Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 12 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới:

BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO

-Thanh Thảo-

bông súng tím mọc lên từ nước

bão Haiyan mọc lên từ biển

bão Haiyan cho tôi kinh hoàng

bông súng tím cho tôi bình yên

rồi có thể người ta quên mà nhớ

trong siêu bão một bông súng nở

bông súng ấy màu tím

bão Haiyan màu gì?

(Báo Thanh niên Chủ nhật, 17/11/2013)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách nghệ thuật nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa hoa

Câu 1.3

Hình ảnh “bông súng” trong văn bản trên là hình ảnh tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Tượng trưng cho chiến tranh

  • B.

    Tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

  • C.

    Tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển

  • D.

    Tượng trưng cho tình yêu

Câu 1.4

Câu thơ cuối của văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Điệp từ

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Câu hỏi tu từ

Câu 1.5

Thông điệp nào dưới đây không phù hợp với văn bản trên?

  • A.

    Sự sống nảy sinh từ cái chết

  • B.

    Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

  • C.

    Sống phải khuất phục trước cái đẹp

  • D.

    Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Câu 2 :

Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?

  • A

    Tính triết lý, suy tưởng.

  • B

    Trữ tình chính trị.

  • C

    Khuynh hướng sử thi.

  • D

    Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên, đằm thắm, chân thành

Câu 3 :

Nội dung chính đoạn 1 bài thơ Tây Tiến là:

  • A

    Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

  • B

    Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

  • C

    Hình tượng người lính Tây Tiến

  • D

    Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Câu 4 :

Tác phẩm nào là tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A

    “Vi hành”

  • B

    “Pari”

  • C

    “Con người biết mùi hun khói”  

  • D

    “Bản án chế độ thực dân Pháp”

Câu 5 :

Đáp án nào không đúng về phần mở bài của bài văn nghị luận xã hội?

  • A

    Dẫn dắt về đề

  • B

    Nêu vấn đề

  • C

    Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có)

  • D

    Giải thích vấn đề

Câu 6 :

Mục đích của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" là gì?

  • A

     Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về văn thơ và con người Nguyễn Đình Chiểu.

  • B

    Tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam đang dấy lên mạnh mẽ và rộng khắp.

  • C

    Cả A và B đều đúng.

  • D

    Cả A và B đều sai.

Câu 7 :

Phần thân bài của một bài văn về hiện tượng đời sống cần có mấy luận điểm?

  • A

    2 luận điểm

  • B

    3 luận điểm

  • C

    4 luận điểm

  • D

    5 luận điểm

Câu 8 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với  nội dung chính của các luận điểm trong bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:

Luận điểm 1

Luận điểm 2

Luận điểm 3

Luận điểm 4

 

Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống

Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra  các nguyên nhân.

 

Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống.

 

Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.

Câu 9 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp:

"Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta...bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!"

"Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước...còn vì văn hay của Lục Vân Tiên".

"Tóm lại Nguyễn Đình Chiểu là một người chí sĩ yêu nước... tưởng nhớ con người vinh quang của dân tộc".

Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 10 :

Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện điều gì

  • A

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít

  • B

    Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay Pháp, Nhật

  • C

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm

  • D

    Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ.

Câu 11 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Tác phầm trường ca Mặt đường khát vọng viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ ở miền núi về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước”

Đúng
Sai
Câu 12 :

Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

  • A

    Kinh tế

  • B

    Chính trị

  • C

    Văn hóa

  • D

    Xã hội

Câu 13 :

Hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận:

  • A

    Chỉ có ý nghĩa tích cực.

  • B

    Chỉ có ý nghĩa tiêu cực.

  • C

    Vừa tích cực, vừa tiêu cực.

  • D

    Cả 3 đều đúng.

Câu 14 :

Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc"?s

  • A

    Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic.

  • B

    Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

  • C

    Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc.

  • D

    Cả A, B và C đều đúng.

