4)(x+4)27 ⇔log3x2−16343<log7x2−1627⇔log37.[log7(x2−16)−3]<log7(x2−16)−3log73⇔(log37−1).log7(x2−16)<3log37−3log73⇔log7(x2−16)<3(log37−log73)log37−1 ⇔log7(x2−16)<3(log37−1log37)log37−1⇔log7(x2−16)<3(log37+1)log37 ⇔log7(x2−16)<3(1+log73)⇔log7(x2−16)<log7213 ⇔x2−16<213⇔−√9277<x<√9277 Kết hợp với điều kiện xác định ta có: [−√9277<x<−44<x<√9277 Vì x là số tự nhiên nên x∈{5;6;7;...;96}.
|