Câu 15 :

Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là:

  • A

    Chất trữ tình chính trị sâu sắc

  • B

    Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng

  • C

    Mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

  • D

    Mang vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí.

Câu 16 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A

    Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh vượt khó.

  • B

    Suy nghĩ về con người không chịu thua số phận.

  • C

    Suy nghĩ về tác phẩm “Làng” của Kim Lân.

  • D

    Suy nghĩ về những con người sống vì cộng đồng.

Câu 17 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các thao tác lập luận sau theo một trình tự hợp lí:

A. Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) vấn đề.

B. Giải thích

C. Chứng minh

D. Phân tích

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đề bài:"Điện thoại di động đang khiến giới trẻ xa nhau hơn. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó" có phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống không?

Không

Câu 19 :

Điểm khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống với nghị luận về một tư tưởng đạo lí là gì?

  • A

    Về nội dung.

  • B

    Về phương pháp.

  • C

    Về thể loại.

  • D

    Về ngôn ngữ diễn đạt.

Câu 20 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc là:

  • A

    Tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

  • B

    Làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 21 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết theo thể loại nào?

  • A

    Văn chính luận

  • B

    Văn nghị luận

  • C

    Văn xuôi

  • D

    Thơ

Câu 22 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“ Quang Dũng gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thành công”

Đúng
Sai
Câu 23 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về khái niệm thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A

    Bàn bạc về một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống.

  • B

    Bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người.

  • C

    Bàn bạc về vấn đề trong tác phẩm văn học.

  • D

    Đáp án A và B

Câu 24 :

Luận điểm nào dưới đây không có trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn học của dân tộc?

  • A

    Nguyễn Đình Chiều là một người anh hùng dân tộc.

  • B

    Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.

  • C

    Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

  • D

    Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

Câu 25 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là của Đô-xtôi- ép-xki?

  • A

    Tội ác và trừng phạt

  • B

    Lũ người quỷ ám

  • C

    Anh em nhà Ka-ra-ma-zốp

  • D

    Những người khốn khổ

Câu 26 :

Trong các đề bài sau đây, đề bài nào thuộc nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

  • A

    Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Viêt của giới trẻ hiện nay.

  • B

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.” (Đ.Đi-đơ-rơ). Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

  • C

    Bàn về nhân vật con sói trong tryện ngụ ngôn “Con sói và chùm nho” của La-
    Phông-ten.

  • D

    Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là một phi hành gia được bay vào vũ trụ và kể lại chuyến đi đó cho bạn của mình.

Câu 27 :

Đề nào dưới đây không phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A

    Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc cháy rừng Amazon hiện nay.

  • B

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.” (Đ.Đi-đơ-rơ). Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

  • C

    Suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

  • D

    Suy nghĩ của anh (chị) về bệnh vô cảm trong đời sống hiện nay.

Câu 28 :

Hành động “cầm tay” trong câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” thể hiện:

  • A

    Sự luyến tiếc giữa chàng trai miền xuôi và cô gái Việt Bắc khi chia tay nhau

  • B

    Thể hiện tình đồng chí keo sơn, gắn bó, sự sẻ chia, cùng nhau vượt qua khó khăn trong bom đạn

  • C

    Sự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc, gợi nhớ những cuộc chia tay trong văn học trung đại (nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng)

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 29 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được chia thành mấy phần?

  • A

    Hai phần

  • B

    Ba phần 

  • C

    Bốn phần

  • D

    Năm phần

Câu 30 :

Bốn câu thơ sau đây là lời của ai ?

“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

  • A

    Lời đáp của người ra đi

  • B

    Lời đáp của người ở lại

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 31 :

Yêu cầu về mặt nội dung khi viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A

    Bài viết phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề.

  • B

    Phân tích về mặt đúng, sai, mặt lợi và hại của vấn đề.

  • C

    Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

  • D

    Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 32 :

Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

  • A

    Đầu năm 1947

  • B

    Cuối năm 1947

  • C

    Đầu năm 1948

  • D

    Cuối năm 1948

Câu 33 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A

    Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

  • B

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C

    Kỉ niệm 70 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 34 :

Ý nghĩa của việc tác giả tổng kết lại những việc đã làm được trong tác phẩm?

  • A

    Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng to lớn của các chính phủ, tổ chức xã hội và nhân dân toàn thế giới.

  • B

    Nhận thức và hành động của nhân loại về đại dịch HIV/AIDS đã được quán triệt sâu sắc và nâng cao hơn một bước.

  • C

    Động viên, cổ vũ tinh thần cho các quốc gia bước tiếp chặng đường mới.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 35 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A

    Gia đình nông dân

  • B

    Gia đình sĩ phu yêu nước

  • C

    Gia đình công chức

  • D

    Gia đình Nho học

Câu 36 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

  Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới:

BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO

-Thanh Thảo-

bông súng tím mọc lên từ nước

bão Haiyan mọc lên từ biển

bão Haiyan cho tôi kinh hoàng

bông súng tím cho tôi bình yên

rồi có thể người ta quên mà nhớ

trong siêu bão một bông súng nở

bông súng ấy màu tím

bão Haiyan màu gì?

(Báo Thanh niên Chủ nhật, 17/11/2013)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách nghệ thuật nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa hoa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.3

Hình ảnh “bông súng” trong văn bản trên là hình ảnh tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Tượng trưng cho chiến tranh

  • B.

    Tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

  • C.

    Tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển

  • D.

    Tượng trưng cho tình yêu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “bông súng” tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

Câu 1.4

Câu thơ cuối của văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Điệp từ

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Câu hỏi tu từ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

bão Haiyan màu gì?

Nghệ thuật: câu hỏi tu từ

Tác dụng:

+ Khắc sâu bão Haiyan là những bất trắc, tai ương,…không có màu sắc, hình thù cụ thể nên rất khó lường

+ Diễn tả những băn khoăn, trăn trở của tác giả, đồng thời cảnh báo tai ương, bất trắc trong cuộc sống là khôn lường.

+ Tạo ra cái kết mở, gợi ra nhiều liên tưởng, suy nghĩ cho người đọc.

Câu 1.5

Thông điệp nào dưới đây không phù hợp với văn bản trên?

  • A.

    Sự sống nảy sinh từ cái chết

  • B.

    Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

  • C.

    Sống phải khuất phục trước cái đẹp

  • D.

    Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên mang nhiều thông điệp ý nghĩa:

- Sự sống nảy sinh từ cái chết

- Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

- Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Câu 2 :

Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?

  • A

    Tính triết lý, suy tưởng.

  • B

    Trữ tình chính trị.

  • C

    Khuynh hướng sử thi.

  • D

    Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên, đằm thắm, chân thành

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.

+ Hồn thơ ông luôn hướng tới cái “Ta” chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

+ Thơ ông không đi sâu vào cuộc sống, tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, phổ biến, tiêu biểu của con người cách mạng

-Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.

        +Thơ thường thể hiện những sự kiện chính trị lớn của đất nước, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân; cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử – dân tộc và vấn đề vận mệnh cộng đồng

- Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên, đằm thắm chân thành.

Câu 3 :

Nội dung chính đoạn 1 bài thơ Tây Tiến là:

  • A

    Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người người lính trên con đường hành quân gian khổ

  • B

    Tình quân dân gắn bó thiên nhiên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ

  • C

    Hình tượng người lính Tây Tiến

  • D

    Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn 1: Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính trên con đường hành quân gian khổ

Câu 4 :

Tác phẩm nào là tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A

    “Vi hành”

  • B

    “Pari”

  • C

    “Con người biết mùi hun khói”  

  • D

    “Bản án chế độ thực dân Pháp”

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm " Bản án chế độ thực dân Pháp" là tác phẩm thuộc văn bản chính luận.

Câu 5 :

Đáp án nào không đúng về phần mở bài của bài văn nghị luận xã hội?

  • A

    Dẫn dắt về đề

  • B

    Nêu vấn đề

  • C

    Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có)

  • D

    Giải thích vấn đề

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thao tác giải thích vấn đề thuộc phần thân bài

Câu 6 :

Mục đích của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" là gì?

  • A

     Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về văn thơ và con người Nguyễn Đình Chiểu.

  • B

    Tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam đang dấy lên mạnh mẽ và rộng khắp.

  • C

    Cả A và B đều đúng.

  • D

    Cả A và B đều sai.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mục đích sáng tác của tác phẩm:

+ Tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam đang dấy lên mạnh mẽ và rộng khắp.

+ Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về văn thơ và con người Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 7 :

Phần thân bài của một bài văn về hiện tượng đời sống cần có mấy luận điểm?

  • A

    2 luận điểm

  • B

    3 luận điểm

  • C

    4 luận điểm

  • D

    5 luận điểm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phần thân bài của một bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có 4 luận điểm chính:

+ Luận điểm 1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống.

+ Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống.

+ Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng đời sống.

+ Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.

 

Câu 8 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với  nội dung chính của các luận điểm trong bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:

Luận điểm 1

Luận điểm 2

Luận điểm 3

Luận điểm 4

 

Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống

Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra  các nguyên nhân.

 

Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống.

 

Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.

Đáp án

Luận điểm 1

 

Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống.

Luận điểm 2

 

Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống

Luận điểm 3

Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra  các nguyên nhân.

Luận điểm 4

 

Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.

Lời giải chi tiết :

 Nôi dung chính của 4 luận điểm:

+ Luận điểm 1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống, làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.

+ Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống. Thực tế các vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề.

+ Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người.

+ Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.

 

Câu 9 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp:

"Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta...bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!"

"Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước...còn vì văn hay của Lục Vân Tiên".

"Tóm lại Nguyễn Đình Chiểu là một người chí sĩ yêu nước... tưởng nhớ con người vinh quang của dân tộc".

Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án

"Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta...bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!"

Vài nét về con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.

"Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước...còn vì văn hay của Lục Vân Tiên".

Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

"Tóm lại Nguyễn Đình Chiểu là một người chí sĩ yêu nước... tưởng nhớ con người vinh quang của dân tộc".

Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến "Một trăm năm" : Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

- Phần 2: Tiếp đến "... Lục Vân Tiên" :Giải quyết vấn đề: Vài nét về con người NĐC, thơ văn yêu nước của NĐC, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của NĐC.

- Phần 3: Còn lại: Kết thúc vấn đề: Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

Câu 10 :

Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện điều gì

  • A

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít

  • B

    Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay Pháp, Nhật

  • C

    Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm

  • D

    Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chi tiết trên thể hiện dân tộc ta đã đánh đổ các xiềng xích của những đế quốc nào, giai cấp nào?

Lời giải chi tiết :

Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện dân tộc ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít.

Câu 11 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Tác phầm trường ca Mặt đường khát vọng viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ ở miền núi về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Tác phẩm trường ca Mặt đường khát vọng viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước.

Câu 12 :

Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

  • A

    Kinh tế

  • B

    Chính trị

  • C

    Văn hóa

  • D

    Xã hội

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK – 39

Lời giải chi tiết :

Về chính trị:“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”.

Câu 13 :

Hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận:

  • A

    Chỉ có ý nghĩa tích cực.

  • B

    Chỉ có ý nghĩa tiêu cực.

  • C

    Vừa tích cực, vừa tiêu cực.

  • D

    Cả 3 đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghị luận về một hiện tượng đời sống sẽ bao gồm các hiện tượng có ý nghĩa tiêu cực, tích cực hoặc vừa tích cực, vừa tiêu cực.

Câu 14 :

Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc"?s

  • A

    Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic.

  • B

    Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

  • C

    Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc.

  • D

    Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Giá trị nghệ thuật 

+ Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic

+ Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

+ Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc.

Câu 15 :

Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là:

  • A

    Chất trữ tình chính trị sâu sắc

  • B

    Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng

  • C

    Mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

  • D

    Mang vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

Câu 16 :

Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A

    Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh vượt khó.

  • B

    Suy nghĩ về con người không chịu thua số phận.

  • C

    Suy nghĩ về tác phẩm “Làng” của Kim Lân.

  • D

    Suy nghĩ về những con người sống vì cộng đồng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dựa vào khái niệm của bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống. “Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẽ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.”

Câu 17 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các thao tác lập luận sau theo một trình tự hợp lí:

A. Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) vấn đề.

B. Giải thích

C. Chứng minh

D. Phân tích

Đáp án

B. Giải thích

D. Phân tích

C. Chứng minh

A. Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) vấn đề.

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp trình tự các thao tác lập luận:

- Giải thích

- Phân tích

- Chứng minh

- Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) vấn đề.

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đề bài:"Điện thoại di động đang khiến giới trẻ xa nhau hơn. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó" có phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống không?

Không

Đáp án

Không

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào khái niệm của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống để xác định: “Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẽ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.”

- Đề bài trên là đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Câu 19 :

Điểm khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống với nghị luận về một tư tưởng đạo lí là gì?

  • A

    Về nội dung.

  • B

    Về phương pháp.

  • C

    Về thể loại.

  • D

    Về ngôn ngữ diễn đạt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 -  Điểm khác nhau cơ bản nhất của một bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống với nghị luận về một tư tưởng đạo lý là về nội dung.

 + “Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”

 + “Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẽ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.”

Câu 20 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc là:

  • A

    Tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

  • B

    Làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và thời điểm hiện nay.

- Đồng thời, tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc Việt Nam.

 

Câu 21 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết theo thể loại nào?

  • A

    Văn chính luận

  • B

    Văn nghị luận

  • C

    Văn xuôi

  • D

    Thơ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Tác phẩm được viết theo thể loại văn nghị luận.

- Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Câu 22 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“ Quang Dũng gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thành công”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Quang Dũng gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.

Câu 23 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về khái niệm thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A

    Bàn bạc về một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống.

  • B

    Bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người.

  • C

    Bàn bạc về vấn đề trong tác phẩm văn học.

  • D

    Đáp án A và B

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẽ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.

- Đáp án B

Câu 24 :

Luận điểm nào dưới đây không có trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn học của dân tộc?

  • A

    Nguyễn Đình Chiều là một người anh hùng dân tộc.

  • B

    Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.

  • C

    Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

  • D

    Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

"Nguyễn Đình Chiều là một người anh hùng dân tộc" là luận điểm không xuất hiện trong tác phẩm.

Câu 25 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải là của Đô-xtôi- ép-xki?

  • A

    Tội ác và trừng phạt

  • B

    Lũ người quỷ ám

  • C

    Anh em nhà Ka-ra-ma-zốp

  • D

    Những người khốn khổ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo

Câu 26 :

Trong các đề bài sau đây, đề bài nào thuộc nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

  • A

    Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Viêt của giới trẻ hiện nay.

  • B

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.” (Đ.Đi-đơ-rơ). Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

  • C

    Bàn về nhân vật con sói trong tryện ngụ ngôn “Con sói và chùm nho” của La-
    Phông-ten.

  • D

    Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là một phi hành gia được bay vào vũ trụ và kể lại chuyến đi đó cho bạn của mình.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Khái niệm: “Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”
- Cách nhận biết:

+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, ước mơ
+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha
bao dung, độ lượng, tính trung thực,…
+ Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử,…
+ Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò,…
+ Vấn đề về cách ứng xử: đối nhân xử thế với con người trong cuộc sống.
- Hình thức: Một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, bài thơ, truyên ngắn,…

Câu 27 :

Đề nào dưới đây không phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A

    Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc cháy rừng Amazon hiện nay.

  • B

    “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.” (Đ.Đi-đơ-rơ). Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

  • C

    Suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

  • D

    Suy nghĩ của anh (chị) về bệnh vô cảm trong đời sống hiện nay.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Khái niệm nghị luận về một hiện tượng đời sống: Bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẽ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.

- Đề bài trình bày suy nghĩ về câu nói của Đ.Đi-đơ-rơ thuộc đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Câu 28 :

Hành động “cầm tay” trong câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” thể hiện:

  • A

    Sự luyến tiếc giữa chàng trai miền xuôi và cô gái Việt Bắc khi chia tay nhau

  • B

    Thể hiện tình đồng chí keo sơn, gắn bó, sự sẻ chia, cùng nhau vượt qua khó khăn trong bom đạn

  • C

    Sự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc, gợi nhớ những cuộc chia tay trong văn học trung đại (nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng)

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hành động “cầm tay”: sự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc, gợi nhớ những cuộc chia tay trong văn học trung đại (nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng)

Câu 29 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được chia thành mấy phần?

  • A

    Hai phần

  • B

    Ba phần 

  • C

    Bốn phần

  • D

    Năm phần

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm được chia làm 3 phần:

+ Đặt vấn đề

+ Giải quyết vấn đề

+ Kết thúc vấn đề

Câu 30 :

Bốn câu thơ sau đây là lời của ai ?

“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

  • A

    Lời đáp của người ra đi

  • B

    Lời đáp của người ở lại

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bốn câu thơ trên là lời đáp của người ra đi

Câu 31 :

Yêu cầu về mặt nội dung khi viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?

  • A

    Bài viết phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề.

  • B

    Phân tích về mặt đúng, sai, mặt lợi và hại của vấn đề.

  • C

    Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

  • D

    Cả 3 đáp án đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Các yêu cầu về mặt nội dung khi viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống:

+ Bài viết phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề.

+ Phân tích về mặt đúng, sai, mặt lợi và hại của vấn đề.

+ Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

Câu 32 :

Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

  • A

    Đầu năm 1947

  • B

    Cuối năm 1947

  • C

    Đầu năm 1948

  • D

    Cuối năm 1948

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ liên khu III.

Câu 33 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A

    Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

  • B

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C

    Kỉ niệm 70 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, đăng trên tạp chí tháng 7/1963.

Câu 34 :

Ý nghĩa của việc tác giả tổng kết lại những việc đã làm được trong tác phẩm?

  • A

    Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng to lớn của các chính phủ, tổ chức xã hội và nhân dân toàn thế giới.

  • B

    Nhận thức và hành động của nhân loại về đại dịch HIV/AIDS đã được quán triệt sâu sắc và nâng cao hơn một bước.

  • C

    Động viên, cổ vũ tinh thần cho các quốc gia bước tiếp chặng đường mới.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng to lớn của các chính phủ, tổ chức xã hội và nhân dân toàn thế giới. Điều đó chứng tỏ nhận thức và hành động của nhân loại về đại dịch HIV/AIDS đã được quán triệt sâu sắc và nâng cao hơn một bước.

- Động viên, cổ vũ tinh thần cho các quốc gia bước tiếp chặng đường mới.

Câu 35 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A

    Gia đình nông dân

  • B

    Gia đình sĩ phu yêu nước

  • C

    Gia đình công chức

  • D

    Gia đình Nho học

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tố Hữu sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học ở Huế

Câu 36 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

  Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên mang đặc trưng gì? Tính khái quát, trừu tượng, lí trí (đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học)  hay mang tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động ( đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí)?

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.

- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

=> Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.

close